RaoVat24h
Kinh doanh Kinh tế Quản trị kinh doanh Tài liệu

Full Free phần mềm thiết kế kết cấu theo Tiêu chuẩn Việt nam và nước ngoài Rdsuite Pro 2020

Advertisement
Full Free phần mềm thiết kế kết cấu theo Tiêu chuẩn Việt nam và nước ngoài Rdsuite Pro 2020
Rdsuite là phần mềm thiết kế kết cấu theo Tiêu chuẩn Việt nam và một số tiêu chuẩn nước ngoài như BS8110, UBC1994, UBC1997, SNHIP…được Bộ xây dựng cho phép sử dụng ở Việt nam, trên cơ sở lấy kết quả phân tích nội lực và phân tích động lực từ các phần mềm SAP2000, ETABS và STAADPRO, RDsas, Vinasas, MCW, MDW, tương thích với RDW…Phần mềm được Cục bản quyền – Bộ văn hóa thể thao du lịch cấp giấy chứng bản quyền số 4290/2009/QTG và được Cục sở hữu trí tuệ Bộ khoa học và công nghệ ra quyết định số 5252/QĐ-SHTT về việc cấp nhãn hiệu cho sản phẩm.
Phần mềm gồm 2 mô đun chính:
– RDF (Research and Development Foundation): mô đun phân tích và thiết kế móng (đơn, băng, cọc, giằng móng). Mặt bằng móng có thể nhập trên nền đồ họa của phần mềm, từ file *.DWG hay nhập từ SAP2000, ETABS…Phân tích móng theo phương pháp quy phạm hay phương pháp đồng thời và phần tử hữu hạn.
– RDS (Research and Development Structure): mô đun tổ hợp nội lực, phân tích và thiết kế phần thân (dầm, cột, dàn,sàn, vách), tính tải trọng gió tĩnh và động, tải trọng động đất theo TCVN và  một số tiêu chuẩn thông dụng lấy kết quả nội lực và phân tích động lực từ SAP,ETABS…
Rdsuite đã giải quyết được trọn vẹn việc phân tích và thiết kế, xuất bản vẽ cho cả hệ kết cấu móng (RDF) ; tổ hợp nội lực, thiết kế kiểm tra cấu kiện dầm cột, sàn vách , tính toán tải trọng động đất và gió tĩnh, gió động (RDS)…. Môi trường đồ hoạ, giao diện của phần mềm thuận tiện, chuyên nghiệp , báo cáo xuất sang excel bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh.

