" />
RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị kinh doanh

Kinh tế vĩ mô – Đường IS

Advertisement
____________________________________________________________________________

1. Định nghĩa
Tập hợp những tổ hợp khác nhau giữa lãi suất và thu nhập phù hợp với sự cân bằng của thị trường hàng hóa sẽ được một đường gọi là đường IS. Đường IS mô tả sự tác động của lãi suất đối với sản lượng cân bằng (sản lượng cân bằng thay đổi như thế nào khi lãi suất thay đổi trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi)
2. Thành lập mô hình
 –  Lãi suất r tăng, khiến cho đầu tư I giảm đi.
 –  Tiết kiệm S luôn bằng đầu tư I, nên khi đầu tư giảm thì thu nhập Y phải giảm để cho tiết kiệm giảm xuống.
–  Biểu diễn quan hệ nghịch đảo giữa lãi suất r và thu nhập Y để đảm bảo cần bằng thị trường hàng hóa vĩ mô này trên đồ thị hai chiều với trục hoành là các mức thu nhập Y, còn trục tung là các mức lãi suất r, ta sẽ có một đường IS là tập hợp của các mức tiết kiệm và thu nhập bằng nhau làm cân bằng thị trường hàng hóa vĩ mô. Đường này dốc xuống phía phải.
–  Phương trình đường IS: Y = C ( Y – T ) + I ( r ) + G
3. Vận dụng mô hình
Vì nguyên nhân nào đó (chính phủ tăng chi tiêu hoặc giảm thuế dẫn tới chi tiêu ròng của chính phủ tăng lên (xem Chính sách tài chính), lãi suất r không đổi mà đầu tư I lại tăng lên. Tiết kiệm S phải tăng theo đầu tư. Và thu nhập Y phải tăng lên để cho tiết kiệm tăng. Khi r không đổi mà Y tăng, đường IS dịch song song sang phía phải của đồ thị.
Ngược lại, khi r không đổi mà Y giảm, đường IS dịch song song sang phía trái.
4. Các yếu tố làm dịch chuyển IS
–  G (chi tiêu chính phủ), T (thuế): Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa làm tăng G (giảm T) sẽ làm IS dịch chuyển sang phải.
 – Cú sốc ngoại sinh : Cú sốc ngoại sinh của người tiêu dùng ,nhà đầu tư làm tăng I (đầu tư),C (chi tiêu cá nhân) ngoại sinh sẽ làm dịch chuyển IS phải.
5. Độ dốc của đường IS
– Đường IS có độ dốc âm: bởi vì r(lãi suất), I(đầu tư) có quan hệ ngược chiều với nhau. Độ dốc của IS phụ thuộc vào độ nhạy cảm của I(đầu tư) phản ánh qua lãi suất, giá trị của số nhân chi tiêu.
 – Sự nhạy cảm của đầu tư với lãi suất:
      Đầu tư rất nhạy cảm:một sự thay đổi nhỏ của lãi suất cũng làm cho đầu tư và chi tiêu thay đổi một lượng lớn => thu nhập thay đổi nhiều, đường IS sẽ thoải.
        Đầu tư ít nhạy cảm: ngược lại.
–  Giá trị của số nhân chi tiêu(m):
       + Nếu số nhân chi tiêu lớn thì thu nhập cân bằng tăng nhiều. Do vậy đường IS sẽ thoải.
      +  Nếu số nhân chi tiêu nhỏ thì ngược lại.
6. Các trường hợp đường IS đặc biệt
 – Đường IS thẳng đứng:
Trong mô hình chuẩn trình bày ở trên, chúng ta giả thiết là đầu tư I là hàm số giảm của lãi suất r. Tuy nhiên, nếu nới lỏng giả thiết này, và cho rằng đầu tư hoàn toàn không có phản ứng gì khi lãi suất thay đổi (dI/dr=0). Khi ấy tiết kiệm S cũng không hề thay đổi. Thu nhập Y cũng không thay đổi. Tóm lại, dù lãi suất thay đổi, nhưng thu nhập không đổi. Đường IS vì thế thẳng đứng. 
 – Đường IS nằm ngang:
Giả dụ, bây giờ đầu tư I lại phản ứng mạnh vô hạn với những thay đổi của lãi suất r. Lúc này đường IS sẽ nằm ngang.

(nguồn Mankiw, Gregory N. (2002), Macroeconomics, Fifth edition, Worth Publisher)
Download toàn bộ bài viết tại đây

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468