Mục đích của quản lý rủi ro là kiểm soát rủi ro. Điều này chỉ khả thi khi có cách đánh giá định lượng và định tính về rủi ro. Những biện pháp đó được trình bày chi tiết thông suốt cuôn sách này. Chương này sẽ khái quát những cách thức và tổ chức quản lý rủi ro ngân hàng.
Theo dõi rủi ro vừa là một nguyên tắc chính của quản lý rủi ro vừa là một thử thách cho các công ty và những nhà làm luật. Tổ chức và quy trình quản lý rủi ro nên vận hành ở quy mô toàn bộ ngân hàng cho mọi nghiệp vụ. Đáng tiếc là những quy trình toàn ngân hàng phải đôi diện với những thách thức nghiệm trọng như trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008 cho thấy. Một mặt, phần lớn các công ty tài chính đã thông qua những tổ chức và quy trình tiêu chuẩn mà theo lý thuyết đáng ra phải vận hành trơn tru. Mặc dù tính hiệu quả của những tổ chức và quy trình này còn đặt ra nhiều hoài nghi, tổ chức tiêu chuẩn nếu được thực thi đúng đóng vai trò như chuẩn tham chiếu.
NHỮNG THÁCH THỨC THEO DÕI RỦI RO
Theo dõi rủi ro là nguyên tắc phổ quát làm nền móng cho tất cả các quy trình rủi ro và các tổ chức quản lý rủi ro. Cả ngân hàng và những nhà quản lý đều có động lực để theo dõi rủi ro, không nhất thiết để kiểm soát rủi ro. Các công ty tài chính muôn tăng cường đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận. Những nhà làm luật muôn tránh rủi ro hệ thống có thể khiến cho cả hệ thống sụp đổ.
Động lực theo dõi rủi ro
Động lực thúc đẩy các phương thức quản lý rủi ro đúng đắn không có gì thay đổi thậm chí còn nổi bật hơn ngày nay vì cuộc khủng hoảng cho thấy thảm họa sẽ xảy ra nêu bỏ qua những cách thức đó. Ngân hàng là những chiếc máy rủi ro: chấp nhận rủi ro, biến đổi chúng và ẩn chúng trong các sản phẩm và dịch vụ.
Tuy nhiên, trong tài chính, rủi ro và lợi nhuận là hai mặt của cùng một đông xu. Rất dễ để cho vay và có được doanh thu hấp dẫn từ những người đi vay mạo hiểm. Nhưng cái giá phải trả là rủi ro cao hơn so vói rủi ro ở một ngân hàng thận trọng. Các ngân hàng này giói hạn rủi ro bằng cách hạn chế khối lượng kinh doanh và loại ra những người đi vay rủi ro cao. Họ tránh được thua lỗ nhưng thị phần và doanh thu cũng thấp hơn. Sau một thời gian, những người mạo hiểm hon lại phải chấp nhận vói thua lỗ lớn hơn, kết quả kém hơn những người thận trọng và có thể phá sản. Cuộc khủng hoảng tài chính
minh họa những hệ quả khôn lường của những người mạo hiểm và lợi ích cho những tổ chức tài chính có kỷ luật và thận trọng hơn.
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.