___________________________________________________________________
1. Định nghĩa
Cán cân thanh toán (BP) là bảng ghi chép thống kê tất cả các giao dịch kinh tế giữa một quốc gia đối với các quốc gia còn lại của thế giới trong một giai đoạn nhất định.
Hạch toán cán cân thanh toán dựa trên cơ sở hệ thống bút toán kép. Do vậy, theo định nghĩa, tổng thể cán cân thanh toán cần phải cân bằng về mặt số học. Tuy nhiên mỗi tài khoản đơn lẻ có thể không cân bằng, làm nảy sinh các khái niệm như thâm hụt hay thặng dư.
Số liêu bảng cán cân thanh toán cho biết tình hình thương mại và đầu tư quốc tế của một quốc gia. Những con số thống kê này là vấn đề còn nhiều tranh cãi. Ví dụ số liệu thâm hụt thương mại (tài khoản vãng lai) có thể được xem là tốt, xấu, quá thấp hoặc quá cao đều không sai. Ví dụ, khi cán cân thương mại bị thâm hụt nhưng nếu nhập khẩu hàng xa xỉ có thể không có lợi cho nền kinh tế, trong khi đó vay nợ để tài trợ cho nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị có thể là dấu hiệu của việc tăng đầu tư trong một nền kinh tế đang phát triển.
Trên cán cân thanh toán bao gồm các giao dịch nợ và các giao dịch có.
Giao dịch có (+) là giao dịch dẫn đến kết quả là nhận ngoại tệ từ nước ngoài. Trong khi đó, giao dịch nợ (-) là giao dịch dẫn đến kết quả là trả ngoại tệ cho nước ngoài.
– Các giao dịch có (thu ngoại tệ) bao gồm:
+ Xuất khẩu hàng hóa.
+ Xuất khẩu dịch vụ (bảo hiểm, du lịch, vận tải biển…)
+ Thu nhập nhận được từ đầu tư nước ngoài
+ Quà nhận được từ các chủ thể nước ngòai.
+ Viện trợ của chính phủ nước ngoài.
+ Đầu tư (vay) vào trong nước của người nước ngoài.
– Các giao dịch nợ (chi trả ngoại tệ)
+ Nhập khẩu hàng hóa
+ Nhập khẩu dịch vụ
+ Thu nhập trả cho người nước ngoài
+ Quà tặng cho người nước ngoài
+ Viện trợ cho chính phủ nước ngoài
+ Đầu tư (cho vay) ra nước ngoài của các nhà đầu tư trong nước.
2. Cấu trúc của cán cân thanh toán
Cán cân thanh toán bao gồm 3 bộ phận hợp thành: tài khỏan vãng lai (CA), tài khỏan vốn (KA) và thay đổi trong dự trữ chính thức (R). ngòai ra còn có bộ phận sai lệch thống kê (không đáng kể), trong nghiên cứu này chúng ta có thể bỏ qua.
– Tài khoản vãng lãi (CA – current
+ Thương mại hàng hóa
+ Các giao dịch dịch vụ (du lịch, bảo hiểm, vận tải biển, giáo dục)
+ Thu nhập từ đầu tư (lợi nhuận, cổ tức, lãi cho vay)
+ Chuyển nhượng một chiều (quà tặng của tư nhân và chính phủ)
– Tài khỏan vốn (KA – capital account), bao gồm:
+ Đầu tư trực tiếp và các luồng vốn dài hạn (gián tiếp) khác
Thay đổi về lượng tài sản dài hạn được nắm giữ, bao gồm hai loại: tài sản vật chất (ví dụ nhà máy) và tài sản tài chính (ví dụ như cổ phiếu, trái phiếu, tiền gửi ngân hàng). Giao dịch có (luồng vốn vào) phát sinh khi có sự tăng thuần về nắm giữ tài sản nội địa bởi các chủ thể nước ngoài. Giao dịch nợ thể hiện sự tăng thuần về nắm giữ tài sản nước ngòai của các chủ thể trong nước.
+ Luồng vốn ngắn hạn phi chính thức
Các giao dịch được thể hiện bởi khu vực tư nhân với các tài sản ngắn hạn (thời gian đến hạn dưới một năm). Tương tự như trên, tăng lượng tài sản trong nước nắm giữ bởi chủ thể nước ngoài là giao dịch có, giảm lượng tài sản trong nước nắm giữ bởi chủ thể nước ngoài là giao dịch nợ.
– Thay đổi trong dự trữ chính thức (R)
Tài khoản này đo lường sự thay đổi lượng tài sản tài chính (dự trữ chính thức) của ngân hàng trung ương. Nếu ngân hàng trung ương nước ngoài mua tài sản tại nước chủ nhà, đây là giao dịch có. Nếu ngân hàng trung ương nước chủ nhà (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) mua tài sản dự trữ quốc tế hoặc tài sản của nước khác (ví dụ tài khỏan tiền gửi tại ngân hàng nước ngoài), giao dịch này là giao dịch nợ.
Bởi vì mỗi giao dịch nợ được cân bằng bởi một giao dịch có ở một nơi khác trong bản cán cân thanh toán nên cộng tổng số dư của các tài khoản bằng không hay tổng thu bằng tổng chi, do vậy:
CA + KA + R = 0
Gọi BP = CA + KA
Nếu BP > 0 thì R < 0 và nếu BP < 0 thì R >0.
3. Mất cân bằng bên ngoài và xác định thu nhập
Mất cân bằng bên ngoài (đối ngoại) xuất hiện khi cán cân của tài khỏan vãng lai không bằng không và không mong muốn. Có một khoảng cách giữa sản xuất và tiêu dùng.
Sản xuất (GDP) = Y
Tiêu dùng (nội địa) = C + I + G
Theo chương ba, chúng ta có: Y = C + I + G + X – M = C + I + G + CA
Lưu ý: ta coi tài khoản vãng lai CA chủ yếu là thương mại hay XNK, các khoản khác bỏ qua do chiếm tỷ lệ không đáng kể trong CA. từ đó có thể rút ra:
CA = X – M = Y – (C + I + G)
Do đó, tài khoản vãng lai (CA) là sự chênh lệch giữa sản xuất (Y) và tiêu dùng (C+I+G).
Nếu Y > C + I + G thì CA > 0 (X > M), cán cân vãng lai thặng dư (CA > 0) có nghĩa là sản xuất vượt mức tiêu dùng.
Nếu Y<C+I+G thì CA < 0 (X<M), cán cân vãng lai thâm hụt (CA<0) có nghĩa là sản xuất dưới mức chi tiêu.
Quốc gia tiêu dùng quá nhiều nên đi vay nợ từ bên ngoài và hoàn trả khoản nợ này bằng cách tiêu dùng ít đi trong tương lai. Tuy nhiên tình trạng này không phải là không mong muốn hay không tốt. Chẳng hạn hiện tại chúng ta vay nợ nước ngoài để đầu tư (nhập khẩu tư liệu sản xuất) phát triển sản xuất để rồi tăng xuất khẩu và trả nợ trong tương lai.
Download toàn bộ bài viết tại đây
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.