Như các bạn đã biết, tìm được một công việc phù hợp, đúng với chuyên ngành đã học sau khi ra trường là mong ước của hầu h" />
RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị nhân lực

Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành quản lý nhân sự (phần 01)

Advertisement
Như các bạn đã biết, tìm được một công việc phù hợp, đúng với chuyên ngành đã học sau khi ra trường là mong ước của hầu hết sinh viên. Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy không phải ai tốt nghiệp cũng có thể tìm được một công việc như ý muốn. Có người sẵn sàng lao vào bất kỳ một công việc nào đó để kiếm tiền trang trải, để tích lũy kinh nghiệm, để “tìm thấy chính mình”… nhưng cũng có người chấp nhận tình trạng thất nghiệp để chờ đợi một công việc đúng với chuyên môn của mình, đúng với mơ ước của bản thân. Các bạn đã, đang, và sắp học chuyên ngành ngành quản trị nhân lực – quản lý nhân sự cũng không ngoại lệ.
Chắc các bạn đã từng trải qua giai đoạn tự hỏi mình: “Mình nên làm công việc nào đây? Làm gì cho ra tiền bây giờ?”… Chắc chắn là có phải không? Trước đây, khi Nhân Viên Mới tham gia các buổi offline, hội thảo về quản lý nhân sự, thường được nghe các anh chị trong ban tổ chức nói rằng:”người làm quản lý nhân sự không giàu đâu nên chi phí phải tính toán rất kỹ”…
Do đó, có thể bạn đã sai lầm khi lựa chọn học ngành Quản lý nhân sự, vì vậy bốn gợi ý sau đây sẽ giúp bạn có những quyết định đúng đắn trên con đường phát triển sự nghiệp của mình.
1. Xác định thế mạnh của bạn phù hợp với công việc bạn mơ ước
Bạn cần hết sức thực tế khi xác định công việc yêu thích của mình. Xem xét tố chất của mình, khả năng của mình, mạnh ở mặt nào, có thể phát huy ở ngành nào, nghề gì? Đây là tiêu chí quan trọng nhất: Một khi phát huy được khả năng, việc làm có hiệu quả, sự hứng thú nghề nghiệp ngày càng tăng, cơ hội thành công sao lại không đến? Ví dụ, nếu bạn thích gặp gỡ nhiều người và có khả năng giao tiếp tốt, bạn có thể hướng mình phát triển ở lĩnh vực quan hệ công chúng, quản lý nhân sự. Hoặc nếu bạn giỏi môn toán và yêu thích công việc tính toán, bạn có thể nghĩ đến nghề nghiệp trong lĩnh vực tài chính, đầu tư hay ngân hàng.
Bạn cũng nên cân nhắc những điều bạn không thích, thậm chí là ghét nhất bởi vì nhiều công việc có vẻ rất thú vị nhưng lại có một số yếu tố không phù hợp với bạn, dẫn đến tình trạng làm 1 thời gian bạn sẽ cảm thấy nhàm chán và muốn bỏ việc. 
2. Điều gì quan trọng nhất đối với bạn?
Có nhiều bạn nói, hiện thực là cơm áo gạo tiền, tình yêu cho dù cao đẹp lý tưởng cũng không thể bền vững lâu dài dưới túp lều tranh dột nát!Thu nhập cao, cơ hội phát triển nghề nghiệp, cả hai, hay còn điều gì khác nữa? Chính vì điều này, mặc dù là đúng, nhưng nó lại dẫn đến sai lầm về quan niệm nghề nghiệp: Chạy theo nghề được gọi là “nghề sang” để có danh, chạy theo “nghề hot” để dễ kiếm tiền, chạy theo ý thích bồng bột nhất thời mà không xét đến hoàn cảnh, sức khỏe và quan trọng nhất là khả năng thật sự của mình.
Rất nhiều, rất nhiều những nghệ nhân, những thợ lành nghề như “Chị Năm áo dài”, “Anh Ba cơ khí”…: họ chỉ là những người bình thường nhưng được nhiều khách hàng biết đến và tiền bạc thu được hơn chán vạn những người không may mắn đang dật dờ với những nghề “cao sang”, hối tiếc vì lỡ vướng phải nghề không phù hợp năng lực của mình
Bạn nên cân nhắc kỹ việc bạn mong muốn gì ở công việc trong tương lai. Đa số nhân viên có xu hướng chọn những công việc có cơ hội phát triển nghề nghiệp bởi vì sớm hay muộn họ sẽ có thu nhập cao hơn từ những cơ hội như thế.
