“Bạn đừng bao giờ leo lên những đỉnh núi như Everest bằng cách cố gắng chạy đua để dẫn đầu một mình hay cạnh tranh với" />
RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị kinh doanh

Chỉ đơn độc có một mình, đừng mơ chinh phục “đỉnh Everest”

Advertisement
“Bạn đừng bao giờ leo lên những đỉnh núi như Everest bằng cách cố gắng chạy đua để dẫn đầu một mình hay cạnh tranh với những người leo núi khác. Hãy leo chậm và chắc bằng tinh thần đồng đội, không ích kỷ”. Bạn có thể không phải là một nhà leo núi, và có thể bạn cũng không có nhu cầu chinh phục đỉnh Everest. Nhưng chắc chắn là bạn cũng có một mơ ước. Nếu có một giấc mơ, bạn cần một nhóm để thực hiện nó.

Chỉ đơn độc có một mình, đừng mơ chinh phục “đỉnh Everest”

Nguyên tắc đỉnh Everest
(Chìa khóa thành côngĐã có rất nhiều người phải bỏ mạng trong cuộc hành trình chinh phục đỉnh Everest. Trong 32 năm, từ năm 1920 đến năm 1953, đã có 7 người leo núi cố gắng chinh phục đỉnh núi nhưng đều thất bại do không lường trước được mọi khó khăn của cuộc hành trình.
Năm 1953, Tenzing Norgay, một thanh niên Tây Tạng, làm nghề khuân vác đồ cho những đoàn leo núi, tham gia vào cuộc hành trình thứ bảy của mình lên đỉnh Everest với một đoàn leo núi người Anh. Với từng độ cao mà họ đạt tới, đòi hỏi một cấp độ cao hơn của tinh thần đồng đội. Họ hỗ trợ nhau trên từng đoạn đường.
Đúc kết kinh nghiệm leo núi của mình, Tenzing đưa ra nhận xét:
“Bạn đừng bao giờ leo lên những đỉnh núi như Everest bằng cách cố gắng chạy đua để dẫn đầu một mình hay cạnh tranh với những người leo núi khác. Hãy leo chậm và chắc bằng tinh thần đồng đội, không ích kỷ”.
Sử dụng phương thức này, Tenzing và Edmund Hillary, một thành viên đoàn leo núi người Anh đã làm được điều mà chưa từng ai làm được: trở thành người đầu tiên đứng trên đỉnh núi Everest, đỉnh núi cao nhất thế giới vào ngày 29/5/1953.
Tenzing và Hillary có thể làm điều này một mình không? Câu trả lời là không. Họ có thể làm điều này không nếu như không có một đội tuyệt vời như thế? Một lần nữa câu trả lời lại là không. Tại sao? Bởi vì khi thách thức tăng, nhu cầu làm việc nhóm cũng sẽ tăng theo. Đó là Nguyên tắc Đỉnh Everest.
Đỉnh Everest của bạn là gì?
Bạn có thể không phải là một nhà leo núi, và có thể bạn cũng không có nhu cầu chinh phục đỉnh Everest. Nhưng chắc chắn là bạn cũng có một mơ ước. Nếu có một giấc mơ, bạn cần một nhóm để thực hiện nó.
Làm thế nào để tiếp cận nhiệm vụ đạt được giấc mơ của mình cùng với nhóm? Cách tốt nhất là hãy bắt đầu bằng việc hỏi mình ba câu hỏi sau:
1. “Ước mơ của tôi là gì?”
Tất cả bắt đầu tư câu hỏi này bởi câu trả lời sẽ xác định mơ ước của bạn là gì? Chuyên gia về quản lý và đạo đức kinh doanh Robert Greenleaf nhận xét: “Không có gì diễn ra mà không có mơ ước. Một vài điều thật sự lớn lao diễn ra đều xuất phát từ một giấc mơ lớn lao”.
Nếu muốn thực hiện điều gì đó lớn lao, trước tiên bạn cần phải có ước mơ. Nhưng ước mơ thôi chưa đủ. Bạn chỉ có thể thực hiện được ước mơ đó nếu bạn là thành viên của một nhóm.
2. “Nhóm của tôi có những ai?”
Câu hỏi thứ hai này cho biết tình trạng hiện thời của bạn như thế nào vì nhóm của bạn sẽ thể hiện tiềm năng của bạn. Đó là lý do tại sao bạn nên lựa chọn người đồng hành cùng bạn trong chuyến hành trình của mình. Nếu những người đồng hành của bạn là những người không thật sự nhiệt tình, thì bạn sẽ không bao giờ đạt được giấc mơ của mình là leo lên đỉnh núi. Một ước mơ lớn đối với một nhóm tồi thì không hơn gì cơn ác mộng.
3. “Nhóm mơ ước của tôi trông như thế nào?”
Thực tế là nhóm của bạn phải cùng tầm vóc với ước mơ của bạn. Nếu không, bạn sẽ không đạt được nó. Bạn không thể đạt được giấc mơ với con số mười chót vót cùng với một nhóm chỉ ở mức con số bốn. Nếu muốn leo lên đỉnh Everest, bạn cần một nhóm có tầm vóc ngang bằng đỉnh Everest. Không có cách nào khác. Một nhóm tuyệt vời với một giấc mơ kém cỏi còn tốt hơn là một ước mơ lớn lao với một nhóm kém cỏi.
Hãy tập trung vào nhóm hơn là vào ước mơ
Một sai lầm mà nhiều người mắc phải là tập trung chú ý quá nhiều vào ước mơ và quá ít vào nhóm của mình.
Mỗi ước mơ mang đến một thách thức riêng. Mỗi dạng thách thức sẽ xác định một kiểu nhóm cần xây dựng. Ví dụ như:
Nhóm mơ ước của tôi trông như thế nào
Nếu muốn đạt được ước mơ, thì hãy phát triển nhóm của mình. Nhưng khi làm điều đó, phải chắc chắn rằng động cơ của bạn là đúng đắn. Một số người tập hợp nhóm chỉ nhằm mục đích trục lợi cho mình. Một số khác thì làm điều đó vì thích được trải nghiệm tinh thần đồng đội và tạo ý thức cộng đồng. Ngoài ra, một số người khác làm điều này vì muốn xây dựng một tổ chức. Nếu tất cả các lý do trên là động lực thúc đẩy bạn xây dựng nhóm thì điều đó thể hiện mong muốn tăng thêm giá trị cho mọi người trong nhóm của bạn. Nhưng nếu lý do xây dựng nhóm của bạn chỉ là một trong ba lý do kể trên thì hãy kiểm tra lại động cơ của mình.
Trích “17 nguyên tắc vàng trong làm việc nhóm” – John C. Maxwell
Chìa khóa thành công (theo hoclamgiau.vn)
Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468