DOWNLOAD

Các tính năng chính của phần mềm như sau:
A. TỰ ĐỘNG TÍNH TOÁN TẢI TRỌNG GIÓ VÀ ĐỘNG ĐẤT THEO TIÊU CHUẨN VIỆT NAM VÀ TIÊU CHUẨN ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM LẤY KẾT QUẢ TỬ ETABS (Mô đun RDS)
– Kết nối với Etabs để xác định sơ đồ kết cấu, vùng áp lực gió, gia tốc nền.
– Phân tích các dạng dao động theo X, theo Y, xoắn XY. Tương tác với người dùng để điều chỉnh các thông số động lực kết cấu.Vẽ dạng dao động X, Y trực quan.
– Xác định thành phần tĩnh và động của gió theo TCVN 2737-1995.
– Tính toán động đất theo phương pháp tĩnh lực áp dụng tiêu chuẩn TCVN 9386 (TCXDVN 375-2006), UBC-1994, UBC-1997.
– Tính toán động đất theo phương pháp phổ áp dụng tiêu chuẩn TCVN 9386 (TCXDVN 375-2006).
– Tính toán động đất theo tiêu chuẩn SNHIP.
– Kiểm tra ổn định tổng thể của kết cấu.
–  Tự động kết nối với Etabs để xuất hoàn toàn tải trọng ngang sang Etabs.
– Tạo file phổ (responce spectrume) để Etabs phân tích động đất cho những công trình cao tầng đặc biệt.
– Kiểm tra chuyển vị đỉnh, chuyển vị giữa các tầng theo TCVN.
B. TỔ HỢP NỘI LỰC – PHẢN LỰC (Mô đun RDS+RDF)
B.1 Tự động tổ hợp nội lực theo TCVN 2737-1995.
– Người sử dụng có thể chọn một trong 2 cách tổ hợp nội lực: Tổ hợp tự động hoặc nhập trực tiếp.
– Phần mềm tự động xác định các tổ hợp khi gió hay động đất ngược chiều (người dùng chỉ cần khai báo gió hay động đất theo 1 phương).
– Tự động phát sinh các tổ hợp gió tác động xiên hay động đất xiên.
– Vẽ biểu đồ bao nội lực cho cấu kiện.
B.2 Tự động tổ hợp phản lực theo TCVN 2737-1995.
– Các tổ hợp tương tự như trong tổ hợp nội lực.
– Có thể xét tổ hợp riêng cho móng khi giảm hoạt tải 50%
C. PHÂN TÍCH THIẾT KẾ MÓNG (Mô đun RDF)
Các tổ hợp phản lực thiết kế được lấy trực tiếp từ ETABS, SAP,Vinasas hay có thể nhập trực tiếp…. Phần mềm không chỉ tính toán móng riêng rẽ theo phương pháp truyền thống mà còn xét được cả hệ móng , phân tích theo phần tử hữu hạn, xét được tương tác của nền, cọc, giằng, đài và kết cấu bên trên. Đặc biệt các báo cáo của phần mềm có thể xuất ra dưới dạng tiếng Anh. Phần mềm cũng có thể đọc các tệp tin số liệu đầu vào của phần mềm thiết kế móng cọc MCW ,phần mềm thiết kế móng đơn MDW.
C.1 Nhập dữ liệu một cách linh hoạt.
– Nhập các chỉ tiêu cơ lý nhanh chóng và thuận tiện trên các lưới tương tự excel.
– Nhập thông số cọc.
– Nhập thông số móng đơn, móng cọc, móng băng, giằng móng…
– Có thư viện đất nền của nhiều tỉnh và thành phố.
C.2 Thiết kế kiểm tra móng đơn.
– Tự động xác định kích thước móng đảm bảo các điều kiện về áp lực cực hạn (Pu), cường độ tiêu chuẩn (Rtc), Ro (nhập trực tiếp, khi chưa có số liệu địa chất), chọc thủng .
– Xác định diện tích thép, lún của móng. Xét được ảnh hưởng của mực nước ngầm.
– Tự động tính toán độ cứng của nền trong bài toán phân tích đồng thời.
– Tính móng có độ lệch tâm lớn theo phương pháp PTHH kiểu phân tích đồng thời.
– Phân tích thiết kế kiểm tra tương tác giữa người và máy.
– Kiểm tra khả năng chịu lực không chỉ cho lớp đất đặt móng mà còn cho nhiều lớp đất ở phía dưới.
C-3 Tính sức chịu tải của cọc.
– Có thể xét được cọc đóng, cọc ép, cọc nhồi, cọc baret, cọc xi măng đất, cọc ứng lực .
– Tính sức chịu tải theo nhiều phương pháp: số liệu thống kê (TCVN 205-1998, phụ lục A), cường độ đất nền kê (TCVN 205-1998, phụ lục B), xuyên tĩnh, xuyên tiêu chuẩn (Meyerhoff, Nhật bản), từ kết quả nén tĩnh.
– Xác định chiều dài của cọc khi biết sức chịu tải.
– Vẽ biểu đồ sức chịu tải của cọc theo chiều sâu.
– Tính toán khả năng chịu tải ngang của cọc theo quy phạm và phương pháp PTHH.
– Phân tích cọc baret, tường vây theo nhiều giai đoạn thi công.
– Kiểm tra cọc cho những  trường hợp cọc hạ không đủ chiều dài hay bị lệch.
– Tính toán hiệu ứng nhóm cọc.
– Báo cáo kết quả tính dạng Excel.
C-4 Thiết kế kiểm tra móng cọc.
– Có thể xét được cọc đóng, cọc ép, cọc nhồi, cọc baret, cọc xi măng đất .
– Tự động bố trí cọc trong đài. Người dùng có thể thay đổi bằng cách nhập toạ độ hay vẽ từ AutoCAD
– Tính toán móng theo phương pháp quy phạm hay phần tử hữu hạn để tính phản lực cọc, mô men trong đài, xác định chiều cao đài, lún của cọc, lún tổng thể của móng, cường độ đất nền dưới mũi cọc.
– Xác định độ cứng của cọc, tính toán móng làm việc đồng thời trong bài toán móng lệch tâm lớn áp dụng phương pháp PTHH và tính toán lặp.
C-5. Kiểm tra móng băng, hệ dầm trực giao
– Kiểm tra diện tích đáy móng đảm bảo các điều kiện về cường độ cực hạn hay áp lực tiêu chuẩn .
– Tự động xác định hệ số nền theo các phương pháp như Bowls, P/s..
– Tính toán nội lực trong dầm móng theo PTHH.
– Xác định diện tích thép trong dầm móng, diện tích thép trong cánh móng.
C-6 Phân tích thiết kế hệ dầm, giằng móng.
– Xác định nội lực dầm giằng móng theo PTHH có xét đến ảnh hưởng độ cứng nền, lún lệch giữa các móng
– Thiết kế tính toán diện tích thép trong móng.
C-7 Tính toán móng hợp khối.
– Phân tích bài toán móng chung cho nhiều cột.
– Tính toán móng cho nhà có thang máy.
C-8 Tính toán tường chắn đất.
– Nhập số liệu địa chất theo hệ thống quản lý chung của rdsuite (Nhập trực tiếp, nhập từ thư viện).
– Tự tính các chỉ tiêu cơ lý của lớp đất đắp và cho phép người dùng điều chỉnh.
– Hình dạng tường cho 3 loại: lưng thẳng, dốc thuận và dốc nghịch.
– Mái đất bạt góc a và mặt đất có thể phẳng và hay nghiêng.
– Kè có thể là kè đá hay kè bê tông.
– Tải trọng: Ngoài các dạng áp lực (chủ động, bị động, áp lực thủy tĩnh…) do phần mềm tính, người dùng còn có thể nhập các tải trọng phân bố đều, tập trung trên mái đất và tải trọng động đất, tải trọng do ảnh hưởng của nước mưa…
– Tự động tính toán hệ số an toàn.
– Tính toán áp lực chủ động, áp lực bị động, áp lực nước, các áp lực do phụ tải gây ra lên thân tường theo nhiều lý thuyết và phương pháp khác nhau như Coulomb, Rankin, Xoklopvski, Bishop, Fellniuos .
– Kiểm tra ổn định lật của tường.
– Kiểm tra ổn định trượt của tường.
– Kiểm tra ổn định trượt sâu của tường.
– Kiểm tra ứng suất kéo và nén trong thân tường.
– Kiểm tra cường độ đất đáy tường.
– Tính toán lún của tường.