3. Đánh giá hướng phát triển của ngành nghề bạn muốn theo đuổi
Nghề nghiệp là nền tảng vững chắc đầu tiên cho bạn xây dựng ngôi nhà cuộc đời cùa mình. Nếu không có nó bạn sẽ mãi mãi không có gì. Cũng vậy, một nghề nghiệp thiếu vững chắc, không phù hợp với khả năng: Bạn như căn nhà chắp vá, tạm bợ sẽ dễ dàng sụp đỗ trong giông bão cuộc đời…
Bạn hãy tìm hiểu thật kỹ hướng đi lâu dài của ngành nghề mà bạn dự định theo đuổi. Bạn có thể sẽ phải đối mặt với những rủi ro nào? Trong trường hợp ngành nghề yêu thích của bạn có một tương lại khá mờ mịt trong vòng 5 – 10 năm tới (bạn có thể dựa vào những số liệu thống kê trên các phương tiện truyền thông hay dùng khả năng phán đoán của mình để xác định), bạn nên chuyển hướng sang ngành nghề khác có khả năng phát triển tốt hơn.
Thực tế cho thấy, dù kinh tế có khủng hoảng hay không thì nhu cầu của doanh nghiệp đối với người tài vẫn thực sự không có biến chuyển lớn. Theo Báo Cáo Chỉ Số Nhân Lực Trực Tuyến mới nhất của VietnamWorks, bất chấp tình hình kinh doanh khó khăn nhưng nhu cầu tuyển dụng của một số mảng vẫn ổn định như Kế toán – kiểm toán, Công nghệ thông tin, Dịch vụ – sản xuất… Ngoài ra, chính yếu tố kinh tế khủng hoảng cũng sẽ mở ra những cơ hội mới cho các ứng viên do sự luân chuyển công việc của các nhân viên cũ trong doanh nghiệp. Có thể thấy, các doanh nghiệp luôn có nhu cầu tuyển nhân viên mới vào bất cứ thời điểm nào trong năm.
Nỗ Lực Và Nắm Bắt Cơ Hội Đúng Lúc Sẽ Mang Đến Thành Công.
4. Quyết định chọn nghề
Có thể bạn có nhiều lựa chọn cho sự nghiệp trong tương lai; nhưng bạn phải xác định được công việc nào thật sự quan trọng và hấp dẫn nhất đối với bạn. Bạn nên so sánh giữa điều lợi và bất lợi của từng lựa chọn để đưa ra quyết định đúng đắn.
Bạn có thể lên một danh sách liệt kê những lợi thế và những bất lợi của công việc bạn yêu thích. Khi đó bạn sẽ so sánh dễ dàng hơn. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm để có được những lời khuyên hữu ích.
Có nhiều người ban đầu chỉ xem công việc trái ngành là giải pháp tình thế, lấy ngắn nuôi dài, chờ đợi thời cơ để tìm được một công việc thích hợp. Nhưng dần dần họ lún sâu vào công việc ấy và quên đi mục đích ban đầu, họ dần xa rời chuyên môn và không thể quay trở lại. Đây thực sự là điều đáng tiếc mà rất nhiều người đang gặp phải.
Tuy nhiên cũng có rất nhiều người sau quá trình làm trái ngành họ lại tìm được công việc tốt, hoàn toàn phù hợp với chuyên môn. Nguyên nhân thành công là do họ biết mình đang làm gì, họ biết nuôi dưỡng và duy trì niềm đam mê để chờ thời cơ thuận lợi. Chính môi trường làm việc tưởng chừng không liên quan gì tới chuyên môn ấy lại cho họ một thứ kinh nghiệm vô cùng quý giá, đó chính là kinh nghiệm sống.
Chính kinh nghiệm sống sẽ dạy cho họ cách nắm bắt cơ hội nghề nghiệp mà trước đây không ít lần họ đã bỏ qua, chính kinh nghiệm sống sẽ giúp cho họ trở nên tự tin dạn dĩ, đây thật sự là cái được lớn nhất của những người chấp nhận các công việc trái ngành nhưng vẫn không quên mục đích và hoài bảo của mình. 
Vì vậy thay vì ngồi chờ một công việc đúng với chuyên môn thì bạn hãy bắt đầu bằng một công việc bất kỳ, hãy trang bị cho mình vốn sống và kinh nghiệm làm việc, đó sẽ là nền móng vững chắc để bạn vươn cao khi gặp được một ngành nghề mình thật sự yêu thích. Hãy nhớ rằng, một quyết định trước đây không bao giờ ràng buộc bạn mãi mãi. Trong quá trình làm việc, có thể bạn sẽ mong muốn phát triển theo một hướng khác, vì thế, đừng ngại thay đổi. Luôn có những cơ hội mới đang chờ đón phía trước giúp bạn tìm hướng đi phù hợp nhất cho mình.
Ngày mai, mình sẽ up  tiếp Phần 2:  Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành quản lý nhân sự
với nội dung: Tại sao bạn lại chọn học Quản lý nhân sự – Quản trị nhân lực
Học ngành này bạn có thể làm gì và được gì?
Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468