Có cách gì xử lý nợ xấu?
Xử lý nợ xấu các ngân hàng thương mại Nhà nước có 3 ý nghĩa lớn: giải phóng hàng nghìn tỷ đồng nợ đọng để tái quay vòng đầu tư cho nền kinh tế, làm lành mạnh môi trường tín dụng, nâng cao năng lực tài chính các ngân hàng thương mại Nhà nước trong quá tình hội nhập quốc tế.
Do đó, Quốc hội, Chính phủ, ngành ngân hàng… rất quan tâm đến vấn đề này. Bởi vì, các ngân hàng thương mại Nhà nước hiện đang đóng vai trò chủ lực, cung ứng 75% vốn tín dụng ngân hàng đầu tư cho các thành phần kinh tế trong cả nước
Vào thời điểm cao nhất, các ngân hàng thương mại Nhà nước có khoảng 15.000 tỷ đồng – 18.000 tỷ đồng nợ xấu thuộc nhiều nhóm nợ được phân loại và chưa được phân loại. Nhưng với nhiều giải pháp quyết liệt, đến nay 4 ngân hàng thương mại Nhà nước đã xử lý được 92% tổng số nợ đọng phải xử lý
Trong số đó, có một tỷ lệ đáng kể Bộ Tài chính và ngân hàng Nhà nước đã thống nhất cho xử lý khoản nợ vay theo chính sách trước đây. Còn một tỷ lệ lớn khác là các ngân hàng thương mại Nhà nước nỗ lực xử lý tài sản thế chấp và một số biện pháp khác.
Vốn nợ đọng trong các vụ án kinh tế lớn
Ngân hàng Công thương Việt Nam được coi là thành công nhất trong xử lý vốn nợ đọng. Đây là ngân hàng thương mại Nhà nước có số vốn nợ đọng lớn nhất liên quan đến các vụ án Epco – Minh Phụng, Tamexco và nhiều vụ án lớn khác, với tổng số nợ lên tới gần 9.000 tỷ đồng.
Trong nhiều năm qua, với nhiều biện pháp quyết liệt, Ngân hàng Công thương đã cơ bản xử lý gần xong số nợ đọng đó. Tính đến nay, ngân hàng này chỉ còn 540 tỷ đồng nợ đọng liên quan đến vụ án Epco – Minh Phụng
Đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, đây là ngân hàng thương mại có các khoản nợ xấu và nợ đọng liên quan đến các vụ án kinh tế lớn đứng hàng thứ hai sau Ngân hàng Công thương. Trong những năm qua, Ngân hàng Ngoại thương triển khai các giải pháp: phát mại tài sản, khai thác tài sản, cho thuê tài sản, trích lập dự phòng rủi ro, đề nghị Chính phủ xử lý các khoản nợ đọng theo chính sách từ thời bao cấp, nên đến nay ngân hàng này cũng đã cơ bản xử lý xong nợ xấu, đang khẩn trưởng triển khai kế hoặch cổ phần hoá.
Do kết quả xử lý nợ xấu đạt được tiến độ đề ra và hàng năm có mức lợi nhuận sau thuế vượt kế hoạch được để lại khá, nên số vốn điều lệ của Ngân hàng Ngoại thương cũng tăng đáng kể và tỷ lệ an toàn vốn được cải thiện, đứng cao hàng đầu trong số các ngân hàng thương mại Nhà nước.
Khó khăn trong quá trình chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước
Tuy nhiên với nỗ lực xử lý nợ xấu nói trên thì lại có một số khó khăn khác làm chậm lại tiến độ được đề ra, đó là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước nói chung và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước nói riêng. Khi cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, công nợ và vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp này ít được quan tâm đến.
Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 9 khoá IX đã nêu rõ: “Các ngân hàng thương mại Nhà nước được tham gia xây dựng phương án sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước có vay vốn ngân hàng”. Thực tiễn gần như 100% doanh nghiệp Nhà nước đều phải vay vốn ngân hàng thương mại cho hoạt động của mình
Nhưng trong Thông tư số 126 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 187/NĐ – CP về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần, lại không quy định ngân hàng thương mại cho vay vốn là thành phần trong Ban chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.
Trong khi đó, ngân hàng thương mại cho vay phần lớn là chủ nợ lớn nhất của doanh nghiệp Nhà nước khi cổ phần hóa. Tại Thông tư này chỉ quy định, ngân hàng thương mại cho vay có ý kiến bằng văn bản thông báo cho doanh nghiệp trong vòng 20 ngày về ý kiến xử lý tài chính.
Quá thời hạn đó, doanh nghiệp được tạm loại khoản nợ lãi vay ra khỏi giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá. Thời hạn đó không những quá ngắn , nhiều ngân hàng thương mại không thể thực hiện xác nhận nợ vay, quyết định xoá lãi vay hoặc không xoá lãi vay cho doanh nghiệp
Tại các văn bản pháp lý hiện hành không có quy định về xử lý đối với doanh nghiệp Nhà nước sau khi cổ phần hoá không ký nhận nợ, hoặc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản nợ quá hạn. Thực tiễn đã xẩy ra trường hợp, khi tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, một số UBND tỉnh đã loại trừ khoản nợ vay ngân hàng thương mại ra khỏi giá trị doanh nghiệp khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa.
Do đó, nhiều doanh nghiệp không chịu nhận nợ cũ. Họ sẵn sàng tìm đến chi nhánh ngân hàng thương mại hay ngân hàng thương mại khác để vay vốn mới, còn nợ của ngân hàng thương mại cho vay trước đây thường bị “lờ”đi. ngân hàng thương mại rất bức xúc trong vấn đề này, nợ rõ ràng có, nhưng cơ sở để đòi nợ thì thật nan giải. Có chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do quá bức xúc đối với một nhà máy mía đường ở miền Trung, có nguồn thu nhưng họ không chịu trả nợ ngân hàng, ngân hàng đã phải kiện doanh nghiệp ra toà
Nhìn chung, trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, các ngân hàng thương mại thường bị đặt ra ngoài. Vì vậy giải pháp được đề xuất là chuyển nợ vốn vay ngân hàng thương mại của doanh nghiệp thành vốn góp của ngân hàng thương mại tại doanh nghiệp cổ phần hóa.
Theo đó, ngân hàng thương mại phải được tham gia với vai trò chính trong quá trình xắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, tham gia trong ban chỉ đạo xắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, thậm chí tham gia trong hội đồng quản trị công ty cổ phần đó, bởi vì vốn của ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng lớn hoặc tỷ trọng khá trong giá trị doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp không có khả năng trả nợ, ngân hàng sẽ căn cứ vào số nợ còn lại chuyển thành vốn góp cổ phần trong công ty cổ phần.
Theo thông lệ quốc tế, khi doanh nghiệp không có khả năng trả nợ ngân hàng, ngân hàng sẽ đóng vai trò chính trong quá trình cơ cấu lại nợ, lên phương án và triển khai phương án phục hồi sản xuất kinh doanh, bơm thêm vốn giám sát nguồn thu bán hàng hoặc giải pháp tối ưu khác cho cả doanh nghiệp và ngân hàng.
Nợ đọng lớn nhất đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là các nhà máy mía đường. Hướng xử lý được đưa ra là do các nhà máy mía đường phải cho vay theo chỉ đạo của Chính phủ và được Chính phủ chỉ đạo phải điều chỉnh kỳ hạn nợ. Do đó dư nợ cho vay các nhà máy mía đường không phải trích lập dự phòng rủi ro. Hoặc là cho phép Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trích lập dự phòng rủi ro tuỳ theo năng lực tài chính của ngân hàng.
