Hầu hết tất cả mọi người đều coi Steve Jobs là một thiên tài. Nhưn" />
RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị kinh doanh

Chiến thuật thu phục lòng người của Steve Jobs: Cảm hứng, thành thật và lợi dụng tâm lý người khác

Advertisement
Hầu hết tất cả mọi người đều coi Steve Jobs là một thiên tài. Nhưng trong cuộc đời của vị thiên tài đó, có nhiều thứ “người bình thường” chúng ta hoàn toàn có thể học hỏi, nhất là những chiến thuật giúp ông chinh phục lòng tin của người khác. Ông đã đối mặt với không ít khó khăn khi đưa Apple và Pixar trở nên thành công. Nhưng cùng lúc, ông cũng có những cách vô cùng khôn ngoan và độc đáo để khiến người khác chiều theo ý mình. Ông cố gắng chứng minh với người đối diện những gì mình tin tưởng là thực tế, và đó cũng chính là cách Apple thành công.

Mô tả ý tưởng với sự đam mê.
Trong phòng họp, ngồi với những giám đốc quyền lực nhất thế giới, ông không ngần ngại vận dụng những cách để thao túng người đối diện để có được thứ mình muốn. Dưới đây là vài bài học anh em hoàn toàn có thể dùng, nhiều ví dụ trong số đó đã được đề cập trong cuốn hồi ký của Walter Isaacson về nhà đồng sáng lập Apple.

Mô tả ý tưởng với sự đam mê.

Con người dễ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc mãnh liệt!

Đề cập ý tưởng luôn là thế mạnh của Jobs. Anh em cũng nên coi điều đó quan trọng, vì quá trình đề cập ý tưởng sẽ chính là quá trình đối phương, ví dụ nhà cấp vốn, quyết định xem có nên ủng hộ dự án hay ý tưởng của anh em hay không.
Ông ấy cứ như bị nhập vậy!
Trước khi Apple ra mắt iTunes năm 2001, Jobs đã gặp không ít nghệ sỹ với hy vọng hợp tác với các hãng thu âm và đưa nhạc của họ lên iTunes. Một trong số những người được nghe Jobs đề cập ý tưởng chính là nghệ sỹ trumpet nổi tiếng Wynton Marsalis. Ông nhớ lại, Jobs đã nói liên tục trong 2 tiếng đồng hồ. “Ông ấy cứ như bị nhập vậy. Chỉ sau một lúc, tôi bắt đầu chú ý tới ông hơn thay vì nhìn vào màn hình máy tính, vì tôi thật sự bị sự đam mê của ông ấy cuốn hút.”
Jobs cũng sử dụng niềm đam mê của mình “để chắc chắn rằng tất cả những mẩu quảng cáo họ tạo ra chứa đầy sự đam mê của ông ấy”
Tương tự như vậy, khi triển khai những chiến dịch quảng cáo, Jobs cũng sử dụng niềm đam mê của mình “để chắc chắn rằng tất cả những mẩu quảng cáo họ tạo ra chứa đầy sự đam mê của ông ấy”. Hệ quả là những quảng cáo như 1984 hay quảng cáo iPod đã khiến Apple trở thành biểu tượng của thời kỳ ấy chứ không chỉ đơn thuần là một công ty bán máy tính

