Cách thức tác động đến 4M
RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị kinh doanh

Cách thức tác động đến 4M

Advertisement

Cách thức tác động đến 4M

Cách thức tác động đến 4M

Cách thức tác động đến 4M trong quản lý chất lượng ( Quản trị chất lượng ) của ngành quản trị kinh doanh.
Cách thức tác động đến 4MTrong quản lý sản xuất, một trong những nguyên tắc cơ bản là có 4M tốt, dưới đây là vài ứng dụng 4M trong quá trình quản lý :

HOẠCH ĐỊNH ĐẦU VÀO CỦA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT:

M – MATERIALS (NGUYÊN VẬT LIỆU):
Loại nguyên liệu nào cần cho sử dụng?
Nhu cầu cụ thể? khi nào thì cần đến?
Vấn đề chất lượng, tiến độ cung cấp, sử dụng, tồn kho như thế nào để đạt hiệu quả caonhất?

M – MACHINES (THIẾT BỊ):
Thiết bị nào là cần thiết và phù hợp?
Bố trí, sử dụng ra sao để phát huy tối đa công suất?
Công tác bảo dưỡng được chuẩn bị, thực hiện thế nào?

M – MEN (NGUỒN NHÂN LỰC):
Cần những nhân viên như thế nào?
Làm sao để thu hút và giữ được họ?
Và điều gì giúp họ làm việc hiệu quả?

M – METHOD (PHƯƠNG PHÁP):
Qui trình sản xuất
Các tiêu chuẩn chất lượng
Các biện pháp gia công, định mức

Đánh giá hiệu quả Qui trình 5 bước quản lý các nguồn lực:

1. Quyết định muốn đạt được mục tiêu gì?
2. Lập kế hoạch để đạt được điều đó;
3. Xác định những nguồn lực cần thiết;
4. Xác định nguồn cung ứng, các biện pháp chuẩn bị nhằm sử dụng các nguồn lực;
5. Kiểm soát và quản lý các nguồn lực hiệu quả.

GIÁM SÁT, KIỂM SOÁT TRONG SẢN XUẤT VỚI 4 M:

Phân tích 4M hữu hiệu trong việc kiểm tra nhà máy, giảm thiểu hàng phế phẩm, nângcao năng suất

A. Nguyên vật liệu
Chi phí nguyên vật liệu chiếm hơn 50% tổng chi phí sản xuất
Cần kiểm tra việc bảo quản và sử dụng nguyên vật liệu theo những tiêu chuẩn, địnhmức đã qui định
Giám sát và kiểm soát các quá trình :- Giao nhận- Bốc xếp và vận chuyển- Gia công chế biến- Tồn trữ
Kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào
Sử dụng phương tiện, thời gian vận chuyển, bốc dỡ hợp lý
Xử lý nguyên liệu có hợp lý không? có lãng phí không?
Lượng tồn kho có thích hợp không?
Sắp xếp nguyên liệu trong kho, tại vị trí sản xuất có thích hợp không?

B. Máy móc, thiết bị:
Bảng hướng dẩn sử dụng
Phù hợp với năng lực
Phù hợp với qui trình
Năng lượng sử dụng
Định mức tiêu hao
Độ tin cậy, chất lượng
Sắp xếp, bố trí thiết bị, dụng cụ sản xuất
Hệ thống điện, nước
Các hướng di chuyển, cũng như khoảng không gian thao tác
Tài liệu bảo dưỡng và sửa chữa

C. Nhân lực:
Cần xác định rõ tiêu chuẩn công việc
Cái gì được làm, cái gì không được làm
Có nắm bắt nhanh kỹ năng không ?
Có tinh thần trách nhiệm cao không ?
Năng suất lao động cao không ?
Mối quan hệ giữa các cá nhân
Sự gắn bó với tổ chức
Trình độ nhận thức
Ý muốn cải tiến, có tinh thần tiết kiệm
Tình trạng sức khõe
Ý thức về các vấn đề tiềm ẩn

D. Phương pháp:
Nội dung tiêu chuẩn công việc ?
Qui trình sản xuất hợp lý ?
Phương pháp áp dụng có tạo ra sản phẩm tốt ?
Có phải là phương pháp làm tăng năng suất ?
Phương pháp tiến hành có an toàn?
Biểu đồ theo dõi kế hoạch thực hiện
Lịch trình công việc được lập ra sao?
Có sách hướng dẩn thao tác không?
Có đủ ánh sáng và không khí để làm việc không ?

