Để bắt đầu nghiên cứu, học hỏi hoặc viết về một vấn đề nào đó, chúng ta thường lúng túng vì không biết phải bắt đầu như thế nào, tiến hành ra làm sao, tại sao chúng ta phải làm điều này, nó có ích lợi gì hay không, …? Xin trích đăng lại bài hướng dẫn một kỹ thuật tư duy đơn giản mà hiệu quả: công cụ 5W1H từ trang web www.giaovien.net – Trung tâm hỗ trợ giáo viên.
5W1H viết tắt từ các từ sau:
What? (Cái gì?)
Where? (Ở đâu?)
When? (Khi nào?)
Why? (Tại sao?)
How? (Như thế nào?)
Who? (Ai?)
Để trình bày một ý tưởng, tóm tắt một sự kiện, một cuốn sách hoặc bắt đầu nghiên cứu một vấn đề, chúng ta hãy tự đặt cho mình những câu hỏi sau:
WHAT? (Cái gì?)
– Cái đó là gì?
– Nó đề cập đến vấn đề gì?
– Kế tiếp sự kiện này, thì cái gì khác xảy ra? (What else)
– Cuốn sách này trình bày vấn đề gì?
– Bài học này trình bày vấn đề gì?
– Tại sao phải sử dụng ICT trong dạy học?
– Những câu hỏi phụ của vấn đề này là gì?…
WHERE (Ở đâu?)
– Vấn đề trình bày nằm trong lĩnh vực nào?
– Sự kiện lịch sử này xảy ra ở địa điểm nào?
– Vấn đề này còn liên quan đến các lĩnh vực nào khác?
– Loại thảo dược này thường được trồng ở đâu?
– Bài báo này đăng trên tạp chí nào?
– Tìm hiểu kiến thức về việc ứng dụng ICT trong dạy học ở đâu?
– Bài thuyết trình này sẽ được trình bày trong nhóm hay trước lớp?…
WHEN (Khi nào?)
– Sự kiện này xảy ra khi nào?
– Vấn đề này, trước đây đã có ai nghiên cứu chưa, khi nào?
– Khái niệm này bắt đầu xuất hiện khi nào?
– Khi nào thì cần ứng dụng ICT trong bài dạy?
– Khi nào thì mình sẽ trình bày bài thuyết trình này?
– Các bước nghiên cứu (đề tài tốt nghiệp, luận văn, tiểu luận, …) sẽ được thực hiện theo thời gian nào, hoặc phải kết thúc từng bước khi nào?…
WHY (Tại sao?)
– Tại sao phải nghiên cứu vấn đề này?
– Tại sao tác giả cuốn sách lại lựa chọn cách sắp xếp như thế này?
– Tại sao thí nghiệm này không diễn ra đúng như dự kiến? (Why not)
– Tại sao giáo viên truy cập nhiều vào website giaovien.net?
– Tại sao cuộc khởi nghĩa này nổ ra? Tại sao nó thất bại?
– Tại sao hồi nhỏ mình học trong trường thuộc loại khá giỏi mà bây giờ vẫn luôn chật vật về kinh tế?…
– Cái đó là gì?
– Nó đề cập đến vấn đề gì?
– Kế tiếp sự kiện này, thì cái gì khác xảy ra? (What else)
– Cuốn sách này trình bày vấn đề gì?
– Bài học này trình bày vấn đề gì?
– Tại sao phải sử dụng ICT trong dạy học?
– Những câu hỏi phụ của vấn đề này là gì?…
WHERE (Ở đâu?)
– Vấn đề trình bày nằm trong lĩnh vực nào?
– Sự kiện lịch sử này xảy ra ở địa điểm nào?
– Vấn đề này còn liên quan đến các lĩnh vực nào khác?
– Loại thảo dược này thường được trồng ở đâu?
– Bài báo này đăng trên tạp chí nào?
– Tìm hiểu kiến thức về việc ứng dụng ICT trong dạy học ở đâu?
– Bài thuyết trình này sẽ được trình bày trong nhóm hay trước lớp?…
WHEN (Khi nào?)
– Sự kiện này xảy ra khi nào?
– Vấn đề này, trước đây đã có ai nghiên cứu chưa, khi nào?
– Khái niệm này bắt đầu xuất hiện khi nào?
– Khi nào thì cần ứng dụng ICT trong bài dạy?
– Khi nào thì mình sẽ trình bày bài thuyết trình này?
– Các bước nghiên cứu (đề tài tốt nghiệp, luận văn, tiểu luận, …) sẽ được thực hiện theo thời gian nào, hoặc phải kết thúc từng bước khi nào?…
WHY (Tại sao?)
– Tại sao phải nghiên cứu vấn đề này?