Thành thật đến tàn bạo, và bạn sẽ có nhiều người nghe theo

Khi Steve Jobs quay lại Apple vào năm 1997, ông phải ngay lập tức bắt tay vào công việc để hồi sinh công ty mình từng đồng sáng lập, khi ấy đang có quá nhiều sản phẩm và có quá ít hướng đi. Ông gọi những nhân sự cao cấp của Apple vào khán phòng lớn, mặc quần short và giày thể thao, lên sân khấu và bắt đầu: “Chuyện gì không ổn ở chỗ này vậy?” Sau vài câu trả lời loanh quanh của các nhân sự, Jobs bắt đầu thẳng thắn: “Vì sản phẩm đấy! Sản phẩm bị sao vậy?” Lại vài câu trả lời nữa. Lúc này ông hét lớn: “Chúng nó dở tệ! Chẳng có chút cá tính nào cả!”
Có quá nhiều sản phẩm và có quá ít hướng đi…
Ngắn gọn lại là, người ta nghe theo ý kiến của Jobs vì những lời ông nói chân phương đến khủng khiếp, sự thật mất lòng. Chính ông cũng từng nói: “Tôi không nghĩ mình đối xử thô kệch với mọi người, nhưng nếu có một thứ tệ, tôi phải nói thẳng vào mặt họ. Công việc của tôi đòi hỏi phải thành thật. Tôi biết mình đang nói gì, và hầu hết thời gian hóa ra là tôi đúng. Đó là phong cách làm việc tôi đang cố tạo ra. Chúng tôi thành thật đến tàn bạo với nhau. Để được ngồi trong phòng họp của Apple, bạn phải cực kỳ thành thật.”

Làm việc hết sức, và tất cả sẽ tôn trọng bạn.

Chỉ khi được tôn trọng, bạn mới đòi hỏi được những thứ mình muốn!

Ông từng nói với người viết cuốn hồi ký khi trở lại Apple, ông làm việc từ 7h sáng đến 9h tối mỗi ngày, và trong lúc đó vẫn đang dẫn dắt những dự án của Pixar. Ông làm việc không biết mệt mỏi, trong khi đang bị những cục sỏi thận hành hạ hàng ngày. Nhưng ông vẫn xuất hiện và truyền cảm hứng cho cả hai công ty, cố gắng giúp nhân sự Apple và Pixar tạo ra những sản phẩm tốt nhất có thể. Họ tôn trọng ông vì điều đó.

Nịnh nọt là cách tuyệt vời để khiến đối phương bớt gay gắt

Bất chấp việc là nhân viên hay là sếp, ai cũng thích nghe những lời nói ngọt, đồng tình với những thành quả lao động của họ. Nếu ai nói rằng họ không ưa nịnh thì lý do chỉ đơn giản là đối phương nịnh chưa đúng lúc đúng chỗ, đúng từ ngữ mà thôi.
Nếu ai nói rằng họ không ưa nịnh thì lý do chỉ đơn giản là đối phương nịnh chưa đúng lúc đúng chỗ, đúng từ ngữ mà thôi.
 Trong cuốn hồi ký của Isaacson có viết: “Jobs có thể mê hoặc con người theo ý muốn, và rất thích làm điều đó. Những người như cựu CEO Apple Amelio hay Sculley tin vào những lời Jobs nói vì ông rất cuốn hút, và coi đó là cách Jobs thích và tôn trọng họ. Đôi khi Jobs biết cách nịnh đối phương lúc họ cần những lời có cánh nhất. Ông hoàn toàn có thể cuốn hút và nói ngọt với những kẻ ông ghét, giống hệt như lúc ông nói sẵng với những người ông yêu mến.”

Hãy coi tất cả những ý kiến hay là của bạn

…và ủng hộ nó tuyệt đối!!!

Không phải lúc nào Steve Jobs cũng đúng hoàn toàn, nhưng ông rất xuất sắc trong việc thuyết phục người khác. Ông ủng hộ đến cực đoan một ý kiến, và nếu có ý kiến hay hơn, ông sẽ không đơn thuần ủng hộ nó, mà thay vào đó coi ý kiến hay hơn đó là của mình, khiến đối phương bất ngờ.

“Ông ấy có thể nói một ý tưởng hay hoặc dở, không có nghĩa đến sáng mai ông vẫn sẽ nghĩ như vậy. Nếu ông ấy được giới thiệu một ý tưởng mới, ngay lập tức ông ấy sẽ nói rằng nó thật ngu xuẩn. Nhưng rồi nếu ông ấy thích nó, cỡ đúng 1 tuần sau, ông ấy sẽ quay lại chỗ bạn và đề cập đến ý tưởng đó, cứ như ông ấy tự nghĩ ra vậy,” Bub Tribble, một cựu kỹ sư làm việc ở dự án Mac nhớ lại.

