Làm thế nào bạn biết được những gì bạn đang làm trên Search Engine Marketing (SEM) và Social Media" />
RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị Marketing Seo

Chỉ tiêu KPI đo lường hiệu quả Social Media Marketing

Advertisement

Làm thế nào bạn biết được những gì bạn đang làm trên Search Engine Marketing (SEM) và Social Media Marketing mang lại hiệu quả hay tác động tiêu cực cho công việc nếu không đo lường?


Mọi thứ bạn làm trong social media và trong SEO nên phù hợp với nhiệm vụ kinh doanh. Dưới đây là một vài mục tiêu khả dĩ:

–   Tăng độ nhận biết thương hiệu
–   Tăng niềm tin vào thương hiệu
–   Tăng lòng trung thành với thương hiệu
–   Rút ngắn qui trình trong hình phễu bán hàng
–   Tạo thêm nguồn khách hàng tiềm năng
–   Cung cấp hoặc đơn giản hóa qui trình hỗ trợ khách hàng: như hạn chế không gửi nhiều email hỗ trợ, hạn chế cuộc gọi, hay cung cấp cách thức hỗ trợ khác
–   Tăng mức độ hài lòng nơi khách hàng và/hoặc tăng tương tác
–   Tìm hiểu hành vi khách hàng
–   Bán sản phẩm/dịch vụ

Những KPIs cần theo dõi

Khi đã có trong tay danh sách những mục tiêu cần đạt tới, giờ là lúc xác định chiến thuật nào sẽ giúp bạn đạt được những mục tiêu đó cũng như các KPIs để đo lường hiệu quả của công việc.


1. Lưu lượng truy cập website đến từ SEO

–   Phần trăm lượt khách vào website từ bộ máy tìm kiếm
–   Phần trăm chuyển đổi từ khách viếng thăm đến từ bộ máy tìm kiếm

2. Đo lường tương tác của khách viếng thăm với website

–   Phần trăm khách viếng thăm có để lại bình luận
–   Phần trăm khách viếng thăm có chia sẻ hoặc bình chọn (vote) trên social media
–   Tỉ lệ chuyển đổi: số lượng bình luận ÷ số lượng nội dung
–   Phần trăm khách viếng thăm có click vào các liên kết CTAs
–   Thời gian trung bình mỗi lượt viếng thăm

3. Trải nhiệm của người dùng trên website

–   Phần trăm lượt thoát khỏi trang (những lượt chỉ xem duy nhất một trang)
–   Phần trăm lượt tìm kiếm bên trong website không có kết quả trả về
–   Phần trăm người dùng chờ lâu hơn 3 giây để tải xong một trang web
–   Tỉ lệ thoát của một trang cụ thể

4. Theo dõi số khách viếng thăm có mua hàng/donate

–   Phần trăm khách viếng thăm có mua hàng/donate
–   Phần trăm khách viếng thăm vào một trang mua hàng/donate

5. Theo dõi sự tương tác với thương hiệu

–   Phần trăm sự tương tác với thương hiệu: (số lượt viếng thăm có tốn thời gian tìm kiếm thương hiệu + số lần viếng thăm trực tiếp) ÷ (số lần viếng thăm từ bộ máy tìm kiếm + số lần viếng thăm trực tiếp)

6. Theo dõi tương tác xã hội

–   Số lần thực hiện hành động trên mỗi trang: (tổng số hành động) ÷ (số trang trên website có đặt nút (button))
–   Tỉ lệ hành động so với kích thước cộng đồng (ví dụ số lượng tweets cho mỗi 1000 followers; số lượng chia sẻ cho mỗi 1000 fan trên Facebook …)

7. Theo dõi trải nghiệm tìm kiếm của người dùng trên website

–   Phần trăm lượt viếng thăm có sử dụng tìm kiếm trên website
–   Trung bình số kết quả tìm kiếm được xem mỗi lần tìm kiếm
–   Phần trăm người dùng thoát khỏi website sau khi xem kết quả tìm kiếm
–   Phần trăm người dùng thực hiện nhiều lần tìm kiếm trong suốt lượt vào website (Không tính những lần tìm kiếm cho cùng một từ khóa)
–   Thời gian trung bình ở lại trên website sau khi đi theo một lần truy vấn
–   Trung bình số trang người dùng xem sau khi thực hiện lệnh tìm kiếm

8. Theo dõi tương tác với video trên website

–   Số khách viếng thăm có xem video
–   Khi nào khách viếng thăm dừng video (tham khảo mã theo dõi tại đây http://www.bluefountainmedia.com/blog/track-youtube-player-events-google-analytics/ )
–   Phần trăm khách viếng thăm trang có nhấn xem video
–   Phần trăm khách viếng thăm trang có xem hết video

9. Một vài KPIs khác

–   Số lượt viếng thăm trang trong X phút/giây
–   Số lượng khách vào tới trang mua hàng/trang đăng ký

Các công cụ phân tích khác

Google Analytics vẫn là công cụ tuyệt vời nhất dùng trong đo lường, bên cạnh đó cũng có các website, công cụ khác đáng tham khảo qua:

–   Plugin Social Media Metrics cho Greasemonkey: giúp hiển thị danh sách đầy đủ các chia sẻ lên mạng xã hội trong Google Analytics
–   RetweetRank: cho biết tần suất bạn được retweet
–   YouTube Insight: phân tích bên trong trang Youtube, cho biết mức phổ biến của video, lượt xem và nhiều thông số khác
–   ShareThis: cung cấp công cụ chia sẻ nội dung, kết hợp với Google Analytics có thể cho biết kênh social nào trên website của bạn được người dùng ưa dùng để chia sẻ
–   Reachli (trước tên là Pinerly) và Pinpuff: cung cấp những báo cáo phân tích tài khoản Pinterest của bạn. Pinerly cũng cho phép tạo “chiến dịch” cho các bài pin và so sánh với các chiến dịch khác theo thời gian.

Và cuối cùng, bạn sẽ thực sự có thứ để nói khi ai đó hỏi bạn tại sao bạn làm Search Engine Marketing/Social Media Marketing chứ không chỉ là “tại mọi người khác cũng đang làm thế.”

Nguồn: Online Marketing 

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468