Trong 4 năm qua, nếu như các ngân hàng thương mại cổ phần đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong xử lý nợ đọng, thì nhiều khoản nợ của các ngân hàng thương mại Nhà nước có nguy cơ bị dây dưa kéo dài đối với các doanh nghiệp Nhà nước, nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế
Vì vậy, giải pháp từ cơ chế được coi như “nút gỡ” cơ bản cần được tháo gỡ trong cả chu trình vướng mắc đó.
Vào thời điểm cao nhất, các ngân hàng thương mại Nhà nước có khoảng 15.000 tỷ đồng – 18.000 tỷ đồng nợ xấu thuộc nhiều nhóm nợ được phân loại và chưa được phân loại. Nhưng với nhiều giải pháp quyết liệt, đến nay 4 ngân hàng thương mại Nhà nước đã xử lý được 92% tổng số nợ đọng phải xử lý
Trong số đó, có một tỷ lệ đáng kể Bộ Tài chính và ngân hàng Nhà nước đã thống nhất cho xử lý khoản nợ vay theo chính sách trước đây. Còn một tỷ lệ lớn khác là các ngân hàng thương mại Nhà nước nỗ lực xử lý tài sản thế chấp và một số biện pháp khác.
Vốn nợ đọng trong các vụ án kinh tế lớn
Ngân hàng Công thương Việt Nam được coi là thành công nhất trong xử lý vốn nợ đọng. Đây là ngân hàng thương mại Nhà nước có số vốn nợ đọng lớn nhất liên quan đến các vụ án Epco – Minh Phụng, Tamexco và nhiều vụ án lớn khác, với tổng số nợ lên tới gần 9.000 tỷ đồng.
Trong nhiều năm qua, với nhiều biện pháp quyết liệt, Ngân hàng Công thương đã cơ bản xử lý gần xong số nợ đọng đó. Tính đến nay, ngân hàng này chỉ còn 540 tỷ đồng nợ đọng liên quan đến vụ án Epco – Minh Phụng
Đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, đây là ngân hàng thương mại có các khoản nợ xấu và nợ đọng liên quan đến các vụ án kinh tế lớn đứng hàng thứ hai sau Ngân hàng Công thương. Trong những năm qua, Ngân hàng Ngoại thương triển khai các giải pháp: phát mại tài sản, khai thác tài sản, cho thuê tài sản, trích lập dự phòng rủi ro, đề nghị Chính phủ xử lý các khoản nợ đọng theo chính sách từ thời bao cấp, nên đến nay ngân hàng này cũng đã cơ bản xử lý xong nợ xấu, đang khẩn trưởng triển khai kế hoặch cổ phần hoá.
Do kết quả xử lý nợ xấu đạt được tiến độ đề ra và hàng năm có mức lợi nhuận sau thuế vượt kế hoạch được để lại khá, nên số vốn điều lệ của Ngân hàng Ngoại thương cũng tăng đáng kể và tỷ lệ an toàn vốn được cải thiện, đứng cao hàng đầu trong số các ngân hàng thương mại Nhà nước.
Khó khăn trong quá trình chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước
Tuy nhiên với nỗ lực xử lý nợ xấu nói trên thì lại có một số khó khăn khác làm chậm lại tiến độ được đề ra, đó là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước nói chung và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước nói riêng. Khi cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, công nợ và vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp này ít được quan tâm đến.
Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 9 khoá IX đã nêu rõ: “Các ngân hàng thương mại Nhà nước được tham gia xây dựng phương án sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước có vay vốn ngân hàng”. Thực tiễn gần như 100% doanh nghiệp Nhà nước đều phải vay vốn ngân hàng thương mại cho hoạt động của mình
Nhưng trong Thông tư số 126 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 187/NĐ – CP về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần, lại không quy định ngân hàng thương mại cho vay vốn là thành phần trong Ban chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.