Ông ấy có thể nói một ý tưởng hay hoặc dở, không có nghĩa đến sáng mai ông vẫn sẽ nghĩ như vậy!
Không thiếu ví dụ chứng minh điều này. Khi Apple quyết định mở cửa hàng bán sản phẩm Apple Store, phó chủ tịch mảng bán lẻ Jon Johnson đề cập với Jobs ý tưởng “Genius Bar”, với những nhân sự thông minh nhất. Jobs gọi ý tưởng đó là điên rồ: “Anh không gọi họ là thiên tài được, họ chỉ là những con mọt công nghệ thôi. Họ không có kỹ năng để trở thành thiên tài.” Ngay ngày hôm sau, Apple đăng ký bản quyền cái tên Genius Bar.

Đưa ra quyết định nhanh và chắc chắn, sau này thích đổi cũng vẫn được

Khi tạo ra những sản phẩm mới, Apple ít khi nghiên cứu, phỏng vấn khách hàng. Một chi tiết mới của sản phẩm cũng hiếm khi mất vài tháng để đưa ra quyết định, vì Jobs rất nhanh chán và luôn nghe theo tiếng gọi của con tim. Lấy trường hợp iMac phiên bản đầu tiên, Jobs ngay lập tức quyết định rằng chiếc máy tính mới của Apple sẽ có màu sắc sặc sỡ. Jony Ive nhớ lại: “Hầu hết các nơi khác quyết định lớn về thiết kế mất vài tháng. Steve thường đưa ra quyết đinh sau nửa tiếng đồng hồ.”
Hầu hết các nơi khác quyết định lớn về thiết kế mất vài tháng. Steve thường đưa ra quyết đinh sau …nửa tiếng đồng hồ!
Vẫn là iMac, kỹ sự Jon Rubinstein cho rằng nó nên có ổ đĩa CD, nhưng Jobs không thích thế vì ông muốn có ổ đĩa cứng xịn. Lần này Jobs đã sai vì khi ấy anh em vẫn ghi đĩa CD nhạc, và phải có ổ đĩa mới làm được điều đó. Nhưng rất nhanh chóng, thế hệ iMac thứ hai đã có ổ đĩa CD tích hợp, một quyết định khiến Apple tạo ra iTunes và iPod sau này.

Hãy sửa chữa những vấn đề ngay lập tức, đừng chờ

Khi cùng Pixar thực hiện bộ phim Toy Story, bộ phim đầu tiên chỉ có hình ảnh 3D, nhân vật Woody trong kịch bản đầu tiên dần trở thành một thằng đểu đúng nghĩa. Điều này khiến Disney từ chối kịch bản đó, nhưng Jobs cũng không để Disney phá hỏng kịch bản gốc mà Pixar nghĩ ra. Ông nói rằng: “Nếu có gì không ổn, bạn không thể lờ nó đi và nói rằng sẽ sửa nó sau. Đó là việc các công ty khác hay làm.”

Ông kiên nhẫn đòi Disney để Pixar tự quyết. Cuối cùng Woody trong Toy Story trở thành một nhân vật được yêu thích và rất có chiều sâu.

“Nếu có gì không ổn, bạn không thể lờ nó đi và nói rằng sẽ sửa nó sau. Đó là việc các công ty khác hay làm.”
Một ví dụ khác, là lúc Jobs thiết kế Apple Store đầu tiên, Ron Johnson tỉnh giấc giữa đêm trước cuộc họp quan trọng và nhận ra một điều rằng layout của cửa hàng hoàn toàn sai. Apple trước đó sắp xếp cửa hàng theo loại sản phẩm được bán, nhưng Johnson nhận ra Apple nên sắp xếp cửa hàng dựa trên những gì khách hàng muốn làm với những sản phẩm đó.

