RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị kinh doanh

Chia sẻ của Founder GotIt về việc phát triển ứng dụng giáo dục trên di động

Advertisement

Là một Founder Việt hiếm hoi tại Silicon Valley của Mỹ, Trần Việt Hùng đã xây dựng ứng dụng giáo dục dựa trên mô hình kinh tế chia sẻ “Đôi khi bạn ngồi uống cà phê và kệ thời gian trôi. Nếu khoảng thời gian ấy đủ 10 phút, bạn hoàn toàn có thể kiếm tiền trên GotIt!”

GotIt!  được coi là ứng dụng giáo dục nằm trong top 10 ứng dụng giáo dục được tải nhiều nhất trên Appstore tại Mỹ, được xây dựng trên nền tảng Hỏi – Đáp

* Xin anh chia sẻ ý tưởng tạo ra GotIt!?

Mỗi người chúng ta hàng ngày hỏi người khác rất nhiều thứ. Một ngày bạn hỏi đồng nghiệp bao nhiêu câu hỏi? Có bao nhiêu câu hỏi bạn phải vào Google tìm kiếm?

Nếu tìm trong Google: Hiện Google có quá nhiều thông tin và kết quả trả về nhiều khi phải mất tới 30 phút để tìm ra câu trả lời mong muốn. Nhiều khi với câu hỏi cực kỳ chi tiết, Google không thể tìm được.

Nếu hỏi bạn bè, đồng nghiệp: Có người biết, có người không. Hoặc có những người có thời gian, có người không.

Với GotIt!, mục tiêu chính của chúng tôi là xây dựng một platform (nền tảng – PV) để khi user (người dùng) có bất kỳ câu hỏi gì, hệ thống sẽ kết nối user với một chuyên gia nào đó ở bất kỳ đâu trên thế giới, một người giỏi nhất trong lĩnh vực user đó hỏi. Sau đó, user và chuyên gia có thể chat với nhau trong vòng 10 phút để có được câu trả lời cho user.

