________________________________________________________" />
RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị kinh doanh

Kinh tế vĩ mô – Cung và tổng cung

Advertisement
_________________________________________________________________
1. Khái niệm
            Cung là số lượng hàng hoá mà người bán sẵn sàng cung ứng với các mức giá khác nhau.
Tổng cung là tổng khối lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cuối cùng của nền sản xuất xã hội cung cấp cho xã hội đó trong một thời gian nhất định (ký hiệu là AS).
            Tổng cung liên quan đến sản lượng tiềm năng (Qp – Potential Output), “Sản lượng tiềm năng (potential output) là mức sản lượng đạt được trong khi nền kinh tế tồn tại một mức thất nghiệp bằng với “thất nghiệp tự nhiên”.
            Hay sản lượng tiềm năng là  mức sản lượng mà nền kinh tế sẽ sản xuất được nếu tất cả các yếu tố sản xuất được sử dụng hết.
2. Phân loại loại tổng cung
Xét theo tính hiện thực
            – Tổng cung khả năng (tiềm năng): đó là khả năng cung ứng tối đa của nền sản xuất xã hội.
            – Tổng cung thực tế: Là cung đã hoặc sẽ xuất hiện do nhu cầu thực tế của thị trường.
Thông thường ASr thường nhỏ hơn ASp.
Xét theo tính sẵn sàng của tổng cung
            – Tổng cung trong ngắn hạn (ASSR): Đó là toàn bộ công suất thiết kế của nền sản xuất xã hội.
            – Tổng cung dài hạn (ASLR – LAS): đó là cung chưa sẵn sàng, nhiều yếu tố cấu thành cung chỉ mới ở dạng các yếu tố riêng rẽ.
Xét theo tính khả thi của AS
            – Tổng cung chủ quan: đó là tổng cung mong muốn của các doanh nhân, nó luôn có xu hướng vươn tới AS tiềm năng.
            – AS khả thi (hiện thực): đó là cung có thể được thị trường bao tiêu hết.
            – AS hiệu quả: Đó là AS mà doanh nhân có lợi nhất nếu thực hiện.
3. Các yếu tố cấu thành AS
Đó là các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất. Điều đó khác với cơ cấu của cung. Bao gồm 4 yếu tố: tài nguyên, lao động, vốn, tiến bộ khoa học kỹ thuật.
– Tài nguyên:
Không có tài nguyên sẽ không có cung, tài nguyên bao gồm nhiều loại, trong đó có đất đai là tài nguyên quan trọng nhất.
– Lao động:
Đây là nhân tố quan trọng nhất và có ý nghĩa quyết định nhất. Tổng cung tăng lên hoặc giảm xuống là do sự thay đổi về số lượng và chất lượng của lực lượng lao động.
– Vốn:
Bao gồm vốn vật chất, vốn nhân lực và tiền tệ, ở đây đề cập chủ yếu đến vốn vật chất như máy móc, thiết bị, và các sức tự nhiên bị con người chinh phục, tham gia cùng con người trong quá trình khai thác và chế biến tài nguyên.
– Tiến bộ kỹ thuật: đây là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến mức tăng tổng cung.
4. Cấu trúc của tổng cung
            AS gồm hai phần là cung trong nước và cung cho nước ngoài.
            Cung trong nước là phần đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước. Đó chính là phần còn lại của GDP sau khi trừ đi phần xuất khẩu và phần sản phẩm không thể phân phối được (bộ phận này gồm bộ phận tăng trưởng tự nhiên của ngành lâm nghiệp, chăn nuôi trong GDP).
            Cung cho nước ngoài là tổng giá trị xuất khẩu tính theo thống kê của Hải quan.
Tổng cung xã hội = cung trong nước + cung nước ngoài
                               = Tổng giá trị sản xuất trong nước – Tổng giá trị xuất khầu
                                

5. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung thực tế
            – Giá cả hàng hóa (P): khi giá cả thấp, các hãng kinh doanh có thể sản xuất ít hơn sản lượng tiềm năng. Với mức giá cao hơn thì ngược lại có nghĩa là giá cả càng cao thì mức tổng cung sẽ càng lớn.
            – Chi phí sản xuất: nếu chi phí càng cao, các hãng kinh doanh sẽ sản xuất ít hơn sản lượng tiềm năng và ngược lại. Như vậy, chi phí sản xuất càng thấp thì mức tổng cung càng lớn, bởi vì chi phí sản xuất liên quan đến mức doanh lợi của các hãng sản xuất.
            – Giá cả hàng hóa tương tự hoặc thay thế.
            – Mục tiêu lợi nhuận của nhà sản xuất: nếu lợi nhuận tăng họ sẽ tăng cung và ngược lại.
            – Năng lực trình độ sản xuất: các hãng kinh doanh luôn muốn tăng sản lượng của mình để đạt tới sản lượng tiềm năng. Do vậy, tổng cung còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố làm tăng sản lượng tiềm năng đó là L, K, R (natural resources), T.
6. Đường tổng cung
            Đường cung (AS – Aggregate supply) là đường mô tả mối quan hệ giữa số lượng hàng hoá mà người bán sẵn sàng cung ứng với các mức giá khác nhau.
Khi mức giá càng cao (các yếu tố khác không đổi) thì người bán càng cung cấp thêm nhiều hàng hoá cho thị trường. Vì vậy đường cung là đường dốc lên.
Khi giá bán tăng (giảm) thì mức cung hàng hoá sẽ di chuyển tăng lên (giảm đi) dọc theo đường cung.
Các yếu tố làm dịch chuyển đường cung: Chi phí sản xuất của giá cả hàng hoá khác, khoa học công nghệ, năng suất lao động…
7. Đồ thị đường AS và giá cả sản phẩm dịch vụ
Ý nghĩa:
– Vị trí ngang của AS miêu tả giới hạn cực tiểu số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người sản xuất sẽ bán ra trong một số điều kiện nhất định. Khi các điều kiện này thay đổi AS sẽ dịch sang trái hoặc sang phải.
            – Hướng đi lên của đường cong biểu thị số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người sản xuất sẽ bán ra ở từng mức giá trong điều kiện xác định.
            – Đường AS có đặc điểm:
            + Khi Q < Qp: thì AS hơi dốc.
            + Khi Q > Qp: thì AS rất dốc.
            Điều này nói lên rằng, ở dưới mức sản lượng tiềm năng, một sự thay đổi nhỏ về giá cả đầu ra sẽ khuyến khích các doanh nghiệp tăng nhanh sản lượng để đáp ứng nhu cầu đang tăng lên. Bởi vì, trong ngắn hạn, đứng trước giá đầu vào cố định, họ có thể đồng thời tăng sản lượng và tăng giá chút ít để thu lợi nhuận.

Download toàn bộ bài viết tại đây

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468