Bài trước, tôi đã giới thiệu với các bạn một số nội dung chính của Mô hình phân tích SWOT cũng như vai trò và tác dụng của nó. Bài này tôi xin giới thiệu với các bạn Một số gợi ý để thực hành phân tích theo mô hình SWOT. Tôi hi vọng bài viết này sẽ có ích cho các Doanh nhân vã những người luôn mong muốn tổ chức công việc một các khoa học.
Gợi ý thực hành phân tích SWOT
Albert Humphrey, nhà kinh tế, thành viên Ban quản trị của cùng lúc 5 công ty đồng thời là chuyên gia cố vấn cho hơn 100 công ty tại Anh, Mỹ, Mê-hi-cô, Pháp, Thụy Sĩ, Đức, Na Uy và Đan Mạch, đã cụ thể hóa SWOT thành 6 mục hành động sau:
1. Sản phẩm (Chúng ta sẽ bán cái gì?)
2. Quá trình (Chúng ta bán bằng cách nào?)
3. Khách hàng (Chúng ta bán cho ai?)
4. Phân phối (Chúng ta tiếp cận khách hàng bằng cách nào?)
5. Tài chính (Giá, chi phí và đầu tư bằng bao nhiêu?)
6. Quản lý (Làm thế nào chúng ta quản lý được tất cả những hoạt động đó?)
6 mục trên cung cấp một cái khung để phát triển các vấn đề trong SWOT. Đây có thể coi là một “bước đột phá”, vì vậy, chắc hẳn cần phải giải thích thêm đôi chút. Các yêu cầu trong SWOT được phân loại thành 6 mục như trên sẽ giúp đánh giá các mục theo cách định lượng hơn, giúp các nhóm làm việc có trách nhiệm hơn trong bối cảnh hoạt động của doanh nghiệp hay tổ chức, từ đó dễ dàng quản lý các hành động hơn. Mục tiêu hết sức quan trọng của quá trình là đạt được cam kết giữa các nhóm tham gia – phần này được giải thích bằng mô hình TAM (Team Action Management Model – Mô hình quản lý hoạt động nhóm) của Albert Humphrey.
Chừng nào còn phải xác định các hành động được cụ thể hóa từ SWOT, các nguyên nhân và mục đích phân tích SWOT, chừng đó, khả năng và quyền hạn quản lý nhân viên của bạn còn đóng vai trò quan trọng trong việc đưa đến một sự nhất trí về ý tưởng và phương hướng hoạt động.
Dựa vào bối cảnh cụ thể, một mô hình phân tích SWOT có thể đưa ra một, hay một vài mục trong danh sách 6 bước hành động nói trên. Dù trong trường hợp nào đi nữa, SWOT về cơ bản cũng sẽ cho bạn biết những gì là “tốt” và “xấu” trong công việc kinh doanh hiện tại hay đối với một đề xuất mới cho tưong lai.
Nếu đối tượng phân tích SWOT của bạn là công việc kinh doanh, mục tiêu phân tích là cải thiện doanh nghiệp, thì SWOT sẽ được hiểu như sau:
”Điểm mạnh” (Duy trì, xây dựng và làm đòn bẩy)
”Cơ hội” (Đánh giá một cách lạc quan)
”Điểm yếu” (Phương thuốc để sửa chữa hoặc để thoát khỏi điểm yếu)
”Nguy cơ” (Các trở ngại)
Nếu phân tích SWOT được dùng để đánh giá một ý tưởng hay đề xuất, nó có thể chỉ ra rằng ý tưởng hay đề xuất đó quá yếu (đặc biệt khi so sánh với việc phân tích các đề xuất khác) và không nên đầu tư vào đó. Trong trường hợp này, không cần đưa ra các kế hoạch hành động tiếp theo.
Nếu phân tích cho thấy ý tưởng hay đề xuất nào đó thực sự có khả năng thành công, bạn có thể coi đây là một công việc kinh doanh, và chuyển các mục trong SWOT thành hành động phù hợp.
Trên đây là nội dung chính lý thuyết của Albert Humphrey liên quan đến việc phát triển các mục trong phân tích SWOT thành hành động nhằm mục tiêu thay đổi doanh nghiệp hoặc tổ chức.
