RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị kinh doanh

Các lý do khiến Startup công nghệ thất bại

Advertisement

Rất nhiều công ty công nghệ lớn hiện nay thành công và vươn lên thành các công ty hàng đầu, tuy nhiên bạn có biết rằng tất cả các công ty đó đều hình thành từ những Startup nhỏ bé, và tỷ lệ các công ty thành công chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với các công ty Startup bị chết yểm.

Tỷ lệ các Startup công nghệ bị chết ngay từ khi trong giai đoạn “trứng nước” chiếm từ 75-90%, vậy nguyên nhân dẫn tới những thất bại trên là gì, hãy cũng xem một số nguyên nhân chủ yếu được chúng tôi phân tích trong bài viết dưới đây.

1. Tạo ra các sản phẩm không đáp ứng nhu cầu thị trường
Có đến gần 50% các startup thất bại vì tạo ra các sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu thị trường. Việc tạo ra các sản phẩm công nghệ mà không có định hướng rõ ràng, xác định được nhu cầu của thị trường thì tốt nhất bạn nên bỏ qua startup đó.

George Northcott, phụ trách phát triển kinh doanh của tổ chức tăng tốc khởi nghiệp Founders Factory, London cho biết nhiều startup công nghệ làm ra những sản phẩm không ai muốn sở hữu và thị trường không hề có nhu cầu.

Chính vì thế bạn nên xác định đúng nhu cầu của thị trường và nhu cầu đó phải đủ lớn đáng để bạn bỏ công sức và tiền bạc

2. Mô hình kinh doanh tệ hại
Việc phát triển mô hình kinh doanh hợp lý trong các startup công nghệ đóng vai trò quyết định tới sự thành bại của startup đó. Các mô hình kinh doanh tồi thường thiếu kiến thức về thị trường.

Ví dụ hiện nay trí tuệ nhân tạo AI đang đạt được những thành tựu quan trọng trong sự phát triển của nó. Các startup khi mới phát triển thường gắn các AI này vào sản phẩm của họ, điều này không sai nhưng vô hình chung khi làm vậy giá thành của sản phẩm sẽ lên cao và  AI còn quá mới nên rất khó tiếp cận khách hàng.

Mô hình kinh doanh đơn thuẩn không chỉ bao gồm bạn kinh doanh cái gì, khách hàng là ai và làm cách nào để thu lợi nhuận.

3. Thiếu vốn
Hầu hết các startup đều có tỷ lệ đốt tiền cao trước khi có thể mang lại được lợi nhuận. Khi mới vận hành các startup thường tốn rất nhiều chi phí như tiền thuê nhân công, thuê văn phòng… chính vì thế nếu không cẩn thận thì số vốn ít ỏi ban đầu của bạn sẽ sớm tan thành tro bụi.

Ví dụ Uber khi mới thành lập doanh nghiệp đốn tiền kinh hoàng nhưng họ đã sớm gặt hái được thành công và lợi nhuận thu về sau này đã đưa họ thành doanh nghiệp tầm cỡ thế giới.

4. Chọn nhầm người
Startup có cơ hội thành công hơn nếu tuyển được người tài, và ngược lại chọn không đúng người có thể giết chết doanh nghiệp.

Việc tuyển dụng cũng quan trọng như sa thải. Khi phát hiện nhầm người, bạn nên dũng cảm để những người đó ra đi và chọn ứng viên phù hợp khác, dù cho việc thay thế có khó khăn tới mức nào.
1SHARE SHARE TWEET SHARE EMAIL

5. Thiếu cẩn trọng
Bạn là chủ startup và nghĩ rằng mình đã tạo ra một sản phẩm độc đáo, thông minh nhưng thực tế thành công không chỉ dựa vào mỗi tính năng sản phẩm.

Nhiều startup chủ quan không cho dùng thử giải pháp, sản phẩm của mình để xem khách hàng đánh giá thế nào mà đã vội tung ra thị trường. Kết quả là họ đã thất bại.

Vậy bài học với các startup công nghệ ở đây là gì? Hãy mạnh dạn “dùng thử trước khi mua”, nghĩa là bạn cần có đánh giá và phản hồi của người dùng trước khi tung loạt sản phẩm ra thị trường.

6. Thất hứa
Một câu chuyện lan truyền năm ngoái tại Silicon Valley về Elizabeth Holmes và startup chuyên về công nghệ y tế Theranos đang bị các nhà chức trách điều tra.

7 ký do 90% startup công nghệ dẫn tới thất bại 7 ký do 90% startup công nghệ dẫn tới thất bại
Khi lập ra Theranos năm 2003, Elizabeth Holmes mới chỉ 19 tuổi. Cô đã hứa hẹn với khách hàng rằng sản phẩm của mình có thể tạo ra nhiều khả năng đột phá, nhưng thực tế chẳng ai thấy sự đột phá đó ở đâu.

7. Dính dáng tới pháp lý
Pháp lý luôn là vấn đề đau đầu với các startup nhỏ, thiếu kinh nghiệm lẫn tiềm lực và nguồn lực. Chính vì vậy, khi dính tới kiện tụng, họ thường lúng túng, mất nhiều thời gian và tiền bạc để giải quyết.

Lấy Yieldify, một startup công nghệ tại Anh, làm ví dụ cụ thể. Yieldify bị công ty Bounce Exchange của Mỹ cáo buộc đánh cắp mã nguồn. Vụ việc được đưa ra tòa.

Việc kiện tụng khiến Yieldify tốn nhiều thời gian và nguồn lực giải quyết. Cũng dễ hiểu khi Yieldify không thể tập trung tốt cho các hoạt động kinh doanh chính, khiến họ sa sút thấy rõ.

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468