Trong khi đó, ngân hàng thương mại cho vay phần lớn là chủ nợ lớn nhất của doanh nghiệp Nhà nước khi cổ phần hóa. Tại Thông tư này chỉ quy định, ngân hàng thương mại cho vay có ý kiến bằng văn bản thông báo cho doanh nghiệp trong vòng 20 ngày về ý kiến xử lý tài chính.
Quá thời hạn đó, doanh nghiệp được tạm loại khoản nợ lãi vay ra khỏi giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá. Thời hạn đó không những quá ngắn , nhiều ngân hàng thương mại không thể thực hiện xác nhận nợ vay, quyết định xoá lãi vay hoặc không xoá lãi vay cho doanh nghiệp
Tại các văn bản pháp lý hiện hành không có quy định về xử lý đối với doanh nghiệp Nhà nước sau khi cổ phần hoá không ký nhận nợ, hoặc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản nợ quá hạn. Thực tiễn đã xẩy ra trường hợp, khi tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, một số UBND tỉnh đã loại trừ khoản nợ vay ngân hàng thương mại ra khỏi giá trị doanh nghiệp khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa.
Do đó, nhiều doanh nghiệp không chịu nhận nợ cũ. Họ sẵn sàng tìm đến chi nhánh ngân hàng thương mại hay ngân hàng thương mại khác để vay vốn mới, còn nợ của ngân hàng thương mại cho vay trước đây thường bị “lờ”đi. ngân hàng thương mại rất bức xúc trong vấn đề này, nợ rõ ràng có, nhưng cơ sở để đòi nợ thì thật nan giải. Có chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do quá bức xúc đối với một nhà máy mía đường ở miền Trung, có nguồn thu nhưng họ không chịu trả nợ ngân hàng, ngân hàng đã phải kiện doanh nghiệp ra toà
Nhìn chung, trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, các ngân hàng thương mại thường bị đặt ra ngoài. Vì vậy giải pháp được đề xuất là chuyển nợ vốn vay ngân hàng thương mại của doanh nghiệp thành vốn góp của ngân hàng thương mại tại doanh nghiệp cổ phần hóa.
Theo đó, ngân hàng thương mại phải được tham gia với vai trò chính trong quá trình xắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, tham gia trong ban chỉ đạo xắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, thậm chí tham gia trong hội đồng quản trị công ty cổ phần đó, bởi vì vốn của ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng lớn hoặc tỷ trọng khá trong giá trị doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp không có khả năng trả nợ, ngân hàng sẽ căn cứ vào số nợ còn lại chuyển thành vốn góp cổ phần trong công ty cổ phần.
Theo thông lệ quốc tế, khi doanh nghiệp không có khả năng trả nợ ngân hàng, ngân hàng sẽ đóng vai trò chính trong quá trình cơ cấu lại nợ, lên phương án và triển khai phương án phục hồi sản xuất kinh doanh, bơm thêm vốn giám sát nguồn thu bán hàng hoặc giải pháp tối ưu khác cho cả doanh nghiệp và ngân hàng.
Nợ đọng lớn nhất đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là các nhà máy mía đường. Hướng xử lý được đưa ra là do các nhà máy mía đường phải cho vay theo chỉ đạo của Chính phủ và được Chính phủ chỉ đạo phải điều chỉnh kỳ hạn nợ. Do đó dư nợ cho vay các nhà máy mía đường không phải trích lập dự phòng rủi ro. Hoặc là cho phép Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trích lập dự phòng rủi ro tuỳ theo năng lực tài chính của ngân hàng.
Trong 4 năm qua, nếu như các ngân hàng thương mại cổ phần đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong xử lý nợ đọng, thì nhiều khoản nợ của các ngân hàng thương mại Nhà nước có nguy cơ bị dây dưa kéo dài đối với các doanh nghiệp Nhà nước, nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế
Vì vậy, giải pháp từ cơ chế được coi như “nút gỡ” cơ bản cần được tháo gỡ trong cả chu trình vướng mắc đó.
Theo VNE
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.