RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị Marketing

Không biết SWOT thì đừng làm Marketing nữa

Advertisement

Đúng như tiêu đề, bất cứ một người làm Marketing nào, cho dù làm đúng hay trái chuyên ngành thì điều tối thiểu nhất là phải biết mô hình SWOT. Đây không khác gì mấy với việc bạn phải vượt qua môn học tiên quyết để được học những môn tiếp theo. Nhưng theo tôi biết, hình thức này đang dần bị xóa bỏ ở các trường Đại học. Quả thật là tai hại khi sinh viên chưa đạt được những kiến thức nền tảng đã bị nhồi nhét những kiến thức ở mức độ nâng cao hơn. 


Quay lại với chủ đề chính, thay vì chỉ sử dụng não trái để học thuộc những lý thuyết khó nuốt này thì tại sao bạn không hào phóng mà sử dụng thêm sự trợ giúp 50-50 từ não phải nhỉ. Nào, hãy thử hiểu về mô hình SWOT theo một chiều hướng tươi mới hơn. Dẹp qua một bên về lịch sử của nó, cái quan trọng là phải hiểu bản chất cái đã, rồi tha hồ mà đọc thêm. 

0.  SWOT

S là Strengths nghĩa là điểm mạnh
W là Weaknesses nghĩa là điểm yếu
O là Opportunities nghĩa là cơ hội
T là Threats nghĩa là nguy cơ
Lý thuyết không thì nghe chán lắm. Chúng ta hãy thử sử dụng mô hình này để phân tích về con gái. Đây chỉ là quan điểm cá nhân của tôi thôi và bạn hoàn toàn có thể có một quan điểm khác, chỉ là chúng ta nên tôn trọng quan điểm cá nhân của nhau để dễ giao tiếp hơn.


1. Điểm mạnh

– Gái tính (dịu dàng, duyên dáng, đảm đang, chu đáo, khéo léo, mềm mỏng, chịu thương, chịu khó, nhạy cảm,…mắc mệt)
– Yếu đuối (mạnh quá đi chứ. Con gái mà không có cái này thì bọn con trai sinh ra để trưng bày à. Tuyệt chiêu anh hùng cứu mỹ nhân thì cũng từ đó mà ra.)
– Xinh đẹp (miễn bàn)
– Bền bỉ ( quá là bền bỉ luôn. Đi xe máy giữ ga rất đều, học và làm việc liên tục, đặc biệt là những chiến binh giường chiếu thực thụ)

2. Điểm yếu

– Thiếu kiên nhẫn (ai bảo sai hộ cái. Các cô có thể bắt bọn con trai đợi mình hàng giờ đồng hồ trước nhà chỉ để trang điểm nhưng lại nổi đóa khi bị đón trễ 15 phút)
– Ích kỷ (cái này là trùm rồi. Con gái không chỉ ích kỷ với nhau mà còn ích kỷ với người yêu và một vài người khác)
– Mạnh mẽ (đáng lẽ cái này phải nằm trong điểm mạnh chứ nhưng không, mạnh mẽ làm con gái trở nên chai sạn. mệt mỏi, kiệt sức và chán nản. Họ vẫn chỉ là con gái và rất cần một bờ vai để tựa vào)
– Mê tiền (Cái này thì không đánh đồng tất cả và bản chất của nó không xấu. Nhưng một số bạn gái thay vì lấy đó làm động lực để phấn đấu thì lại rút ngắn thời gian bằng cách tìm đến đại gia hay đi trên những con đường không mấy tốt đẹp)
– Ghen tuông ( đáng sợ hơn đáng thương. Chứng kiến những clip trên mạng về cảnh đánh ghen của tụi con gái mới lớn thôi chứ chưa nói đến các bà vợ là đã thấy nổi hết cả da gà rồi)

3. Cơ hội

– Hiện nay, việc phân biệt nam nữ đã gần như được xóa bỏ nên con gái có nhiều cơ hội để phát triển
– Con gái ngày càng có tham vọng lớn hơn và trở nên giỏi giang hơn, đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng 

4. Thách thức

– Sống ảo quá mức quy định (chau chuốt hình ảnh trên mạng xã hội, lừa tình, thả thính các kiểu…)
– Nguy cơ bị xâm hại tình dục và bạo lực học đường đang gia tăng chóng mặt
– Bị cuốn vào vòng xoay của đồng tiền và danh vọng nên có nguy cơ vi phạm pháp luật rất cao.

Phân tích một hồi xong nhìn lại cứ như là giáo dục giới tính. Từ ví dụ cụ thể trên, mô hình SWOT có thể rút ngắn lại như sau:

– Điểm mạnh: Điểm mạnh chính là lợi thế của riêng bạn, doanh nghiệp, dự án, sản phẩm…của bạn. Đây phải là những đặc điểm nổi trội, độc đáo mà bạn đang nắm giữ khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Hãy trả lời câu hỏi: Bạn làm điều gì tốt và tốt nhất? Những nguồn lực nội tại mà bạn có là gì? Bạn sở hữu lợi thế về con người, kiến thức, danh tiếng, kỹ năng, mối quan hệ, công nghệ… như thế nào?

– Điểm yếu: Công việc nào bạn làm kém, thậm chí tệ nhất? Việc gì bạn đang né tránh? Lời nhận xét tiêu cực nào bạn nhận được từ người tiêu dùng và thị trường v..v
Những phương tiện, cơ sở vật chất lỗi thời
+ Tụt hậu trong nghiên cứu và triển khai (R&D).
+ Chu kỳ sống của sản phẩm quá ngắn.
+ Hình ảnh của Công ty trên thị trường không phổ biến.
+ Mạng phân phối yếu kém.
+ Những kỹ năng tiếp thị dưới mức trung bình.
+ Không có khả năng huy động vốn khi cần thay đổi chiến lược.
+ Giá đơn vị hoặc giá toàn bộ sản phẩm, hàng hóa của Công ty cao hơn tương đối so với những đối thủ cạnh tranh.

– Cơ hội: Những tác động từ môi trường bên ngoài nào sẽ hỗ trợ việc kinh doanh của bạn thuận lợi hơn? Tác nhân này có thể là:
 + Sự phát triển, nở rộ của thị trường
 + Đối thủ đang tỏ ra chậm chạp, yếu kém, tiếng xấu
 + Xu hướng công nghệ thay đổi
 + Xu hướng toàn cầu
 + Hợp đồng, đối tác, chủ đầu tư
 + Mùa, thời tiết
 + Chính sách, luật


– Nguy cơ: Yếu tố bên ngoài nào đang gây khó khăn cho bạn trên con đường đi đến thành công chính là Nguy cơ.
+ Những đối thủ có giá thấp hơn.
+ Hàng hóa dễ có những sản phẩm thay thế.
+ Sự tăng trưởng thị trường chậm.
+ Chuyển đổi trong những chính sách thương mại, trao đổi với nước ngoài của các quốc gia.
+ Tính dễ bị tổn thương chu trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Sức mạnh những khách hàng hoặc những nhà cung cấp đang gia tăng.
+ Thay đổi nhu cầu của những người mua và sở thích của họ.
+ Thay đổi của nhân khẩu học.

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468