Hiện nay, nhiều nhà quản lý xuất sắc đã đút kết được một lý luận mới: “Khách hàng chưa phải là thượng đế, nhân viên của doanh nghiệp còn quan trọng hơn cả khách hàng!”
Lâu nay, các doanh nghiệp luôn đặt ra cho mình một triết lý kinh doanh rằng “khách hàng là thượng đế”, song trên thực tế, việc thực hiện được điều này lại không dễ dàng gì. Các công ty chỉ tự đánh lừa bản thân mình khi tin rằng: “Khách hàng là thượng đế”. Nhân viên sẽ không coi khách hàng là số một chỉ vì lãnh đạo của họ kỳ vọng như vậy. Chỉ khi nhân viên nhận thấy mình quan trọng như thế nào, thì họ mới chân thành chia sẻ cảm giác của mình với người khác.
Cái lý được đưa ra là, nếu công ty tạo cho nhân viên cảm giác căng thẳng, lo sợ và thất vọng thường xuyên, họ sẽ mang những cảm giác ấy về nhà, tạo ra những căng thẳng trong gia đình và họ sẽ lại mang tâm trạng ấy đến công ty ngày hôm sau, rồi hôm sau nữa, vòng quay ấy lặp đi lặp lại… Dần dần, sự đam mê, nhiệt tình trong công việc sẽ bị thay thế bằng nỗi lo sợ, trách nhiệm phải hoàn thành công việc luôn đè nặng trên vai. Hậu quả xấu hơn là khi nhân viên của bạn đến gặp khách hàng bằng chính tâm trạng bất ổn ấy. Lúc đó, khách hàng sẽ là người hứng chịu sự khó chịu, bực bội ấy và họ sẽ chẳng thể là thượng đế theo đúng những gì mà ông chủ doanh nghiệp mong muốn.
Nói cách khác, người nhân viên phải thật sự hài lòng với công việc và mức lương họ đang làm việc thì mới có thể phục vụ cho khách hàng của doanh nghiệp một cách hiệu quả và tạo nên uy tín ngày càng vững vàng hơn.
Theo một vài khảo sát nhỏ của tác giả trên 1 số diễn đàn, hiện nay, lương là vấn đề được người lao động quan tâm nhiều nhất khi ửng tuyển, làm việc trong một doanh nghiệp nào đó. Vì thế, khảo sát về lương của nhân viên là một việc làm quan trọng để phát triển doanh nghiệp trong xu thế hiện nay.
Khảo sát về lương ICT 2012 nhằm giúp các doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường tiền lương, đặc biệt là trong lĩnh vực ICT. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể, thấu hiểu những thuận lợi/khó khăn, khen ngợi/phàn nàn, đồng tình/phản đối của người nhân viên đối với mối quan hệ công việc và mức lương, qua đó doanh nghiệp:
• Nhận biết những vấn đề tồn tại trong môi trường làm việc – mức lương…
• Dễ dàng định hướng chính sách nhân sự
• Hoạch định các bước giải quyết vấn đề
• Góp phần giảm tỷ lệ thôi việc của nhân viên, thu hút và giữ nhân tài;
• Khuyến khích nhân viên góp ý chia sẽ cùng phát triển doanh nghiệp, nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên
• Tăng năng suất, doanh thu & lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh;
• Giảm thời gian và chi phí không hợp lý trong quá trình tái cơ cấu.
=> Giúp cho nhân viên có tinh thần phục vụ khách hàng hiệu quả, tạo ra uy tín cho doanh nghiệp.
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.