" />
RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị nhân lực

Các loại quyền lực của nhà lãnh đạo

Advertisement

     Một trong các nghiên cứu nổi bật nhất về quyền lực được hai nhà tâm lý học là John French và Bertram Raven công bố năm 1959
  •   Quyền lực pháp lý- Khả năng tác động đến hành vi người khác nhờ những thẩm quyền gắn với vị trí chính thức trong hệ thống.
  •  Quyền lực ép buộc- Khả năng có thể tác động đến hành vi người khác thông qua hình phạt hoặc đe dọa trừng phạt.
  •  Quyền lực chuyên môn – Khả năng gây ảnh hưởng dựa trên những kiến thức và kỹ năng chuyên môn vượt trội được người khác đánh giá cao.
  •  Quyền lực khen thưởng – Khả năng có thể tác động đến hành vi người khác thông qua việc cung cấp cho họ những thứ mà họ mong muốn.
  •  Quyền lực thu hút- Khả năng ảnh hưởng có thể có được dựa trên sự mê hoặc, cảm phục, hâm mộ bởi uy tín, tính cách, đạo đức, sức hút, sức hấp dẫn riêng hay một giá trị cá nhân của một người, được người khác cảm nhận và tôn trọng.               
  Họ xác định năm loại quyền lực sau:
Các loại quyền lực của nhà lãnh đạo

    
          Quyền lực pháp lý. Một tổng thống, một Bộ trưởng, một CEO, hay một đội trưởng đội cứu hỏa…, những vi trí, chức vụ chính thức đó đều có quyền lực, quyền này được gọi là quyền lực pháp lý hay quyền lực vị trí. Thang bậc xã hội, cơ cấu tổ chức và thể chế tạo cơ sở cho quyền lực pháp lý. Vậy quyền lực pháp lý là khả năng tác động đến hành vỉ người khác để đạt được sự tuân thủ đối với chủ thể lãnh đạo nhờ những quyền gắn với vị trí chính thức trong hệ thống. Vị trí này thưởng đi kèm với một chức danh, một tập hợp trách nhiệm, một mức độ quyền hạn nào đó để hành động và kiểm soát các nguồn lực cụ thể. Tuy nhiên cả chức danh lẫn những trách nhiệm chính thức đều không phải là nguồn gốc thực sự của quyền lực. Quyền lực thực tế bắt nguồn từ thẩm quyền hành động và kiểm soát nguồn lực mà người khác muốn hoặc cần, bao gồm những quyền sau:
  •   Phát triển nghề nghiệp cho cấp dưới
  •  Thiết lập và xúc tiến dự án
  •  Đề bạt và tăng lương
  •  Đánh giá năng lực hoạt động của nhân sự
  •  Phê duyệt ngân sách, kế hoạch làm việc
  •  Phân bổ và kiểm soát tài chính
  •  Nguyên vật liệu và thiết bị
  •  Thông tin
Với quyền lực vị trí, người giữ thẩm quyền được hưởng một chế độ tạo thuận lợi cho họ chi huy và được cấp dưới phục tùng. Khi một người không còn giữ vị trí hay chức vụ nhất định cũng có nghĩa người đó không còn quyền lực vị trí và quyền này sẽ thuộc về người kế nhiệm. Tùy theo vị trí cụ thể và mức độ phân quyền trong hệ thống mà thẩm quyền của từng vị trí có phạm vi rộng, hẹp khác nhau, song phải đủ để thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm tại vị trí đó. Chẳng hạn bộ trưởng, hiệu trưởng trường học, chủ tịch công ty, giám đốc ngân hàng… là người nắm toàn quyền ra quyết định trong hệ thống mà họ đứng đầu. Quyền lực vị trí cũng có được ờ những vị trí thấp hơn. Một trưởng cửa hàng thưởng có tiếng nói cuối cùng đối với định mức bán hàng cho nhân viên. Dù cấp trên của người cửa hàng trưởng này có quyền gạt bỏ quyết định của cô, nhưng những gì cô quyết định thưởng có giá trị.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong cách quản lý

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468