Chúng tôi đang nỗ lực xây dựng một mạng lưới chuyên gia trong rất nhiều lĩnh vực và lúc nào cũng available (sẵn sàng – PV) để giúp người hỏi có được câu trả lời trong thời gian ngắn nhất có thể.
* User có thể kết nối với các chuyên gia ở bất kỳ đâu trên thế giới? Xin anh chia sẻ số lượng chuyên gia hợp tác với GotIt!, và các chuyên gia này đến từ bao nhiêu quốc gia?
Hiện tôi chưa có con số chính thức. Ước tính số lượng chuyên gia của GotIt! vào khoảng 20.000 – 30.000 chuyên gia ở khắp các nơi trên thế giới, tập trung nhiều ở Philippines, Ấn Độ, Nam Phi, Đông Âu, Mỹ…
Hiện ở Việt Nam, trong lần về nước mới đây, tôi đang kết hợp với một số giảng viên trong nước giỏi tiếng Anh để thử xây dựng đội ngũ chuyên gia ngay tại Việt Nam xem sao, vì đây là cơ hội tương đối tốt để mọi người kiếm thêm thu nhập. Mặc dù vẫn đang thí nghiệm nhưng có thể tương lai Việt Nam sẽ là nơi có nhiều chuyên gia.
* Ý anh là chuyên gia có thể kiếm thêm thu nhập?
Mục đích của GotIt! chính là tận dụng thời gian rảnh của bạn. Ví như một ngày bạn có cực kỳ nhiều khoảng thời gian 10phút và không biết làm gì. Đôi khi bạn ngồi uống cafe và kệ thời gian trôi. Nếu khoảng thời gian ấy đủ 10 phút, bạn hoàn toàn có thể kiếm tiền trên GotIt!.
Có một chuyên gia tại Philippines có thể kiếm được 150 – 160 USD/tuần. Người làm ít hơn thì 500 USD/tháng. Có bạn làm nhiều hơn thì kiếm thêm được 750 USD/tháng.
Tôi thấy đây là cơ hội tương đối tốt và muốn thử xem ở Việt Nam mọi người có thể tham gia được không. Vì trong lĩnh vực giáo dục, kể cả các sinh viên nước mình, khả năng về Toán và Khoa học Tự nhiên tương đối ổn, dù tiếng Anh chưa ổn lắm. Chúng tôi cũng cố gắng đào tạo và hướng dẫn mọi người để khi mọi người đạt đến mức tiếng Anh cơ bản có thể làm việc được.
* Nguồn thu của GotIt! đến từ đâu? Users có phải trả phí cho dịch vụ này?
Mô hình của GotIt! là Freemium (miễn phí các dịch vụ cơ bản – PV). Khi bạn download, GotIt! sẽ cho bạn một số credit để có thể hỏi một số câu hỏi miễn phí. Khi hết lượng credit này, bạn phải mua thêm credit để hỏi tiếp.
Mặc dù phát triển rất tốt, GotIt! vẫn đang trong giai đoạn thí nghiệm để có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo. Ví dụ thí nghiệm về mức giá, khả năng giữ chân người dùng, khả năng tương tác với người dùng,… Doanh thu từ người dùng hiện tại chưa phải là nguồn thu chính. Chi phí hoạt động của GotIt! là từ nguồn vốn đầu tư từ các nhà đầu tư cá nhân và các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Silicon Valley.
* GotIt! đã gọi vốn đến vòng nào?
GotIt! chuyển sang Silicon Valley từ tháng 10/2013 để phát triển sản phẩm và xây dựng đội ngũ. Hiện tại GotIt! đã huy động vốn qua các vòng: Angel, Seed, và Series A. Các nhà đầu tư của GotIt! cũng chính là những người đã đầu tư vào các công ty tạo ra các sản phẩm thay đổi thế giới như Tesla Motor, SpaceX, và PlanetLabs. Họ tin tưởng rằng GotIt! sẽ là “next big thing” khi GotIt! cung cấp nhiều dịch vụ ở các lĩnh vực vượt ra ngoài Giáo dục.
Không phải trở thành Apps số 1, đem đến trải nghiệm tốt cho người dùng mới là mục tiêu hướng đến
* Đâu là thời điểm khó khăn nhất của anh khi là người lãnh đạo công ty? Giai đoạn bắt đầu khởi nghiệp có phải giai đoạn khó khăn nhất?
Tôi thấy lúc nào cũng khó khăn. Startup không phải lúc nào cũng dễ dàng, cool, và hào nhoáng như nhiều người tưởng tượng. Startup vốn như một chiếc tàu lượn siêu tốc, lên – xuống và lao đi với tốc độ chóng mặt. Nhiều khi không có đủ các thông tin cần thiết nhưng vẫn phải chọn một phương án tốt nhất để ra quyết định, và chấp nhận rủi ro là bị thất bại.
