Hàm SEARCH() và hàm SEARCHB() là hai hàm giúp các bạn xử lý chuỗi trong Excel. Khi các bạn cần tìm vị trí bắt đầu của một chuỗi văn bản con trong một chuỗi văn bản mà không phân biệt chữ hoa hay chữ thường thì các bạn sử dụng hàm SEARCH() hay SEARCHB().
Tuyển tập các giáo trình hay nhất dạy về Excel trên QuanTriExcel.info
Bài viết dưới đây QuanTriExcel.info sẽ mô tả cú pháp và cách sử dụng hàm SEARCH() và hàm SEARCHB() trong Excel.
Mô tả
Hàm SEARCH() và hàm SEARCHB() tìm kiếm và định vị vị trí một chuỗi văn bản con trong chuỗi văn bản khác. Trả về kết quả là số vị trí bắt đầu của chuỗi văn bản con từ ký tự đầu tiên trong chuỗi văn bản khác.
Hàm SEARCHB() đếm 2 byte mỗi ký tự khi đặt một trong các ngôn ngữ hỗ trợ BDCS làm ngôn ngữ mặc định, nếu không hàm SEARCH sẽ đếm 1 byte mỗi ký tự.
Cú pháp
=SEARCH(find_text,within_text, [start_num])
=SEARCHB(find_text,within_text, [start_num]))
Trong đó:
– find_text: là ký tự, văn bản mà các bạn muốn hàm SEARCH() tìm.
– within_text: văn bản, chuỗi ký tự để các bạn tìm kiếm find_text.
– start_num: vị trí bắt đầu tìm trong within_text.
Ghi chú
– Hàm SEARCH() và SEARCHB() tìm kiếm không phân biệt chữ hoa chữ thường.
– Start_num được bỏ qua sẽ có giá trị mặc định là 1.
– Nếu start_num nhỏ hơn 0 hoặc lớn hơn độ dài của within_text, hàm trả về giá trị lỗi.
– Nếu không tìm thấy giá trị find_text hàm sẽ trả về giá trị lỗi.
– Các bạn có thể dùng các ký tự đại diện: dấu hỏi chấm (?) và dấu sao (*) trong đối số find_text.
– Sử dụng start_num để bỏ qua số ký tự đã xác định. Hàm luôn trả về số ký tự tính từ ký tự đầu tiên của within_text, nếu start_num lớn hơn 1 hàm sẽ đếm cả số ký tự các bạn bỏ qua.
Ví dụ
– Tìm ký tự “p” trong chuỗi within_text bắt đầu từ vị trí thứ 3.
– Tìm từ “mem” trong chuỗi within_text.
Ngoài ra các bạn có thể kết hợp với các hàm khác nếu muốn thay thế từ vừa tìm kiếm được như hàm REPLACE() và REPLACEB() để thay thế văn bản vừa định vị, hoặc sử dụng hàm MID(), MIDB() để trả về văn bản vừa định vị.
Ví dụ: Thay thế “mem” trong chuỗi within_text bằng “cung”.
Áp dụng công thức: =REPLACE(C6,SEARCH(B7,C6),3,”cung”).
Như vậy các bạn đã biết cú pháp và cách sử dụng hàm SEARCH() và hàm SEARCHB(). Tùy mỗi yêu cầu xử lý chuỗi khác nhau mà các bạn áp dụng hàm SEARCH(), hàm SEARCHB() hay kết hợp với hàm khác sao cho đạt hiệu quả nhất. Chúc các bạn thành công!
Bài viết liên quan
?DienDan.Edu.Vn cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn. https://diendan.edu.vn/
?Các bạn tham khảo hướng dẫn tải file trên Quản Trị Excel tại đây: http://www.quantriexcel.info/2018/11/huong-dan-tai-file-tren-quan-tri-excel.html
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.