– Tại sao tác giả cuốn sách lại lựa chọn cách sắp xếp như thế này?
– Tại sao thí nghiệm này không diễn ra đúng như dự kiến? (Why not)
– Tại sao giáo viên truy cập nhiều vào website giaovien.net?
– Tại sao cuộc khởi nghĩa này nổ ra? Tại sao nó thất bại?
– Tại sao hồi nhỏ mình học trong trường thuộc loại khá giỏi mà bây giờ vẫn luôn chật vật về kinh tế?…
HOW (Như thế nào?)
– Chiếc máy này hoạt động như thế nào?
– Công việc này nên bắt đầu như thế nào?
– Dự án này sẽ tiêu tốn bao nhiêu? (How much)
– Các sự kiện và nhân vật trong cuốn tiểu thuyết này được kết nối như thế nào?
– Sự kiện lịch sự này đã làm đối phương thiệt hại bao nhiêu quân trang, vũ khí và người? (How many)
– Phong cách của bài báo sắp tới nên như thế nào?
WHO (Ai?)
– Ai đã nghiên cứu vấn đề này?
– Ai phụ trách dự án này?
– Bài trình bày sắp tới dành cho đối tượng nào?
– Khi mình gặp khó khăn trong ứng dụng ICT, mình sẽ hỏi ai?
– Ai sẽ hưởng lợi khi dự án này được tiến hành? Còn ai khác không? (Who else)
– Ai là tác giả của cuốn sách đang làm dư luận xôn xao?
– Chính sách này của nhà nước hướng đến đối tượng nào?
– Chiếc máy này hoạt động như thế nào?
– Công việc này nên bắt đầu như thế nào?
– Dự án này sẽ tiêu tốn bao nhiêu? (How much)
– Các sự kiện và nhân vật trong cuốn tiểu thuyết này được kết nối như thế nào?
– Sự kiện lịch sự này đã làm đối phương thiệt hại bao nhiêu quân trang, vũ khí và người? (How many)
– Phong cách của bài báo sắp tới nên như thế nào?
WHO (Ai?)
– Ai đã nghiên cứu vấn đề này?
– Ai phụ trách dự án này?
– Bài trình bày sắp tới dành cho đối tượng nào?
– Khi mình gặp khó khăn trong ứng dụng ICT, mình sẽ hỏi ai?
– Ai sẽ hưởng lợi khi dự án này được tiến hành? Còn ai khác không? (Who else)
– Ai là tác giả của cuốn sách đang làm dư luận xôn xao?
– Chính sách này của nhà nước hướng đến đối tượng nào?
Công cụ 5W1H thoạt nhìn rất đơn giản nhưng lại tỏ ra rất hiệu quả nếu chúng ta sử dụng nó đúng đắn, khéo léo và thông minh.
Ví dụ về việc sử dụng công cụ 5W1H trong thực tiễn
Tác giả T.T.H – một người làm việc cho CENTEA – cho biết đã sử dụng công cụ 5W1H để thực hiện bài viết thú vị “Học cách Tư duy tích cực”.
Sau đây là các phân tích của anh ta với công cụ 5W1H để thực hiện bài viết thú vị và hữu ích trên:
WHAT: Bài viết sẽ đề cập đến vấn đề gì?
– Bài viết đề cập đến kỹ năng tư duy tích cực, nêu lên được một phác thảo sơ lược: Tư duy tích cực là gì?
-> Sự ra đời của phần 1 của bài viết: Tư duy tích cực là gì?
– Bài viết đề cập đến kỹ năng tư duy tích cực, nêu lên được một phác thảo sơ lược: Tư duy tích cực là gì?
-> Sự ra đời của phần 1 của bài viết: Tư duy tích cực là gì?
WHERE: Bài viết sẽ được đăng tải ở đâu? Tài liệu tìm từ đâu?
– Bài viết sẽ được đăng tải trên website giaovien.net. Tài liệu được tìm kiếm trên mạng thông tin Internet (phần Nguồn tham khảo ở cuối bài viết)
– Bài viết sẽ được đăng tải trên website giaovien.net. Tài liệu được tìm kiếm trên mạng thông tin Internet (phần Nguồn tham khảo ở cuối bài viết)
WHEN: Khi nào bài viết được đăng?
– Sau khi bài viết đã được kiểm tra các lỗi chính tả bởi CENTEA và duyệt toàn bộ nội dung bài.
– Sau khi bài viết đã được kiểm tra các lỗi chính tả bởi CENTEA và duyệt toàn bộ nội dung bài.
WHY: Tại sao phải thực hiện bài viết này? Tại sao phải tư duy tích cực?