Ngoài ra, tôi từ Việt Nam sang du học rồi ở lại chứ không phải ở Mỹ từ nhỏ, nhiều khi có những khó khăn nhất định về mặt văn hóa, giao tiếp, cách làm việc…Ví dụ: Mindset của người Việt và Silicon Valley nhiều lúc rất khác nhau. Tôi phải làm sao để rút khoảng cách đó lại. Nếu không, làm sao có thể thuyết phục và thu hút người giỏi về làm việc cho mình, đặc biệt là làm sao để những người đang có chỗ làm cực tốt, công việc cực xịn từ bỏ chỗ làm hiện tại để theo mình.
Nhìn từ bên ngoài công ty thì bạn sẽ thấy mọi việc cực kỳ trôi chảy. Hôm nay có được người này về công ty, ngày mai có người kia về công ty. Nhưng đó là cả một quá trình khó khăn ngay cả đối với founder là người bản địa, chứ đừng nói là một founder người Việt trên đất Mỹ. Ngoài ra các startup cũng phải cạnh tranh với các công ty lớn như Google, Facebook, Apple… với nguồn lực vô tận để tuyển nhân tài. Ở Silicon Valley mọi người hay dùng thuật ngữ là “Chiến tranh Nhân Tài” (Talent War)
Thứ nữa, thế hệ mới gần như chưa có founder người Việt nào thành công vang dội ở Silicon Valley, chưa xây dựng được một “tiền lệ”. Khi bạn gọi vốn gọi một vòng vốn nhỏ như mấy chục nghìn USD hoặc vài trăm nghìn USD, các nhà đầu tư sẽ khôngquá khắt khe, nhưng khi gọi nhiều triệu USD, các quỹ đầu tư mạo hiểm (VC) sẽ xem xét rất kỹ: Công ty đã cực hot chưa, nếu chưa thì background của founder thế nào, trong team đã có ai thành công hay chưa… Họ có rất nhiều thông số nhìn vào để đánh giá, một trong số đó là các “tiền lệ”.
* Xây dựng một mô hình tương đối mới, lại là một founder người Việt. Anh có gặp khó khăn khi gọi vốn?
Gọi vốn cũng tùy vòng. Những vòng gọi vốn nhỏ hay gọi vốn ban đầu thì đơn giản hơn.Các nhà đầu tư ở Silicon Valley như Angel Investors (nhà đầu tư thiên thần – PV) thường bỏ tiền vào các loại công ty khác nhau để giảm thiểu rủi ro. Nhiều khi chỉ cần thấy ý tưởng, nói chuyện với founder và team thấy ổn, thị trường có vẻ có đầu ra thì sẽ đầu tư ngay.
Còn đến đoạn gọi vốn lớn từ các VC Firm thì họ sẽ đánh giá rất kỹ với một check list rất dài. Khi mọi thứ đều ổn, lúc ấy mới tính đến việc đầu tư.
Ở Silicon Valley, các VC firm được chia ra theo từng thứ hạng khác nhau.
– Tier 1 là những quỹ hàng đầu, với tỷ lệ thành công cao. Hầu hết là công ty lớn.
Với Tier 1, người ta nhìn những cái gì cực kỳ đột phá, crazy, người ta nhìn những gì có thể thành next Google, next Facebook, người ta phải nhìn thấy những công ty này có khả năng thành unicorn (Startup Kỳ lân – PV). Điều kiện các VC đưa ra cũng cực ngặt nghèo. Họ check đủ mọi thứ từ ý tưởng, sản phẩm, thị trường, founder và team, và họ check cực cực kỳ kỹ.
– Tier 2: Họ có thể OK với 100 triệu USD exit hay 200 triệu USD exit. Điều kiện vẫn là ý tưởng, sản phẩm, thị trường, founder và team, nhưng độ sâu đến đâu tùy theo công ty.
– Cuối cùng là các thể loại. Có nhiều người nhiều tiền đầu tư theo kiểu “vãi tiền”. Họ cứ thấy công ty nào có vẻ ổn ổn là đầu tư.
Với GotIt! chúng tôi nhắm tới các quỹ ở Tier 1 và được họ đầu tư. Đạt được cột mốc này rất quan trọng đối với công ty vì:
Một là, thuyết phục được các quỹ Tier 1 thì mình có thêm xác nhận về tiềm năng lớn của công ty.