Ngoài ra, SWOT còn có một số cách áp dụng khác, tùy theo hoàn cảnh và mục đích của bạn, chẳng hạn, nếu bạn chỉ tập trung vào một bộ phận chứ không phải cả doanh nghiệp, bạn nên sắp xếp lại 6 mục nêu trên sao cho nó có thể phản ánh đầy đủ các chức năng của bộ phận, sao cho các mục trong SWOT có thể được đánh giá cụ thể nhất và được quản lý tốt nhất.
Khung phân tích SWOT
Mô hình phân tích SWOT được áp dụng trong việc đánh giá một đơn vị kinh doanh, một đề xuất hay một ý tưởng. Đó là cách đánh giá chủ quan các dữ liệu được tổ chức theo một trình tự lô-gíc nhằm giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề, từ đó có thể thảo luận và ra quyết định hợp lý và chính xác nhất.
Khung phân tích SWOT dưới đây sẽ giúp chúng ta suy nghĩ một cách chuyên nghiệp và đưa ra quyết định ở thế chủ động chứ không chỉ dựa vào các phản ứng bản năng hay thói quen cảm tính.
Khung phân tích SWOT thường được trình bày dưới dạng lưới, bao gồm 4 phần chính thể hiện 4 nội dung chính của SWOT: Điểm mạnh, Điểu yếu, Cơ hội và Nguy cơ, một số các câu hỏi mẫu và câu trả lời được điền vào các phần tương ứng trong khung. Những câu hỏi nêu dưới đây chỉ là ví dụ, người đọc có thể thay đổi cho phù hợp với từng đối tượng phân tích cụ thể. Một điều cần hết sức lưu ý, đó là đối tượng phân tích cần được xác định rõ ràng, vì SWOT chính là tổng quan của một đối tượng – có thể là một công ty, một sản phẩm, một dự án, một ý tưởng, một phương pháp hay một lựa chọn…
Sau đây là ví dụ về những đối tượng tiềm năng có thể được đánh giá thông qua phân tích SWOT:
– Một công ty (Vị thế của công ty trên thị trường, khả năng tồn tại,…)
– Một phương pháp phân phối hoặc bán hàng.
– Một sản phẩm hoặc một nhãn hiệu.
– Một ý tưởng kinh doanh.
– Một sự lựa chọn chiến lược, chẳng hạn như thâm nhập thị trường mới hay tung ra sản phẩm mới.
– Một cơ hội thực hiện sát nhập.
– Một đối tác kinh doanh tiềm năng.
– Khả năng thay đổi nhà cung cấp.
– Khả năng thuê ngoài (outsource) một dịch vụ hay nguồn lực.
– Một cơ hội đầu tư.
Cần đảm bảo miêu tả đối tượng phân tích thật rõ ràng để những người tham gia vào việc phân tích hay những người xem kết quả phân tích có thể hiểu đúng mục đích của việc đánh giá và các gợi ý của SWOT.
Sau đây là khung phân tích SWOT
http://bp2.blogger.com/_losSSyiQ08U/RzeoMozDSJI/AAAAAAAAAEc/B_FD2GDIjhA/s1600-h/swot-1.jpg
http://bp3.blogger.com/_losSSyiQ08U/RzeoM4zDSKI/AAAAAAAAAEk/t-tkilcxBsI/s1600-h/swot-2.jpg
Ví dụ về phân tích SWOT
Ví dụ về phân tích SWOT dưới đây là một tình huống tưởng tượng. Kịch bản được phóng tác dựa trên thực tế hoạt động của một công ty chế tạo cung cấp đầu vào cho các công ty khác – công ty này từ trước đến nay thường dựa vào các nhà phân phối để đưa sản phẩm tới thị trường người tiêu dùng. Vì thế, cơ hội – chính là đối tượng phân tích SWOT – với nhà sản xuất này là tạo ra một công ty mới để phân phối các sản phẩm trực tiếp tới một số mảng thị trường mà các nhà phân phối hiện tại chưa tiếp cận.