D. THIẾT KẾ KIỂM TRA CẤU KIỆN BÊ TÔNG CỐT THÉP (Mô đun RDS)
D-1 Thiết kế xác định diện tích thép trong dầm theo TCVN 356-2005.
– Kiểm tra cấu kiện dầm theo TCVN 5574-2012.
– Thiết kế dầm chịu cắt theo phương pháp mới nhất của TCVN và CP 52 (Nga).
– Kiểm tra võng và nứt cho dầm.
– Tính toán Khả năng chịu  lực và hệ số an toàn.
– Xuất biểu đồ bao nội lực và sơ đồ thép của dầm; xuất báo cáo sang Excel
D-2 Thiết kế kiểm tra cột BTCT.
– Thiết kế xác định diện tích thép trong cột (từng phương) theo TCVN 5574-2012.
– Thiết kế xác định diện tích thép trong cột (theo chu vi) theo TCVN 5574-2012.
– Vẽ và kiểm tra khả năng chịu lực theo biểu đồ tương tác.
– Xác định sơ bộ kích thước cột.
– Tính toán xác định hệ số nén trong cột trong phân tích cột nhà cao tầng chịu tải động đất . Xuất biểu đồ bao nội lực và sơ đồ thép của cột trên mặt bằng; xuất báo cáo sang Excel.
D-3 Thiết kế sàn BTCT, vách BTCT.
E. KIỂM TRA CẤU KIỆN THÉP (Mô đun RDS)
E-1 Kiểm tra dầm và cột thép I tổ hợp
– Kiểm tra dầm cột tiết diện thép chữ I tổ hợp theo TCVN 338-2005.
– Xác định , kiểm tra ứng suất pháp, ứng suất tiếp trong tiết diện.
– Kiểm tra ổn định tổng thể, ổn định cục bộ của bản cánh và bản bụng
– Hiển thị kết quả đồ hoạ, xuất báo cáo sang excel.
E-2 Kiểm tra cấu kiện dàn thép
– Kiểm tra dàn thép với tiết diện thép góc, thép hộp hay hình dạng bất kỳ.
– Kiểm tra ứng suất pháp và độ mảnh của cấu kiện dàn.
– Hiển thị kết quả đồ hoạ, xuất báo cáo sang excel.
E-3 Tính toán liên kết
– Tính toán liên kết cho cột và móng.
– Tính toán liên kết cho dầm và cột, dầm – dầm.
F. KÊT NỐI VỚI RDCAD ĐỂ XUẤT BẢN VẼ THI CÔNG SANG AUTOCAD (Mô đun RDS)
– Bản vẽ mặt bằng móng, chi tiết móng, cọc
– Bản vẽ mặt bằng kết cấu.
– Bản vẽ dầm và cột.
G. THƯ VIỆN THIẾT KẾ VÀ KIỂM TRA CẤU KIỆN (Mô đun RDS+RDF)
– Vai trò như sổ tay thiết kế, thiết kế đầy đủ các dạng cấu kiện như dầm, cột, dàn, sàn….
– Có thể thiết kế kiểm tra đồng thời nhiều mặt cắt.
– Nhập số liệu trên lưới tương tự excel, xuất báo cáo sang excel….

DOWNLOAD
#quantriexcel #kynangmoi

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468