Hai là, chúng tôi muốn“smart money”. Cái nhà đầu tư giúp mình không chỉ là tiền, mà còn có thể giúp nhiều thứ. Họ đầu tư vào rất nhiều công ty, có thể dễ dàng nhìn ra nhiều lỗi. Họ có thể chuyển giao kiến thức từ công ty này sang công ty khác, giới thiệu nhân tài, và các mối quan hệ. Ngoài ra họ còn liên tục thử thách các kế hoạch kinh doanh của mình dẫn tới việc mình phải dành nhiều thời gian và công sức hơn để có một kế hoạch thấu đáo. Tất cả những giúp đỡ như thế nàybên ngoài tiền vốn sẽ giúp tỷ lệ thành công của công ty cao hơn
Ba là, các quỹ Tier 1 có tầm nhìn dài hạn hơn trong chiến lược của họ, khi công ty phát triển không theo ý muốn. Các nhà đầu tư sẽ giúp mình làm sao vượt qua khó khăn ấy, chứ không như các đơn vị khác: Sa thải ngay CEO và tìm cách bán công ty gỡ gạc lại các khoản đã đầu tư.
Để chọn và thuyết phục các quỹ như ý muốn của mình, chúng tôi phải có các chiến lược cực cụ thể trong việc huy động vốn
.
* Đâu là thị trường mà anh và GotIt! hướng tới?
Trong một vài năm tới, chúng tôi tập trung vào các thị trường chính là Bắc Mỹ và châu Âu.
Song song, chúng tôi cũng bắt đầu thử tìm hiểu xem có thể cung cấp ứng dụng để mở rộng sang các thị trường khác. Ví dụ như Nhật Bản và Hàn Quốc chẳng hạn. Chi phí đầu tư cho giáo dục không chính thức như học ở nhà, học ngoài giờ, học gia sư… tương đối nhộn nhịp. Nhưngkhi vào một đất nước có ngôn ngữ khác, văn hóa khác, chúng tôi phải dành thời gian tìm hiểu và điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp
Hay như Trung Quốc, hiện có rất nhiều tập đoàn giáo dục của Trung Quốc muốn hợp tác để đưa ứng dụng này về Trung Quốc. Nhưng cũng như các thị trường châu Á khác, chúng tôi chưa có đủ thời gian và nhân lực để tìm hiểu, cũng như để xây dựng sản phẩm sao cho phù hợp với người dùng bản địa.
Mục tiêu của GotIt! app là khi bật lên ở đâu thì từ giao diện và thao tác phải làm sao để phù hợp với người dùng bản địa. Với kinh nghiệm làm apps của các thành viên của công ty, chúng tôi thấy rằng không phải ở đâu người dùng cũng có sở thích và thói quen thao tác giống nhau. Nếu muốn sản phẩm của mình thành winner phải dành cực kỳ nhiều thời gian để tìm hiểu sở thích người dùng và cách người ta sử dụng apps của mình như thế nào.
* Đấy cũng là lý do anh chưa xác định Việt Nam là thị trường mục tiêu?
Chưa. Hiện giờ, chúng tôi chưa nghĩ đến việc đi ra khỏi thị trường các nước nói tiếng Anh.
SHARE TWEET SHARE EMAIL 
Trần Việt Hùng – một trong những Founder Việt hiếm hoi tại Silicon Valley của Mỹ đã xây dựng một ứng dụng giáo dục dựa trên mô hình nền kinh tế chia sẻ. “Đôi khi bạn ngồi uống cà phê và kệ thời gian trôi. Nếu khoảng thời gian ấy đủ 10 phút, bạn hoàn toàn có thể kiếm tiền trên GotIt!”, anh Hùng chia sẻ.
Ứng dụng việt Whypay, quản lý cước phí điện thoại
Ứng dụng mua sắm trên di động nở rộ
Chia sẻ của Founder GotIt – Ứng dụng giáo dục trên di động 1 Chia sẻ của Founder GotIt – Ứng dụng giáo dục trên di động
GotIt! là một ứng dụng giáo dục trên điện thoại (Mobile Apps) được xây dựng trên nền tảng hỏi – đáp. Ứng dụng Việt này hiện đang đứng số 8 trong Top 10 ứng dụng giáo dục trên Apps Store tại Mỹ.
P.V đã có buổi nói chuyện với anh Trần Việt Hùng – cựu nghiên cứu sinh Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) ngành Khoa học Máy tính, Đại học Iowa, Founder của GotIt! để tìm hiểu thêm về Startup này.
Hiện tượng Việt Nam trên vùng đất khởi nghiệp của Mỹ
* Xin cảm ơn anh!
Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468