Sáng nay, Nhân Viên Mới có nhận được câu hỏi của 1 bạn, và mình cảm thấy khá thú vị. Mình xin trả lời như sau:
1. Một số định nghĩa về giá trị cốt lõi:
Định nghĩa 1:
Các giá trị cốt lõi là tất cả những gì được công ty coi là không thể trả bằng tiền hay không thể thay đổi. Các giá trị cốt lõi tạo ra một nền tảng để hình thành nên nội quy của công ty.
Định nghĩa 2:
– Là một hệ thống niềm tin ảnh hưởng tới cách cư xử giữa con người với con người hay giữa các nhóm người với nhau;
– Những giá trị cốt lõi là “linh hồn” của tổ chức.
– Là những giá trị hiệu quả đã ăn sâu vào trong tổ chức.
– Giá trị cốt lõi giúp hình thành nên tâm lý tổ chức từ đó nó có thể ủng hộ hay loại bỏ tâm lí cá nhân.
Đinh nghĩa 3:
Các giá trị cốt lõi là những quy tắc hướng dẫn thiết yếu và lâu dài:
– Giúp định hướng những quyết định và hành động của một tổ chức;
– Không phải là những hành động mang tính văn hoá hay hoạt động cụ thể;
– Không được xây dựng nên vì mục tiêu tài chính hoặc những cơ lợi trong ngắn hạn;
– Tổ chức sẽ mong muốn giữ lại giá trị cốt lõi thậm chí ngay cả khi nhiệm vụ đã thay đổi.
Đinh nghĩa 4
Là những nguyên lí thiết yếu và mang tính lâu dài của một tổ chức – tập hợp các quy tắc hướng dẫn rất nhỏ có ảnh hưởng sâu sắc tới cách mà mọi người trong tổ chức suy nghĩ và hành động.
Vậy, giá trị cốt lõi là…
Giá trị cốt lõi là một số rất hiếm những quy tắc hướng dẫn có khả năng ảnh hưởng vô cùng lớn, là linh hồn của tổ chức; đó là những giá trị làm nhiệm vụ hướng dẫn tất cả các hành động.
Giá trị cốt lõi rất có chiều sâu. Và đó là những giá trị cực kì quan trọng. Các giá trị này rất ít khi thay đổi theo sự thay đổi của thị trường. Mặt khác, thường thì các tổ chức sẽ thay đổi thị trường nếu cần thiết để duy trì các giá trị cốt lõi thực tế của tổ chức mình.
2. Minh chứng
Walt Disney
Walt Disney có giá trị cốt lõi tập trung vào trí tưởng tượng và lợi ích cho sức khỏe con người. Những thứ này không xuất phát từ những nhu cầu của thị trường mà từ niềm tin nội tại của người sáng lập rằng: người ta phải nuôi dưỡng trí tưởng tượng và lợi ích cho sức khỏe con người và chỉ vậy mà thôi.
P&G
William Procter và James Gamble đã đưa trọng tâm về tính ưu việt của sản phẩm vào nền văn hóa của công ty P&G không đơn thuần như là một chiến lược để dẫn tới thành công mà như là một triết lý mang tính tôn giáo. Và giá trị đó đã được những người trong P&G truyền lại cho nhau trong suốt hơn 15 thập kỷ. Sự phục vụ cho khách hàng – ở mức gần như quỵ lụy – là phong cách sống tại Nordstrom (cơ sở này ra đời từ năm 1901, tám thập kỷ trước khi các chương trình phục vụ khách hàng trở thành thời thượng).
Johnson & Johnson
+ Công ty tồn tại để làm dịu bớt nỗi đau và bệnh tật
+ “Chúng tôi có một hệ thống cấp bậc trách nhiệm: khách hàng là trên hết, nhân viên đứng thứ hai, toàn xã hội đứng thứ bai, và cổ đông đứng thứ tư”
+ Cơ hội hội và phần thưởng cho các cá nhân dựa trên sự xứng đáng
+ Phi tập trung hoá = Sáng tạo = Năng suất
Đối với Bill Hewlett và David Packad thì sự tôn trọng dành cho cá nhân là giá trị cá nhân sâu sắc nhất; họ không có được giá trị đó qua sách vở hay qua các tiền bối trong ngành quản lý.
Ralph S Larson, Tổng giám đốc điều hành của công ty Johnson & Johnson, giải thích : “Những giá trị cốt lõi nằm sâu ẩn trong niềm tin của chúng tôi có thể là một lợi thế cạnh tranh, nhưng đó không phải là lý do tại sao chúng tôi có những giá trị đó. Chúng tôi có chúng vì chúng xác định chúng tôi đang đeo đuổi gì, và chúng tôi sẽ lưu giữ chúng ngay cả khi chúng đã trở thành một bất lợi cạnh tranh trong một số tình huống nào đó.”
3. Vậy doanh nghiệp được gì?
Khách hàng sẽ cảm nhận được giá trị từ những sản phẩm của doanh nghiệp.
Vai trò của người lao động trong doanh nghiệp (từ những nhân viên trực tiếp tác nghiệp đến đội ngũ lãnh đạo) được nâng cao đúng tầm, hơn hẳn tại các doanh nghiệp khác trong ngành. Mà, đề cao vai trò của người lao động, chính là đề cao sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Tóm lại, giá trị cốt lõi định hướng suy nghĩ và hành động của các thành viên doanh nghiệp, chi phối cảm nhận, suy nghĩ và hành động của khách hàng, đối tác và xã hội.
4. Bàn luận thêm
– Điểm mấu chốt là một công ty lớn phải tự quyết định về những giá trị nào mà mình cho là cốt lõi, phần lớn biệt lập với môi trường đương thời, những nhu cầu cạnh tranh, hay những trào lưu quản lý. Như vậy rõ ràng là không có một tập hợp giá trị cốt lõi đúng cho mọi lúc mọi nơi.
– Một công ty không nhất thiết phải có giá trị cốt lõi dưới hình thức hệ thống phục vụ khách hàng (Sony không có) hay sự kính trọng dành cho cá nhân (Disney không có) hay chất lượng (Wal-Mart Stores không có) hay tập trung vào thị trường (HP không có) hay sự cộng tác nhóm (Nordstom không có).
– Một công ty có thể có những hoạt động tác nghiệp và những chiến lược kinh doanh xây dựng quanh những đặc tính mà không nhất thiết dùng chúng như là chất tinh túy để giá trị cốt lõi của mình hiện hữu. Thêm nữa, những công ty nổi danh không nhất thiết phải có những giá trị cốt lõi dễ thương hay nhân ái, tuy rằng nhiều công ty có chúng.
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.