___________________________________________________________________
1. Khái niệm
Cầu (D – Demand) Là số lượng hàng hoá mà người tiêu dùng sẵn sàng mua và có khả năng mua ở mức giá khác nhau.
Tổng cầu (AD- Aggregate Demand) là tổng khối lượng hàng hoá và dịch vụ mà các chủ thể kinh tế muốn mua ở mỗi mức giá chung trong một khoảng thời gian nhất định và trong những điều kiện nhất định.
2. Phân loại cầu
2.1. Xét theo chủ thể cầu
– Cầu của hộ gia đình: Đó là các vật phẩm và dịch vụ dân dụng.
– Cầu của các doanh nghiệp: đó là TLSX như máy móc, NVL,…
– Cầu của CP: Các hàng hóa dịch vụ công cộng.
– Cầu của thị trường quốc tế: là tổng giá trị xuất khẩu tính theo thống kê của hải quan.
2.2. Xét theo chu trình tái sản xuất xã hội
a. Cầu đầu tư
Là nhu cầu hiện vật của toàn xã hội ứng với vốn đầu tư trong nước vào một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).
Kết cấu:
Cầu đầu tư = cầu đầu tư TSCĐ + cầu đầu tư TSLĐ
Cầu đầu tư TSCĐ là tổng đầu tư TSCĐ trong toàn xã hội.
b. Cầu tiêu dùng
Là toàn bộ HHVD dân sinh phạm trù định lượng chung về nhu cầu hàng tiêu dùng của toàn xã hội trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).
Kết cấu:
Cầu tiêu dùng = cầu tiêu dùng cá nhân + cầu tiêu dùng công cộng
Tóm lại:
Tổng cầu = cầu đầu tư + cầu tiêu dùng + cầu quốc tế
= cầu đầu tư TSCĐ + cầu đầu tư TSLĐ + cầu tiêu dùng công cộng + cầu tiêu dùng cá nhân + tổng giá trị xuất khẩu
3. Các mô hình tổng cầu
3.1. Tổng cầu trong mô hình đơn giản
Giả định nền kinh tế chỉ có hai tác nhân chủ yếu: DN và HGĐ.
Tổng cầu (AD – Aggregate Demand) là toàn bộ lượng hàng hóa và dịch vụ mà các hộ gia đình và các doanh nghiệp dự kiến chi tiêu, tương ứng với mức thu nhập của họ.
AD = C + I
AD – tổng cầu.
C – chi tiêu của hộ gia đình.
I – cầu đầu tư của hộ gia đình và doanh nghiệp.
3.2. Tổng cầu trong nền kinh tế đóng có Chính phủ
AD = C + I + G
G – chi tiêu hàng hoá và dịch vụ của Chính phủ.
3.3. Tổng cầu trong nền kinh tế mở
Trong mô hình này, sẽ mở rộng đến khu vực ngoại thương, tức là khu vực xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ.
Gọi: NX = X – IM là cán cân thương mại (còn gọi là giá trị xuất khẩu ròng).
NX > 0: Thặng dư mậu dịch (xuất siêu).
NX < 0: Thâm hụt mậu dịch (nhập siêu)
NX = 0: Cán cân thương mại cân bằng
AD = C + I + G + X – IM
4. Các yếu tố chi phối cầu
4.1. Giá cả của hàng hóa dịch vụ:
Giá cả và cầu nghịch biến
4.2. Giá cả hàng hóa tương tự hoặc có khả năng thay thế
P hàng hóa thay thế đối với một mặt hàng nào đó biến động, thì cầu về hàng hóa này sẽ biến động theo và sự biến động diễn ra theo hướng thuận chiều.
4.3. Thu nhập của người tiêu dùng
YD tăng thì AD tăng và ngược lại.
4.4. Số lượng người mua trên thị trường
Số người tiêu dùng càng đông thì AD càng lớn và ngược lại.
4.5. Sở thích của người tiêu dùng
Đây là mối quan hệ tỷ lệ thuận, và quan hệ này rất khó định lượng.
4.6. Sự biến động của chính cơ cấu tổng cầu
Như trên đã biết tổng cầu gồm ba bộ phận hợp thành là cầu về đầu tư, cầu tiêu dùng và nhu cầu nước ngoài. Nhưng cầu đầu tư và cầu tiêu dùng là những nhân tố quyết định tổng cầu.
a. Sự biến động của cầu đầu tư và ảnh hưởng của nó tới tổng cầu
Cầu đầu tư tỷ lệ thuận với AD.