Ngay sáng hôm sau Johnson nói với Jobs điều này, và CEO Apple đồng ý với điều đó, dù nó khiến Apple Store mở cửa chậm hơn so với kế hoạch 3 đến 4 tháng.

Chỉ có hai cách đối mặt với những nhân vật gây rắc rối. Hoặc đối mặt trực tiếp, hoặc…

Jobs có cách nhìn khá cực đoan, một con người hoặc giỏi hoặc tệ, một sản phẩm hoặc rất tuyệt hoặc rất dở. Ông muốn Apple là một công ty với những người giỏi nhất, và trong quá trình đó ông đuổi không ít người chưa ưng ý, hoặc ép họ trở nên giỏi hơn.

Trước khi Apple ra mắt chiếc máy Macintosh, một trong những kỹ sư phát triển chú chuột máy tính được giao nhiệm vụ để nó có thể điều hướng đến bất cứ đâu trên màn hình, không chỉ sang trái sang phải hoặc lên xuống. Kỹ sư này nói rằng “không tài nào làm được một sản phẩm thương mại như thế. Ngay sáng hôm sau, ông kỹ sư này bị đuổi việc, và người thay thế chỉ nói đơn giản: “Tôi làm được con chuột đó”.

…hoặc đơn giản là lờ họ đi

Jobs chưa bao giờ thích những vấn đề bị phức tạp hóa quá mức. Không thiếu trường hợp, khi đối mặt với những vấn đề khiến ông khó chịu, ông đơn giản là lờ nó đi. Jobs sử dụng chiến thuật này cực kỳ hiệu quả trong nhiều trường hợp. Khi Gil Amelio hỏi rằng ông ấy muốn chức vụ gì khi trở về Apple, ông không thể nói rằng “tôi muốn ngồi chỗ của ông” được. Tương tự như vậy với cô bé Lisa, con gái Jobs.

Tấn công ngay và luôn, nhanh gọn

Thành công thường khiến con người ngủ quên trên chiến thắng và dừng cố gắng. Jobs có cách nhìn khác biệt hoàn toàn. Sau khi Toy Story thắng lớn, Jobs quyết định đưa Pixar lên sàn chứng khoán. Nhiều nhà đầu tư nói rằng nó không khả thi, nhất là sau khi Pixar đã đốt tiền trong 5 năm trước đó. Ngay cả John Lasseter, giám đốc sáng tạo của Pixar cũng cho rằng nên đợi đến khi họ cho ra mắt bộ phim thứ hai rồi mới lên sàn chứng khoán. Nhưng Jobs vẫn kiên định với ý kiến của ông.
Thành công thường khiến con người ngủ quên trên chiến thắng và dừng cố gắng.
Pixar bắt đầu IPO 1 tuần sau khi Toy Story được công chiếu, và họ vượt qua Netscape để trở thành đơn vị IPO thành công nhất năm 1995. Quan trọng hơn, Pixar không phải phụ thuộc vào tiền của Disney để làm phim nữa. Bỗng nhiên, Disney, với mảng hoạt hình lẹt đẹt lúc bấy giờ, cần Pixar hơn là Pixar cần Disney. Sau này họ nhận ra điều đó và mua lại 7,4 tỷ USD để mua lại Pixar, biến Jobs trở thành cổ đông lớn nhất của Disney. Cùng lúc, quyết định của ông đã khiến Pixar trở nên độc lập, và cứu được mảng hoạt hình của Disney.

