Đ" />
RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị chiến lược Quản trị kinh doanh

Các phương thức tiết kiệm chi phí

Advertisement
     Để tiết kiệm chi phí, các doanh nghiệp có thể khai thác hiệu ứng kinh nghiệm và cả các nghiệp tố ngoài đường cong kinh nghiệm.

Khai thác hiệu ứng kinh nghiệm

     Doanh nghiệp sẽ cố gắng tăng quy mô sản xuất để khai thác đường cong kinh nghiệm và cố gắng nhanh chóng trượt xuống đoạn dưới của đường cong kinh nghiệm càng nhanh càng tốt.

     Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, dù ở điểm thấp nhất trên đường cong kinh nghiệm, công ty cũng chưa thể tự thỏa mãn vì ba lý do sau:

Các phương thức tiết kiệm chi phí

Thứ nhất, những ảnh hưởng của học hỏi hay lợi thế theo quy mô sẽ không tồn tại mãi, do đỏ đường cong kinh nghiệm cũng sẽ tồn tại điểm tới hạn. Do vậy việc giảm thêm chi phí sẽ khó mà đạt được.

Thứ hai, lợi thế chi phí đạt được từ những ảnh hưởng kinh nghiệm có thể trở nên lỗi thời do sự phát triển côngnghệ mới.

Thứ ha, sản lượng lớn không phải luôn luôn giúp doanh nghiệp có được lợi thế về chi phí. Một số công nghệ sản xuất có chi phí khác nhau, sử dụng công nghệ phù hợp có thể giúp doanh nghiệp có chi phí sản xuất thấp.

Khai thác phương thức tiết kiệm chi phí ngoài hiệu ứng kinh nghiệm

     Ngoài việc khai thác quy mô lớn để có dược chi phí thấp, doanh nghiệp có thế khai thác các nghiệp tố khác đó giảm thiếu chi phí như đổi mới dây chuyền công nghệ, sử dụng công nghệ tiên liến hiện đại; chuyển cơ sở sản xuất tới nơi có nguồn lao động rẻ, gần nguồn nguyên liệu; tăng hiệu quá quản lý nguyên vật liệu; đổi mới quy trình sản xuất, đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

     Doanh nghiệp thực hiện chiến lược chi phí thấp này có hai lợi thế cơ bản.

Thứ nhất, vì chi phí thấp hơn nên doanh nghiệp có thể đặt giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh của mình mà vẫn thu được mức lợi nhuận bằng của các đối thủ, có nghĩa là doanh nghiệp có cơ hội tốt hơn đối thủ cạnh tranh trong việc chinh phục thị trường. Nếu các doanh nghiệp trong ngành đặt các giá trị tương tự cho các sản phẩm của minh thì doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận cao hơn vì chi phí của nó thấp hơn.

Thứ hai, nếu sự cạnh tranh trong ngành tăng và các doanh nghiệp bắt đầu cạnh tranh bằng giá thì doanh nghiệp dẫn đầu về chi phí sẽ có khả năng đứng vững trong cạnh tranh tốt hơn các doanh nghiệp khác vì chi phí thấp hơn của mình. Các biện pháp cho phép doanh nghiệp đạt được lợi thế về chi phí thay đổi theo từng ngành và cơ cấu ngành. Đó có thể là lợi thế bắt nguồn từ quy mô sản xuất lớn, độc quyền công nghệ, ưu đãi về nguồn nguyên liệu, cấu thành sản phẩm, mức độ dịch vụ, quy trình kỳ thuật.

     Chiến lược chi phí thấp thường được các doanh nghiệp sử dụng trong các trường hợp sau:

– Áp lực cạnh tranh về giá là quan trọng trong ngành kinh doanh. Nếu hầu hết các doanh nghiệp trong ngành đều sử dụng công cụ giá để cạnh tranh thì chỉ có doanh nghiệp nào có chi phí thấp nhất mới có khả năng cạnh tranh mạnh nhất. Do đó chiến lược cạnh tranh phù hợp nhất lúc này là chi phí thấp.

– Sản phẩm của ngành là sản phẩm thông dụng, có ít khả năng tạo ra sản phẩm khác biệt có giá trị cho khách hàng. Những sản phẩmthông dụngcó đặc điểm thường, là để thỏa mãn những nhu cầu mang tính cốt lõi ví dụ như bàn chải đánh răng, bột giặt. bóng đèn điện… dùng để thỏa mãn những nhu cầu mang tích cốt lõi như để làm sạch răng, quần áo, chiếu sáng, chúng có ít cách để tạo ra sự khác biệt. Nếu có thì cũng không đáng kể, ví dụ như các doanh nghiệp cố gắng tung ra những sản phẩm có tính mới lạ như thêm vào màu sắc cho đầu bàn chải, thêm phần massage cho lưỡi, cho lợi… nhưng cuối cùng vấn đề người mua quan tâm nhất vẫn là bàn chải làm sao phải mềm. Tương tự đối với bột giặt thì tính năng giặt sạch các vết bấn là quan trọng, bóng đèn điện thì phải sáng và tiết kiệm điện. Trong trường hợp có ít cách tạo ra giá trị mới lạ cho khách hàng thì chỉ còn cách nhà cung cấp cố gắng làm sao giảm chi phí, và phần tiết kiệm chi phí đó sẽ chuyển vào giá cho khách hàng, cho phép khách hàng mua sản phẩm với giá thấp hơn.

– Trường hợp đa số khách hàng có nhu cầu giống nhau. Việc doanh nghiệp sản xuất cái gì đều theo định hướng nhu cầu khách hàng. Khi nhu cầu giống nhau thì sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tiến tới đồng loạt không có gì khác nhau, hay nói cách khác, nó được tiêu chuẩn hóa để thỏa mãn những nhu cầu giống nhau. Khi đó sự phân biệt giữa các sản phẩm chỉ dựa trên nghiệp tố giá cả, mà cạnh tranh bằng giá lại quyết định bởi chi phí.

– Đối với khách hàng, chi phí chuyển đổi người bán thấp. Khi chi phí chuyển đổi người bán thấp thì khách hàng sẽ dễ dàng chuyển sang mua sản phẩm của doanh nghiệp khác. Và cách tốt nhất để giữ chân khách hàng lúc này là giảm giá. Để giảm được giá sản phẩm, chiến lược chi phí thấp lúc này phát huy hiệu quả của mình.

– Khách hàng có quy mô lớn và có quyền lực đàm phán mạnh. Trong trường hợp này, nếu họ đòi hỏi giá thấp thì việc doanh nghiệp theo đuổi chiến lược chi phí thấp sẽ thỏa mãn tốt hơn.

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468