Đầu tư tăng sẽ làm biến đổi nội dung vật chất của tổng cầu: Cầu đầu tư tăng làm cho tỷ lệ tích lũy sẽ tăng lên, tỷ lệ tiêu dùng giảm xuống các sản phẩm phục vụ đầu tư tăng như nguyên, nhiên vật liệu,… tăng lên từ đó nền sản xuất sẽ chuyển từ nền sản xuất nhiều tư liệu sinh hoạt sang nền sản xuất nhiều tư liệu sản xuất.
b. Sự ảnh hưởng của cầu tiêu dùng đến tổng cầu
* Các nhân tố chi phối cầu tiêu dùng
– Tổng cung: đây là nhân tố cơ bản nhất, quyết định sự gia tăng quỹ tiêu dùng, vì về cơ bản tiêu dùng bị hạn chế bởi trình độ phát triển của sản xuất.
– Tỷ lệ các bộ phận khi phân phối thu nhập quốc dân.
Sản xuất phát triển và thu nhập quốc dân tăng lên mới chỉ là tiền đề để tăng quỹ tiêu dùng.
Trong điều kiện nhất định, sự tăng của quỹ tiêu dùng còn do tỷ lệ giá trị sản xuất cuối cùng dành cho tích lũy và tiêu dùng quyết định.
Nguyên tắc xác định mức tối đa của quỹ tiêu dùng là phải đảm bảo mức tối thiểu của quỹ tích lũy nghĩa là phải đảm bảo cho các doanh nghiệp tiến hành tái sản xuất giản đơn một cách bình thường. Mức tối thiểu của quỹ tiêu dùng do cơ cấu dân cư và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên quyết định. Nguyên tắc xác định mức tối thiểu của quỹ tiêu dùng là phải đảm bảo mức tiêu dùng bình quân đầu người trong thời gian kế hoạch không thấp hơn mức tối thiểu. Nếu thấp hơn mức tối thiểu thì sẽ ảnh hưởng tới việc cải thiện tố chất người lao động.
– Giá trị, giá trị sử dụng và giá cả của hàng tiêu dùng:
Giá trị của hàng hóa thể hiện đẳng cấp chất lượng, giá cả tỷ lệ nghịch với với cầu tiêu dùng.
– Một số nhân tố khác: thể chế phân phối thu nhập quốc dân là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng tới việc hình thành quỹ tiêu dùng trong thực tế đó là thuế, chế độ tiền lương, tiền công tối thiểu, tâm lý, tập quán,….
* Ảnh hưởng của cầu tiêu dùng tới tổng cầu
Cầu tiêu dùng tăng Þ giảm tích lũy Þ giảm đầu tư Þ giảm tổng cầu.
Cầu tiêu dùng giảm Þ tăng tích lũy Þ tăng đầu tư Þ tăng tổng cầu.
4.7. Sự ảnh hưởng của cầu xuất khẩu tới tổng cầu
Xuất khẩu (X) tăng lên thì tổng cầu tăng và ngược lại.
Ngoài ra, còn có một số nhân tố khác tác động tới AD đó là: nhập khẩu (IM), mức cung tiền (MS), tiết kiệm (S), thuế trực thu (Td).
5. Bảng cầu, lượng cầu và đường cầu
Bảng cầu (biểu cầu) là bảng mô tả sự biến thiên lượng cầu trong mối tương tác với một nhân tố nào đó mà lượng cầu có quan hệ nhân quả.
Lượng cầu là số lượng một loại hàng hóa nào đó mà người tiêu dùng muốn mua với một mức giá cả nhất định trong một điều kiện nhất định của các nhân tố khác.
Giá bán (USD/thùng)
|
Lượng cầu (nghìn thùng/tháng)
|
50
|
18
|
40
|
20
|
30
|
24
|
20
|
30
|
10
|
40
|
* Đường tổng cầu (AD)
Đường cầu là đường mô tả mối quan hệ giữa số lượng hàng hoá mà người tiêu dùng sẵn sàng mua và có khả năng mua với các mức giá khác nhau.
Vì khối lượng hàng hoá tỷ lệ nghịch với giá cả, nên đường cầu dốc xuống về phía phải. Mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa giá cả và sản lượng được gọi là luật cầu. Luật cầu tồn tại hay đường cầu dốc xuống là do:
– Khi giá của một mặt hàng nào đó giảm thì số người có khả năng mua sẽ tăng lên; khi giá tăng lên thì người mua sẽ giảm đi;
– Khi giá giảm xuống thì bản thân người tiêu dùng muốn mua nhiều hơn.
– Khi giá của hàng hoá thay đổi thì sẽ diễn ra sự di chuyển của các mức cầu trên đường cầu của chính hàng hoá đó.
– Độ cong của AD thể hiện sự biến thiên của mức độ phụ thuộc của cầu vào giá. Đường AD luôn có dạng cong (hyperbol) chứng tỏ mức độ phụ thuộc của cầu vào giá tăng dần.
Download toàn bộ bài viết tại đây
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.