 
 
 
 Nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp (Mô hình quy tắc 4M)

MEN (Lực lượng lao động trong doanh nghiệp)
Con người là nhân tố trực tiếp tạo ra và có quyết định đến chất lượng sản phẩm. Cùng với công nghệ, con người giúp cho doanh nghiệp đạt chất lượng cao trên cơ sở giảm chi phí. Chất lượng phụ thuộc lớn vào trình độ chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm và tinh thần hợp tác phối hợp giữa mọi thành viên và bộ phận trong doanh nghiệp.

Chất lượng không chỉ thỏa mãn nhu cầu khách hàng bên ngoài mà còn phải thỏa mãn nhu cầu khách hàng bên trong doanh nghiệp. Hình thành và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu về thực hiện mục tiêu chất lượng là một trong những nội dung cơ bản của quản lý chất lượng trong giai đoạn hiện nay.

MACHINES (Khả năng về máy móc thiết bị, công nghệ hiện có của doanh nghiệp)

Mỗi doanh nghiệp tiến hành hoạt động trong những điều kiện xác định về công nghệ. Trình độ hiện đại của máy móc thiết bị và quy trình công nghệ của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm, đặc biệt là những doanh nghiệp tự động hóa cao, có dây chuyền sản xuất hàng loạt. Nếu một khi công nghệ lạc hậu thì khó có thể tạo ra được sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của khách hàng cả về mặt kinh tế và các chỉ tiêu kinh tế – kĩ thuật.

Vì vậy, quản lý công nghệ tốt, trong đó xác định đúng phương hướng đầu tư phát triến sản phẩm mới, hoặc cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm trên cơ sở tận dụng công nghệ hiện có với đầu tư đổi mới là một biện pháp quan trọng hiện nay của mỗi doanh nghiệp.

MATERIALS (Nguyên vật liệu và hệ thống cung ứng nguyên vật liệu của doanh nghiệp)

Một trong những yếu tố đầu vào tham gia cấu thành sản phẩm và hình thành các thuộc tính chất lượng là nguyên vật liệu. Vì vậy, đặc điểm và chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Mỗi loại nguyên vật liệu khác nhau sẽ hình thành những đặc tính chất lượng khác nhau. Tính đồng nhất và tiêu chuẩn hóa của nguyên liệu là cơ sở quan trọng cho ổn định chất lượng sản phẩm.

Do đó, để thực hiện tốt các mục tiêu chất lượng đặt ra cần tổ chức tốt hệ thống cung ứng, đảm bảo nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất. Một hệ thống cung ứng tốt là một hệ thống có sự phối hợp hiệp tác chặt chẽ đồng bộ giữa bên cung ứng và doanh nghiệp sản xuất. Trong môi trường kinh doanh hiện nay, tạo ra mối quan hệ tin tưởng ổn định với một số nhà cung ứng là biện pháp quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

METHODS (Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp)

Quản lý chất lượng dựa trên quan điểm lý thuyết hệ thống. Một doanh nghiệp là một hệ thống, trong đó có sự phối hợp đồng bộ thống nhất giữa các bộ phận chức năng. Chất lượng của hoạt động quản lý phản ánh chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Sự phối hợp, khai thác hợp lý giữa các nguồn lực hiện có để tạo ra sản phẩm lại phụ thuộc vào nhận thức, sự hiểu biết về chất lượng và quản lý chất lượng, cũng như trình độ xây dựng và chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình, chính sách, mục tiêu chất lượng của cán bộ quản lý doanh nghiệp.Theo W. Edwards Deming thì có tới 85% những vấn đề về chất lượng do hoạt động quản lý gây ra. Vì thế, hoàn thiện quản lý là cơ hội tốt cho nâng cao chất lượng sản phẩm, thỏa mãn nhu cầu khách hàng cả về chi phí và các chỉ tiêu kinh tế – kĩ thuật khác.

 
Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468