Nếu có lợi thế, hãy tận dụng nó

Hồi đó tin tức Steve Jobs trở về Apple gây bất ngờ, khi công ty ông thành lập đã không còn tạo ra chấn động trong thị trường nữa. Jobs vẫn luôn nói rằng ông về Apple để làm “nhà tư vấn” cho công ty, nhưng ai cũng biết ông mới thực sự cầm cân nảy mực. Gil Amelio khi ấy phụ thuộc hoàn toàn vào tầm nhìn của Jobs để cứu vớt Apple.
Jobs vẫn luôn nói rằng ông về Apple để làm “nhà tư vấn” cho công ty, nhưng ai cũng biết ông mới thực sự cầm cân nảy mực.
Vì thế, trong cuộc họp đầu tiên khi trở về Apple, Jobs ngay lập tức tận dụng lợi thế của mình. Ông tổ chức một cuộc họp ban giám đốc và yêu cầu họ chỉnh lại giá cổ phiếu bằng mọi giá. Lúc ấy cách này vẫn chưa trái luật, nhưng vẫn sai về mặt đạo đức. Khi các giám đốc của Apple phản đối ý tưởng này, Jobs phản pháo ngay: “Các ông đưa tôi về đây để sửa chữa những sai lầm, và con người chính là chìa khóa giải quyết vấn đề. Nếu không muốn làm điều này, tôi sẽ nghỉ từ thứ 2 tới, vì tôi có hàng nghìn quyết định khó khăn hơn thế này nhiều, và nếu các ông không thể ủng hộ những quyết định như thế, tôi sẽ thất bại. Vì thế nếu các ông không làm được, tôi sẽ đi ra khỏi đây, và các ông có thể đổ lỗi cho tôi, rằng Steve không hợp vị trí này.”

Các giám đốc phải đồng ý. Nhưng Jobs không dừng lại ở đó. Ngay ngày hôm sau, ông đòi tất cả ban giám đốc phải từ chức, “nếu không tôi sẽ từ chức”. Ông muốn tất cả phải ra đi, từ Ed Woolard, và đó chính xác là những gì đã xảy ra. Với việc tự chọn ban giám đốc cho mình, ông có quyền tự quyết định những gì mình muốn, từ đó có quyền lực để kiểm soát những dự án tiếp theo của Apple, giúp những sản phẩm như iPod ra đời.

Hãy đòi hỏi sự hoàn hảo

Jobs phản đối tất cả những người sẵn sàng thỏa hiệp để ra mắt sản phẩm đúng thời hạn hoặc đúng mức giá mong muốn. Mục tiêu của Jobs ở Apple không bao giờ là cạnh tranh hoặc thậm chí là kiếm tiền. Mục tiêu của ông là tạo ra sản phẩm tuyệt vời nhất, “hoặc tuyệt vời hơn một chút nữa cũng được.”

Ông muốn mọi thứ phải hoàn hảo. Khi chiếc Macintosh khởi động quá lâu, ông càm ràm mọi kỹ sư có liên quan và coi vấn đề này vô cùng quan trọng. Ông trực tiếp làm việc với các nghệ sỹ và agency quảng cáo để chắc chắn rằng những quảng cáo của Apple có cảm xúc đúng nhất, hình ảnh và âm thanh kết hợp hoàn hảo nhất. Ông đòi những kỹ sư làm iPod phải điều chỉnh giao diện để mọi tính năng cần nhiều nhất là 3 lần bấm nút, không hơn.

Mục tiêu của Jobs ở Apple không bao giờ là cạnh tranh hoặc thậm chí là kiếm tiền. Mục tiêu của ông là tạo ra sản phẩm tuyệt vời nhất
Những vị giám đốc khác khi đòi hỏi sự hoàn hảo như thế này có thể bị gọi là bới bèo ra bọ, nhưng đối với Apple, những tiểu tiết đó khiến họ có rất nhiều fan trung thành, không như bất kỳ công ty nào khác. Họ đều nghĩ rằng Apple coi lợi ích của người dùng sản phẩm là trên hết, và hệ quả là họ sẵn sàng bỏ số tiền lớn hơn để mua sản phẩm của Apple thay vì chọn món đồ của những công ty khác.

Đồng sáng lập Oracle, Larry Ellison cho rằng: “Steve đã tạo ra công ty có thương hiệu gắn liền với cuộc sống duy nhất trong làng công nghệ. Có những chiếc xe người ta tự hào sở hữu, và đồ Apple cũng thế.”

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468