Làm thế nào để giữ chân nhân tài?

RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị nhân lực

Cuộc chiến giữ chân nhân tài-làm thế nào để giành thắng lợi?

Advertisement

Làm thế nào để giữ chân nhân tài?

Làm thế nào để giữ chân nhân tài?
Làm thế nào để giữ chân nhân tài?
Con người là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp. Cuộc chiến giữ chân nhân tài ngày càng trở nên khốc liệt giữa các doanh nghiệp. Thậm chí, có những người được thuê để “săn” người tài. Chiêu mộ người tài đã khó, nhưng làm thế nào để giữ chân nhân tài lại càng khó hơn? 

Để trả lời cho câu hỏi làm thế nào để giữ chân nhân tài trước hết nhà quản lý phải biết tại sao nhân tài họ rời bỏ bạn?

Lý do nhân tài rời bỏ bạn?

 Mức lương không tương xứng với năng lực làm việc
Nhân viên của bạn làm việc hết mình không phải vì lương, nhưng lương hay tổng thu nhập đạt được từ công việc là diều kiện cần cũng như động lực quan trọng để nhân viên có thể duy trì và hoàn thành tốt công việc. Do vậy, mức lương bạn trả phải xứng đãng với những cống hiến bạn nhận được. Có như vậy, họ mới có thể ở lại lâu bên cạnh bạn. 
Bạn không nhận ra nỗ lực của họ
Khi nhân viên nhanh chóng hoàn thành một nhiệm vụ hoặc nhận được lời khen ngợi từ khách hàng là điều rất tốt, nhưng nhân viên vẫn muốn nhận được sự công nhận cho những nỗ lực của họ từ lãnh đạo. Họ muốn được công nhận khả năng và năng lực của mình. Trên thực tế, 78% người lao động nói rằng nếu họ được nhìn nhận tốt hơn, họ đã cảm thấy có động lực hơn trong công việc. Một lời khen, động viên khi nhân viên hoàn thành tốt công việc mang lại những hiệu suất làm việc và kết quả cao hơn bạn nghĩ. 
Bạn không giúp họ phát triển
Tất cả mọi nỗ lực cố gắng của nhân viên đều có nhiều lý do. Một trong những lý do họ công hiến hết mình là tìm cơ hội phát triển bản thân. Nếu môi trường làm việc không tạo điều kiện để nhân viên phát triển, họ sẽ ngày càng trở nên thiếu tập trung cho công việc, hoặc là ra đi để tìm một tổ chức khác giúp họ phát triển. Rõ ràng, cả hai lựa chọn này đều không phải là kết quả tuyệt vời cho tổ chức.Vì vậy, muốn giữ chân nhân tài, bạn phảo tạo cơ hội cho họ phát triển

Vậy, làm thế nào để giữ chân nhân tài?

Mức lương cao hay chế độ thưởng hậu hĩnh chưa phải là điều kiện cốt lõi để giữ chân nhân tài. Nhân viên của bạn thực sự mong muốn điều gì? Bạn hãy trao cho họ, để nhận lại là sự công hiến và nhiệt tình trong công việc.
– Tiền lương : Trong bối cảnh kinh tế còn chập chững phục hồi, các doanh nghiệp sẵn sàng trả một khoản chi phí cao để giữ chân những người thạo việc. Vì thế, việc xem xét đến nguyện vọng của người tài trong việc có một khoản thu nhập xứng đáng, cũng như khả năng thăng tiến cùng những phúc lợi kèm theo cũng là điều doanh nghiệp nên nghiêm túc thực hiện.
Môi trường làm việc lành mạnh : Môi trường làm việc phải đàm bảo tính công bằng, chuyên nghiệp, tạo được sân chơi cạnh tranh thực sự cho người nhân viên. Không có người tài nào muốn giới hạn bản thân trong một chiếc hộp nhỏ hẹp, mà nơi đó tài năng của họ bị hạn chế, hoặc bị ganh ghét, hoặc không được đánh giá cao bởi những người xung quanh. Bản thân nhà lãnh đạo cần tạo ra một hệ thống giá trị nhất định trong việc phát triển cá nhân, thực hiện tầm nhìn – sứ mệnh của công ty, tạo uy tín tuyệt đối với nhân viên. Ngoài ra, với một số công việc đặc thù khác, môi trường làm việc lành mạnh còn có nghĩa là sự thoải mái về giờ giấc, nơi chốn làm việc.
Các chương trình đào tạo huấn luyện : Điều này có tác dụng vô cùng tích cực về mọi mặt, không chỉ áp dụng cho việc thu hút, tuyển dụng người tài từ bên ngoài doanh nghiệp, mà còn hữu dụng cho việc đào tạo nhân sự xuất sắc từ bên trong doanh nghiệp.  Việc đào tạo huấn luyện chính là tạo môi trường phát triển cho nhân viên đồng thời là điều kiện để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự của công ty. Cung cấp càng nhiều cơ hội phát triển chuyên môn càng tốt khi bạn có thể. Cố gắng tạo ra các dự án khác nhau, những khóa học trực tuyến, sách, các cuộc gặp gỡ với giám đốc điều hành công ty, hoặc tham gia các hội nghị ngành nghề. Thực hiện những điều này không chỉ tạo ra cơ hội giúp nhân viên phát triển chuyên môn, mà nó còn chính là lý do để giữ họ “dính chặt” vào tổ chức.
Khả năng lãnh đạo: Nhà lãnh đạo là người tạo cảm hứng, người có khả năng lãnh đạo tốt sẽ truyền hơi thở nhiệt huyết cho tất cả các nhân viên còn lại. Nhiều người cho biết rằng lý do chính khiến họ theo đuổi một công việc nào đó không phải vì thu nhập cao chót vót, mà chính là vì họ hài lòng với những ý nghĩa tích cực mà mình đang cống hiến cho xã hội. Ai sẽ là người khơi gợi và làm cho nhân viên thấy những điều này ngoài người lãnh đạo giỏi? 
Hơn nữa, đối với những nhân viên tài năng -muốn giữ chân họ, cần phải có sức mạnh nội tại, uy lực của một người lãnh đạo sáng suốt, có tầm nhìn và có khả năng thu phục lòng người.
Hãy có các cuộc họp thường xuyên với nhân viên, cả hình thức họp nhóm và trao đổi với từng cá nhân. Bạn sẽ đưa ra cam kết khi nhận thức được những điều một nhân viên giỏi thực hiện và những gì họ cần phải làm thực sự. Chủ động lên kế hoạch cho các cuộc họp, thay vì đợi đến khi có vấn đề xảy ra, sẽ giúp nhân viên cảm thấy họ ăn khớp với hoạt động và mục tiêu tổng thể của công ty.
Hãy giúp nhân viên cảm thấy kết nối hơn với công việc của họ. Từ những cử chỉ nhỏ như thư cảm ơn và sự công nhận trước tập thể đến những phần thưởng lớn như thời gian nghỉ ngơi và thăng cấp. Thực hiện các bước ghi nhận nỗ lực của nhân viên có thể giúp bạn giữ chân đồng thời động viên họ làm việc hướng tới mục tiêu chung.
Trong khi cuộc chiến giữ nhân tài luôn rất sôi động, bạn có thể dùng những lời khuyên trên đây để xem xét giải quyết những khó khăn. Và bạn sẽ thấy, kết quả thu nhận lại sẽ rất tích cực và bạn giành được nhiều tình cảm hơn từ những người muốn gắn bó lâu dài cùng công ty và trong cuộc chiến giữ chân nhân tài- bạn sẽ giành thắng lợi
Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468