Dưới góc độ cá nhân, tôi sẽ tóm tắt lại vấn đề theo những gì mình hiểu. Vì thế bạn cũng đừng quá ngạc nhiên hay lạ lẫm nếu bắt gặp những từ ngữ không được trau chuốt theo kiểu học thuật. Nào, nếu bạn đã sẵn sàng thì chúng ta bắt đầu đi tìm “Chiến lược Content”.
1. Chiến lược Content là gì?
Bạn đã bao giờ chứng kiến những người thợ xây nhà chưa? Vậy việc đầu tiên để xây nên một ngôi nhà là gì? Chính xác rồi, không thể nào khác ngoài dựng móng được. Chiến lược Content cũng như vậy, nó là nền móng và bộ khung để bạn có thể xây dựng lên những sản phẩm Content ấn tượng. Còn ngược lại thì chắc bạn cũng đoán được rồi.
Đây dĩ nhiên là phần quan trọng nhất trong bài viết này rồi. Lại quay về vấn đề cái móng. Trình tự để dựng được móng nhà như sau: Khảo sát địa chất -> lựa chọn loại móng -> thiết kế -> chuẩn bị vật liệu xây dựng -> thi công -> kiểm tra chẩt lượng. Ứng với các bước trên, ta sẽ có các bước để lập nên một chiến lược Content tốt như sau:
a. Khảo sát thị trường
Loại đất tốt nhất để dựng móng là đất cát vì nó có khả năng thấm hút cao, không đọng nước, chắc và không gây sụt lún. Ưu điểm vượt trội hơn hẳn những loại đất khác như đất xốp hay đất sét.
Tương tự trước khi lên chiến lược Content, bạn cần nghiên cứu thị trường xem:
– Sản phẩm của mình nằm ở phân khúc thị trường nào?
– Trong phân khúc ấy có những đối thủ cạnh tranh nào?
– Họ đang dùng chiến lược Content nào? (nếu có tay trong thì quá tuyệt vời)
– Tập khách hàng mục tiêu mà sản phẩm hướng tới? (độ tuổi, giới tính, địa lý, INSIGHT,…)
– Đặc tính sản phẩm (tính năng khác biệt, tính năng tương tự sản phẩm của đối thủ nhưng tối ưu hơn, những điểm có thể khai thác được để làm Content,…)
– Kế hoach Marketing (Thông điệp Marketing, các giai đoạn của sản phẩm, mô hình SWOT, PEST…)
– Nguyên liệu có thể dùng làm Content.
b. Chọn kênh truyền tải
Lựa chọn kênh truyền tải đúng với tập khách hàng mục tiêu giống như chọn loại móng phù hợp với loại nhà muốn xây. Để tôi lấy thêm một vài ví dụ khác:
Sản phẩm của bạn là Wax vuốt tóc dành cho nam có độ tuổi từ 17 đến dưới 35 thì kênh phù hợp sẽ là mạng xã hội. Chẳng hạn như facebook hay Zalo.
Còn nếu sản phẩm của bạn là tã lót cho người già và đối tượng khách hàng bạn hướng đến có độ tuổi từ 60 trở lên thì kênh phù hợp sẽ là tivi và báo giấy.
c. Xác định thông điệp chủ đạo
Thông điệp chủ đạo phải giúp khách hàng liên tưởng tới sản phẩm. Ví dụ X-men sử dụng thông điệp chủ đạo là “Đàn ông đích thực”. Vậy đàn ông đích thực là như thế nào? Với câu hỏi này, X-men đã phát triển thêm nhiều ý tưởng độc đáo khác như: Anh hùng cứu mỹ nhân, người đàn ông quyến rũ, nam tính, làm chủ cuộc chơi hay sản phẩm dẫn lối thành công (X-men for boss)… Việc sử dụng nhiều thông điệp nhưng vẫn thống nhất và làm nổi bật thông điệp chính đã làm nên thành công của thương hiệu này.
d. Nguyên liệu cần thiết
Khi đã có thông điệp chủ đạo, kênh truyền tải thì việc bạn cần làm tiếp theo là chuẩn bị nguyên liệu. Ví dụ: nếu bạn dự định quảng cáo trên tivi thì nguyên liệu sẽ là: kịch bản TVC, diễn viên, kênh truyền hình, người lồng tiếng,…
Còn nếu sử dụng kênh Facebook thì bạn cần chuẩn bị bài viết ngắn, banner, hình ảnh sản phẩm, ảnh chế, video viral, livestream hay mua bài từ những người có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực sản phẩm của bạn đang kinh doanh.
e. Lập kế hoạch cụ thể
Kế hoạch này phải đảm bảo những yếu tố sau:
– Xác định giai đoạn của sản phẩm (ví dụ: chuẩn bị ra mắt, thử nghiệm, chính thức ra mắt, duy trì…)
– Có mục đích rõ ràng theo từng giai đoạn sản phẩm (ví dụ: nhận diện thương hiệu, bán hàng hay chia sẻ kiến thức, tạo độ phủ,…)
– Thông điệp chủ đạo của sản phẩm (duy nhất, cụ thể, rõ ràng, giúp liên tưởng đến sản phẩm, tạo ấn tượng…)
– Các thông điệp key với mục đích làm rõ thông điệp chủ đạo
– Loại Content chính để thể hiện cho những thông điệp key này (ví dụ: bài viết, video hay landing page…)
– Để làm ra những Content đó cần có nguyên liệu gì? (ví dụ: thông tin sản phẩm, hình ảnh sản phẩm hay các clip thô…)
– Phân bổ công việc cụ thể trên từng kênh với mục tiêu rõ ràng (mục tiêu này chính là KPI, lưu ý cần đưa ra những con số cụ thể, mang tính định lượng, ví dụ như: bao nhiêu bài một ngày, bao nhiêu like, share hay comment…nhưng cần đảm bảo có khả năng thực hiện được với khoảng thời gian rõ ràng và đúng hạn.)
f. Đo lường hiệu quả
Trước tiên, bạn phải hiểu như thế nào là một Content hiệu quả?
– Hoàn thành KPI
– Đem lại lợi ích cho khách hàng mục tiêu
– Có sức lan tỏa trong cộng đồng
– Quan trọng nhất là thực hiện được mục đích đề ra ban đầu
Vậy làm sao để đo lường được hiệu quả ấy? Hiện nay có rất nhiều công cụ có thể giúp bạn làm việc này. Nhưng bạn phải xác định chỉ số nào là tốt nhất để đánh giá?
Ví dụ: Với các Content trên trang blog thì bạn cần lưu ý:
– Số lượt truy cập (pageviews)
– Thời gian trung bình ở lại trang (Average time on page)
– Nguồn truy cập đến từ đâu (Traffic sources), từ đường link trực tiếp, mạng xã hội hay từ quảng cáo,…
– Tỉ lệ thoát (bounce rates)
– Tỉ lệ người dùng mới hay người dùng cũ (new users, return users)
– CTR
– ROI…
3. Kết bài
Trên đây, tôi vừa trình bày những gì cá nhân tôi hiểu để xây dựng được chiến lược Content cho một sản phẩm. Có một số ví dụ ngoài, tôi sử dụng để làm rõ vấn đề hơn nên chưa nhất quán với ví dụ về móng nhà ban đầu. Cảm ơn các bạn đã cố gắng đọc đến hết bài, tôi biết rằng hiểu biết của mình còn nông cạn và rất mong nhận được những góp ý từ phía mọi người!
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.