– Vì mong muốn cung cấp đến cộng đồng giáo viên những kiến thức về các kỹ năng sống, mà tư duy tích cực là một trong những kỹ năng có vai trò quan trọng trong việc phòng tránh và giảm stress, cân bằng công việc và cuộc sống, phát triển sức mạnh tinh thần.
– Vì mong muốn cung cấp đến cộng đồng giáo viên những kiến thức về các kỹ năng sống, mà tư duy tích cực là một trong những kỹ năng có vai trò quan trọng trong việc phòng tránh và giảm stress, cân bằng công việc và cuộc sống, phát triển sức mạnh tinh thần.
– Để trả lời câu hỏi “Tại sao phải tư duy tích cực?”, bài viết cần đưa ra các yếu tố thuyết phục người đọc về lợi ích của tư duy tích cực để thuyết phục họ về tầm quan trọng của kỹ năng này. -> Sự ra đời của phần 2 của bài viết: Tại sao phải tư duy tích cực?
HOW: Bài viết cần được thực hiện như thế nào? Muốn tư duy tích cực thì phải làm sao?
– Vì đối tượng nhắm đến của bài viết là những người không biết hoặc biết nhưng chưa nắm cụ thể và rõ ràng nó là gì? Do đó, bài viết cần được thực hiện với một văn phong lôi cuốn nhưng dễ hiểu, đơn giản và rõ ràng. Đồng thời, các ví dụ đưa ra phải ít nhiều dính dáng đến giáo viên.
– Vì đối tượng nhắm đến của bài viết là những người không biết hoặc biết nhưng chưa nắm cụ thể và rõ ràng nó là gì? Do đó, bài viết cần được thực hiện với một văn phong lôi cuốn nhưng dễ hiểu, đơn giản và rõ ràng. Đồng thời, các ví dụ đưa ra phải ít nhiều dính dáng đến giáo viên.
– Để trả lời câu hỏi “Muốn tư duy tích cực thì phải làm sao?” thì cần đưa ra được các phương pháp thực hành, các lời khuyên để tham khảo. -> Sự ra đời của phần 3 của bài viết: Làm thế nào để tư duy tích cực?
WHO: Đối tượng của bài viết là ai? Ai viết bài này? Ai kiểm tra và duyệt nội dung?
– Đối tượng của bài viết là các Thầy Cô và các bạn muốn tìm hiểu về kỹ năng Tư duy tích cực. Có thể họ chưa biết hoặc có nghe qua cụm từ “Tư duy tích cực” nhưng không nắm hết các vấn đề, kỹ thuật liên quan.
– Người viết bài: chính là …tui đây.
– Ai duyệt bài? Ban quản trị của CENTEA.
– Đối tượng của bài viết là các Thầy Cô và các bạn muốn tìm hiểu về kỹ năng Tư duy tích cực. Có thể họ chưa biết hoặc có nghe qua cụm từ “Tư duy tích cực” nhưng không nắm hết các vấn đề, kỹ thuật liên quan.
– Người viết bài: chính là …tui đây.
– Ai duyệt bài? Ban quản trị của CENTEA.
Bên trên là những phác thảo của tác giả T.T.H để thực hiện bài viết “Học cách Tư duy tích cực”. Chúng ta thấy rằng, việc sử dụng công cụ này thật đơn giản nhưng rất hiệu quả.
Công cụ 5W1H còn có thể được sử dụng hiệu quả trong nhiều trường hợp khác như: thuyết trình, nghiên cứu khoa học, tóm tắt một cuốn sách, ghi nhớ một sự kiện,…5W1H cũng có thể sử dụng chung với Bản đồ tư duy để giải quyết nhiều vấn đề khác nhau trong giảng dạy, học tập, kinh doanh, đàm phán,…
Một chút thông tin về nguồn gốc của 5W1H
Một chút thông tin về nguồn gốc của 5W1H
Khái niệm 5W1H được cho là có nguồn gốc từ bài thơ “The Elephant’s Child” của Rudyard Kipling. Bài thơ này như sau:
I have six honest serving-men
They taught me all I knew
Their names are What and Where and When
And How and Why and Who.
Tạm dịch:
Tôi có 6 người đầy tớ trai trung thực
Họ đã dạy cho tôi biết mọi thứ
Tên của họ là What và Where và When
Và How và Why và Who.
Họ đã dạy cho tôi biết mọi thứ
Tên của họ là What và Where và When
Và How và Why và Who.
CENTEA hy vọng bài viết đã đưa đến cho Thầy Cô và các bạn một công cụ mới, đơn giản nhưng đầy hiệu quả để giúp sức cho công việc của Thầy Cô và các bạn.
Hãy luôn giữ bên mình 6 người đầy tớ tận tụy và trung thành này.
Hãy luôn giữ bên mình 6 người đầy tớ tận tụy và trung thành này.
:
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.