Ví dụ về Phân tích SWOT
Phân tích môi trường bên trong của ngành Giấy Việt Nam _ 2008
Điểm mạnh(W): Ngành Giấy Việt Nam luôn quan tâm đến các chương trình đào tạo kỹ sư và công nhân kỹ thuật cho mình, thể hiện qua việc phối hợp đào tạo với Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và một số trường đại học của Trung Quốc. Lực lượng lao động của ngành Giấy Việt Nam dồi dào, chi phí lao động thấp.
Ngoài ra, điều kiện tự nhiên của Việt Nam rất thuận lợi cho phát triển các vùng nguyên liệu giấy. Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm, số giờ nắng trong năm cao nên thực vật sinh khối nhanh. Nếu tận dụng tốt điểm mạnh này, ngành Giấy Việt Nam không những chỉ giải quyết được sự mất cân đối giữa năng lực sản xuất giấy và năng lực sản xuất bột giấy hiện nay, mà còn có thể xuất khẩu bột giấy trong tương lai.
Điểm yếu(Y): Một trong những điểm yếu lớn nhất của ngành Giấy Việt Nam hiện nay là thiếu vốn. Tổng tài sản lưu động của Tổng Công ty Giấy Việt Nam ước đạt 1.600 tỷ đồng, trong khi đó, riêng nhu cầu về vốn cho các dự án đầu tư mới đã lên đến 37.500 tỷ đồng.
Các chính sách đầu tư, tín dụng, chính sách thuế… hiện nay chưa hấp dẫn người trồng rừng. Năng lực trồng rừng của Tổng Công ty Giấy Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng của ngành.
Công nghệ của các cơ sở sản xuất giấy của Việt Nam thuộc loại lạc hậu. 3 nhà máy lớn sản xuất giấy là Bãi Bằng, Tân Mai, Đồng Nai, tuy công nghệ được coi là hiện đại nhưng tuổi thọ cũng đã 20 – 40 năm. Điều này dẫn đến chất lượng sản phẩm và năng suất lao động thấp; hao phí nguyên nhiên vật liệu ở mức cao. Ngoài ra, một nguyên nhân khác làm cho năng suất lao động thấp là số lao động tại mỗi nhà máy đều vượt 20 – 50% so với định biên.
Chất lượng sản phẩm thấp. Chỉ có một vài nhà máy lớn đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng tương đương giấy ngoại. Tổng Công ty Giấy Việt Nam chỉ có Công ty Giấy Bãi Bằng và Công ty Giấy Tân Mai là đạt chứng chỉ ISO 9002.
Quy mô và công suất của các nhà máy sản xuất giấy của Việt Nam rất khiêm tốn so với các nước trong khu vực. Chỉ riêng năng lực sản xuất của Tập đoàn Indah Pulp & Paper Corp (Indonexia, 1.700.000 tấn/năm) đã gấp gần hai lần năng lực sản xuất của toàn ngành Giấy Việt Nam. Điều này làm cho ngành Giấy Việt Nam không tận dụng được lợi thế về quy mô.
Hầu hết hệ thống máy móc thiết bị và công nghệ của các nhà máy giấy Việt Nam hiện không đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường. Các cơ sở sản xuất tư nhân và các làng nghề sản xuất giấy thậm chí không có hệ thống xử lý nước thải.
Phân tích môi trường bên ngoài của ngành Giấy Việt Nam
– Cơ hội (O): Với hơn 80 triệu dân, Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng. Theo dự báo, mức tiêu thụ giấy bình quân đầu người/năm của Việt Nam năm 2010 và 2020 ước đạt 24,5 và 33,6 kg. Ngoài ra, các doanh nghiệp giấy của Việt Nam có thể thâm nhập và mở rộng thị trường ở các nước láng giềng như Trung Quốc (tỉnh Vân Nam), Campuchia và Lào…
– Nguy cơ(T): Theo lộ trình cắt giảm thuế quan AFTA, sau năm 8, thuế suất nhập khẩu các loại giấy sẽ là 0%. Lúc đó, ngành Giấy Việt Nam phải thực sự bước vào cuộc cạnh tranh bình đẳng với các nước sản xuất giấy lớn khác của ASEAN như Indonexia, Malaixia, Thái Lan và Philippin…
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.