_________________________________________________________________
1. Tiền cơ sở
– NHTW là cơ quan được quyền phát hành tiền, chủ yếu là tiền mặt, được gọi là tiền cơ sở (hay cơ số tiền).
– Tiền cơ sở (H) = tiền mặt lưu hành (U) + tiền dự trữ trong các NHTM (R).
– Sự quay vòng bộ phận tiền cơ sở làm tăng tổng mức cung tiền => tiền cơ sở còn gọi là tiền mạnh.
2. Hoạt động của ngân hàng thương mại
– Ngân hàng thương mại là DN kinh doanh tiền tệ, một tổ chức môi giới tài chính, tổ chức tài chính trung gian.
– Thông qua hệ thống thanh toán của ngân hàng nhà nước, công việc thanh toán bù trừ được tiến hành và cuối ngày chỉ cần thanh toán khoản chênh lệch giữa toàn bộ khoản tiền gửi và rút ra trên tài khoản của ngân hàng thương mại mở tại hệ thống thanh toán. Điều này mở ra khả năng hạ thấp mức dự trữ NHTM, tăng tốc độ thanh tóan, đẩy mạnh các hoạt động giao dịch.
– Sự “tạo ra tiền ngân hàng ” của tiền gửi là sự mở rộng nhiều lần số tiền gửi và được thực hiện bởi hệ thống các ngân hàng thương mại.
+ NHTW quy định tỉ lệ dự trữ bắt buộc tuỳ theo lọai tiền gửi vào quy mô để đảm bảo khả năng chi trả thường xuyên của NHTM.
+ Tiền dự trữ được gửi tại ngân hàng dưới dạng tiền mặt, một phần gửi vào tài khoản của mình NHTW.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc rb = Rb/D
Trong đó:
Rb : Dự trữ tiền bắt buộc
D : Tiền gửi
+ Một khoản tiền gửi mới đưa vào hệ thống ngân hàng sẽ tạo ra khoản dự trữ mới DR và cho phép tạo ra một lượng tối đa khoản cho vay mới. Khoản vay mới trở lại hệ thống NH trở thành khoản tiền gửi mới ΔD:
ΔD = 1/rb x ΔDR
Trong đó: 1/rb là hệ số nhân tiền tệ
Đó là cách thức mà các ngân hàng thương mại tạo ra tiền.
3. Xác định mức cung tiền (MS)
– Mức cung tiền là tổng số tiền có khả năng thanh toán, bao gồm tiền mặt đang lưu hành và các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại.
– Mức cung tiền > tiền cơ sở do hoạt động tạo ra tiền của NHTM. Mức cung tiền được quyết định bởi quy mô của luợng tiền cơ sở và khả năng tạo ra tiền của các ngân hàng nhờ số nhân tiền tệ.
– Trên góc độ tổng thể của nền kinh tế:
MS = U + D
Gọi S là tỷ lệ giữa tiền mặt trong lưu thông so với tiền gửi và ra là tỷ lệ dự trữ thực tế:
Số nhân tiền tệ mM sẽ là:
Nhận xét :
– Tỷ lệ dự trữ thực tế càng nhỏ số nhân tiền tệ càng lớn. Tỷ lệ dự trữ thực tế phụ thuộc các nhân tố:
+ Tỷ lệ dự trữ bắt buộc do NHTW quy định.
+ Tính không ổn định của nguồn tiền mặt vào, ra của ngân hàng đã bắt buộc các ngân hàng thương mại muốn dự trữ tiền mặt nhiều hơn.
+ Sự thiệt hại do trả lãi suất nếu phải vay tiền khi thiếu hụt dự trữ.
– Tỷ lệ gửi tiền mặt so với tiền gửi càng nhỏ, số nhân tiền tệ càng lớn. Tỷ lệ này phụ thuộc:
+ Thói quen thanh toán của xã hội.
+ Tốc độ tăng tiêu dùng.
+ Khả năng sẵn sàng đáp ứng tiền mặt của ngân hàng thương mại.
– Mức cung tiền có tác động mạnh mẽ đến trạng thái hoạt động của nền kinh tế:
M.V = D.Q => M = (PxQ)/V trong đó:
M : Mức cung tiền theo nghĩa rộng (chẳng hạn M2 )
V: Tốc độ lưu thông tiền tệ
P: Mức giá trung bình
Q: Sản lượng thực tế, và do đó P.Q = GNPn
– Mức cung tiền có tác động trực tiếp đến lãi suất thị trường tiền tệ và qua lãi suất tác động đến tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu. Do đó việc kiểm soát mức cung tiền được coi là chính sách tiền tệ quan trọng, đặc biệt trong quản lý vĩ mô. Muốn kiểm soát mức cung tiền phải có khả năng tác động vào lượng tiền mạnh và số nhân tiền tệ ( vai trò của NHTW).
4. Ngân hàng Trung ương và vai trò kiểm soát tiền tệ của nó
a. Chức năng:
– Ngân hàng của các ngân hàng thương mại.
– Ngân hàng của Chính phủ.
– Kiểm soát mức cung tiền để thực hiện chính sách tiền tệ.
– Hỗ trợ giám sát và điều tiết hoạt động của các thị trường tài chính.
b. Thực thi chính sách tiền tệ:
NHTW điều chỉnh mức cung tiền, các tỷ lệ lãi suất và có thể kiểm soát có lựa chọn một số khoản tín dụng bằng nhiều công cụ khác nhau nhằm tác động vào lượng tiền mạnh và số nhân tiền tệ. Các công cụ quản lý tiền tệ thường dùng là:
– Hoạt động thị trường mở: Thị trường tiền tệ của Ngân hàng Trung ương được sử dụng để mua bán trái phiếu kho bạc nhà nước để tăng mức cung tiền và ngược lại.
– Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc:
+ Tỷ lệ dự trữ thấp, số nhân tiền tệ sẽ lớn là điều kiện thuận lợi để mở rộng tín dụng, tăng nhanh mức cung tiền. Công cụ này có hiệu quả cao, tác động nhanh đến hoạt động cho vay nhưng cũng gặp khó khăn cho hoạt động thị trường tài chính.
+ Lãi suất chiết khấu: lãi suất quy định của NHTƯ cho các ngân hàng thương mại vay. Lãi suất thấp sẽ khuyến khích các ngân hàng thương mại vay tăng dự trữ và mở rộng cho vay -> mức cung tiền sẽ tăng.
– Công cụ khác: Kiểm soát tín dụng có lựa chọn, quy định trực tiếp lãi suất.
Kết quả kiểm soát mức cung tiền của NHTW bị giới hạn bởi khả năng kiểm soát tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi của công chúng, do tỷ lệ này (s) phụ thuộc vào thói quen thanh toán xã hội và khả năng hoạt động của các tổ chức tài chính.
Download toàn bộ bài viết tại đây
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.