RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị tài chính

Công ty cổ phần và cơ cấu pháp lý

Advertisement

Công ty cổ phần
     Còn được gọi là công ty vô danh hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn.Đặc điểm của công ty cổ phần là bản thân nó là một pháp nhân tồn tại độc lập với những người chủ sở hữu nó.
    Cơ cấu vốn của một công ty cổ phần được thực hiện theo phương thức chia nhỏ vốn thành những phần bằng nhau, gọi là vốn cổ phần. Người kinh doanh thực hiện việc kinh doanh bằng hình thức mua cổ phần. Người có cổ phần gọi là cổ đông, cổ đông là người sở hữu, người chủ công ty. Mỗi công ty có thể mua ít hoặc nhiều cổ phần tùy theo khả năng, cổ đông thực hiện quyền kiểm soát và quản trị thông qua việc tham gia hoạch định các chính sách, bầu cử và ứng cử vào cơ quan quản lý, cơ quan kiểm soát và điều hành công ty. Quyền kiểm soát và điều hành công ty của cổ đông được phân chia theo mức độ góp vốn (số cổ phần nắm giữ).
Công ty cổ phần và cơ cấu pháp lý
Công ty cổ phần tổ chức theo cơ cấu
     Đại hội đồng các cổ đông, là cơ quan quyền lực cao nhất, thực hiện quyền hoạch định chính sách, ban hành điều lệ, bầu hội đồng quản trị (là cơ quan đại diện cho cổ đông để quản lý công ty), bầu Chủ tịch, Phó chủ tịch hội đồng quản trị và cử ban điều hành. Ban điều hành có thể là những người trong công ty (cổ đông), nhưng cũng có thể là người ở ngoài công ty, có chuyên môn, nghề nghiệp được hội đồng quản trị thuê mướn vào làm việc cho công ty. Đây là những người có kiến thức chuyên môn, giỏi quản trị và điều hành doanh nghiệp.
     Công ty cổ phần là một pháp nhân tồn tại độc lập với sở hữu chủ. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động của công ty trong giới hạn số vốn cổ phần của mình. Họ không bị động chạm đến tài sản của gia đình khi công ty làm ăn thua lỗ, phá sản. Sự rủi ro của sở hữu chủ là giới hạn. Do vậy công ty cổ phần là công ty trách nhiệm hữu hạn.
     Cổ đông của công ty cổ phần có quyền chuyển nhượng cổ phiếu của mình một cách dễ dàng, không cần phải xin ý kiến của bất cứ một cơ quan nào, trừ những cổ đông nắm giữ một phần lớn cổ phiếu, nếu việc chuyển nhượng xảy ra sẽ làm thay đổi thành phần quản trị công ty, thì phải thông qua hội đồng quản trị.

Đọc thêm tại:

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468