GVC.TS. LÝ TÙNG HIẾU

Khoa Văn hoá học, Trường Đại học Khoa học

RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị kinh doanh Tài liệu Tiểu luận

ĐẠO ĐỨC LÀM GIÀU Ở VIỆT NAM NHÌN TỪ CHIỀU SÂU VĂN HOÁ

Advertisement

GVC.TS. LÝ TÙNG HIẾU

Khoa Văn hoá học, Trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. HCM

Vận dụng lý thuyết về hệ thống văn hoá, bài viết xem xét vấn đề đạo đức làm giàu ở Việt Nam trong bối cảnh văn hoá mưu sinh và ý thức hệ của các chủ thể văn hoá qua các thời kỳ lịch sử.

Trong cấu trúc văn hoá mưu sinh của thời kỳ phong kiến, các chủ thể làm giàu là địa chủ, thương nhân, quý tộc, quan lại. Do sự chi phối của ý thức hệ Nho giáo, nghề thương mãi đã bị coi khinh, và đạo đức làm giàu đã hình thành hoàn toàn tự phát, đầy nghịch lý. Mặc dù đã hình thành một số tiêu chuẩn đạo đức làm giàu như chuyên cần, tiết kiệm, gan dạ, tham lam vừa phải… đối với địa chủ, thương nhân, hay khôn ngoan, có chí khí, thương dân, chí công vô tư… đối với quý tộc, quan lại, nhưng chẳng có mấy người giàu theo đuổi các tiêu chuẩn ấy.

Trong cấu trúc văn hoá mưu sinh của thời kỳ thuộc địa bán phong kiến, các chủ thể làm giàu là địa chủ, tư sản công thương (Pháp, Hoa), quan lại tay sai, tư sản công thương người Việt. Do ý thức hệ Nho giáo đã suy vong, nhưng ý thức hệ tư sản chỉ phôi thai, trong xã hội đã hình thành một khoảng trống lớn về ý thức hệ và những vấn đề liên quan như đường lối cứu nước, đạo đức làm giàu. Trong bối cảnh đó, các phong trào Duy Tân – Đông Du, Minh Tân đã phát động tư tưởng yêu nước và duy tân trong các lãnh vực văn hoá – giáo dục, xã hội và kinh tế. Lương Văn Can, Thục trưởng Đông Kinh Nghĩa thục, người tham gia khởi xướng chủ thuyết Duy Tân trong kinh tế, kinh doanh, đã biên soạn hai tác phẩm Thương học phương châmKim cổ cách ngôn để bàn về vai trò của thương mại đối với sự phát triển kinh tế đất nước, về những nguyên nhân và hướng khắc phục tình trạng thương mại yếu kém ở nước ta, và đưa ra những lời khuyên về đạo đức kinh doanh. Kết hợp giá trị đạo đức truyền thống của Việt Nam với văn hoá kinh doanh tiếp biến từ văn hoá phương Tây, Lương Văn Can đã đề ra các tiêu chuẩn đạo đức làm giàu đối với tư sản công thương người Việt: yêu nước, có ý thức về thân phận vong quốc, có tư tưởng duy tân, ý chí tự cường, có chí làm thực nghiệp, lưu tâm nghiên cứu thương học, trung thực, ngay thẳng, tâm đức, khoan hậu.

Tải về: Đao đuc làm giàu Viet Nam

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468