RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị nhân lực

Cách tiếp cận lãnh đạo theo tình huống

Advertisement

      Rõ ràng là thành công hay thất bại của người lãnh đạo không đơn thuần phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân hay hành vi ứng xử của họ. Hoàn cảnh cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng quan trọng và luôn thay đổi, vì vậy phong cách lãnh đạo phải phù hợp với tỉnh huống cụ thể.
     Một số mô hình lãnh đạo về mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và những tình huống cụ thể đã được phát triển, trong đó phải kể đến mô hình lãnh đạo của Fiedler, mô hình tình huống của Hersey và Blanchard và mô hình phương thức – mục tiêu.
Cách tiếp cận lãnh đạo theo tình huống
1.      Mô hình tình huống lãnh đạo cửa Fiedler  Mô hình tình huống đầu tiên về lãnh đạo do Fred Fiedler cùng các đồng nghiệp xây dựng. Mục đích của mô hình này là lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp với tình huống.
      Fiedler phân tích phong cách lãnh đạo theo hai hướng: thiên về mối quan hệ và thiên về công việc. Người lãnh đạo theo phong cách thiên về mối quan hệ sẽ quan tâm nhiều hơn đến yếu tố con người, trong khi người lãnh đạo thiên về công việc chủ yếu quan tâm đến việc hoàn thành nhiệm vụ.
     Tình huống lãnh đạo được phân tích dựa trên ba yếu tố: mối quan hệ giữa người lãnh đạo và nhân viên, cấu trúc công việc và quyền lực chính thức.
  •          Mối quan hệ giữa người lãnh đạo với nhân viên phản ánh bầu không khí làm việc và thái độ của nhân viên đối với lãnh đạo. Nếu cấp dưới tôn trọng và tin vào lãnh đạo thì mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên được đánh giá là tốt và ngược lại.
  •         Cấu trúc công việc được thể hiện bởi mức độ rõ ràng của nhiệm vụ, mức độ cụ thể của quy trình làm việc, mức độ rõ ràng và cụ thể của mục tiêu. . Cấu trúc công việc được đánh giá ở mức cao nếu công việc được lặp. lại theo quy trình, được xác định rõ ràng; và ngược lại nếu công việc đòi hỏi tính sáng tạo và khó xác định, cấu trúc công việc được đánh giá ở mức cao sẽ được coi là thuận lợi cho người lãnh đạo.
  •          Quyền lực chỉnh thức phàn ánh mức độ quyền lực chính thức của người lãnh đạo đối với cấp dưới của mình. Quyền lực chính thức được đánh giá là mạnh nếu người lãnh đạo có quyền lập kế hoạch, chỉ đạo công việc của cấp dưới, đánh giá công việc của họ và thưởng phạt cấp dưới.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: 48 nguyên tắc quyền lực

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468