Chiến lược giá trong chiến lược marketing của Pepsi chỉ nổi bật trong hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất là khi Pepsi mới tiếp cận thị trường Việt Nam và giai đoạn thứ 2 là khi Coke vào Việt Nam với sản phẩm Coca-Cola, Pepsi đều phải điều chỉnh giá thành để tăng sức cạnh tranh.
Khoảng đầu thập niên 90, khi Việt Nam bắt đầu mở cửa thị trường thì trong nước hầu như không có một nhãn hiệu nước ngọt nào có thương hiệu ngoài thương hiệu “xá xị” có từ trước 1975 và thương hiệu Tribeco (một hãng nước ngọt liên doanh với Đức); thị trường nước giải khát Việt Nam đa phần là các loại nước giải khát không nhãn hiệu, nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, sản xuất gia công tại hộ gia đình.
Vào thời điểm đó, Pepsi ký hợp đồng xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Với nguồn lực dồi dào cũng sức mạnh thương hiệu cùng chiến lược marketing của Pepsi, ngay lập tức sản phẩm Pepsi thống lĩnh thị trường Việt Nam từ Bắc đến Nam. Bằng hình thức khuyến mãi hạ giá thành sản phẩm, trong một tháng đầu triển khai, Pepsi đã nhanh chóng hạ gục các đối thủ cạnh tranh nhỏ lẻ trong nước cũng như đẩy Tribeco xuống đà phá sản, buộc phải chuyển đổi hình thức kinh doanh thành sữa đậu nành.
Đến cuối thập niên 90, Coca-Cola xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Cũng là một hãng nước giải khát có uy tín, chất lượng trên thế giới, Coca nhanh chóng hạ giá thành sản phẩm để chạy đua thị phần với Pepsi. Nhưng tại thời điểm này, pháp luật Việt Nam đã có những diều khoản trong việc hạn chế sự chạy đua giá để giành thị phần, đồng thời lúc bấy giờ với chiến lược marketing của Pepsi đủ sức canh tranh linh hoạt và cuộc chiến giá không còn là yếu tố quyết định đến thị phần của Pepsi tại Việt Nam.
Có thể nói, người hùng Pepsi dù đến sau trên thị trường quốc tế, nhưng tại Việt Nam đã có chỗ đứng nhất định với
chiến lược marketing của mình.
3. Place (Phân phối)
Các doanh nghiệp hiện nay đều mang sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng trên thị trường Việt Nam thông qua các trung gian phân phối. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nhưng không ảnh hưởng đến việc mở rộng quy mô.
Những trung gian phân phối này hợp thành một hệ thống kênh phân phối – tập hợp những cá nhân hay những cơ sở kinh doanh phụ thuộc lẫn nhau liên quán đến quá trình tạo ra và chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng.
PepsiCo cũng tiếp cận với người tiêu dùng Việt Nam thông qua các trung gian như vậy. Dù là một đại gia lớn trong ngành nước giải khát với tiềm lực mạnh mẽ về tài chính nhưng Pepsi không trực tiếp mang sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng mà đã xây dựng một mạng lưới phân phối rộng khắp.
Nối tiếp bước ngoặt ngoạn mục đánh tan các đại lý nước ngọt nội địa của Việt Nam, Pepsi tiến tới thiết lập hệ thống phân phối trên toàn cõi Việt Nam, nhằm giúp sản phẩm Pepsi có sức ăn sâu bám rễ lớn vào thị trường. Bên cạnh các đại lý và tổng đại lý, PepsiCo còn xâm nhập hầu hết các quán cà phê, quán cóc (nơi quảng bá và tiêu thị một lượng rất lớn sản phẩm Pepsi.
Xem thêm: Chiến lược marketing của Pepsi Phần 3
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.