Thứ hai cuối cùng của tháng 3, hành khách của cả hai hãng Uber và Grab đều nhận được tin thông báo có cùng thông điệp: Sau cuộc cạnh tranh khốc liệt ở thị trường Đông Nam Á với hơn 640 triệu dân, dịch vụ Uber ở đây đã được sáp nhập vào hãng công nghệ bản địa Grab.
Thương vụ mua bán sáp nhập này nhận được sự quan tâm và đặt ra nhiều nghi vấn về quyền lợi của khách hàng khi Uber rút khỏi thị trường, nhường sân cho Grab. Thế nhưng, ngay lập tức, luồng tin về Gojek vào Việt Nam lại lần nữa được mang ra bàn tán. Miếng bánh kia không thể chỉ chia cho một người. Vị thực khách Gojek Việt Nam nếu làm theo đúng kịch bản, sẽ tạo nên không ít sóng gió cho Grab, mang lại luồng gió mới cho thị trường dịch vụ gọi xe trực tuyến tại nước ta.
Trước khi đi vào những nhận định mang tính chiến lược về sự kiện Gojek vào Việt Nam, hãy cùng điểm qua những điểm sơ lược thú vị dưới đây:
Gojek là gì?
Ra đời từ năm 2010, xuất phát là một công ty nhỏ cung cấp các dịch vụ vận tải bằng xe gắn máy qua tổng đài. Đến thời điểm này, Gojek đã trở thành doanh nghiệp startup đứng đầu Indonesia với số vốn đầu tư lên đến trên 2 tỉ USD.
Gojek sở hữu nền tảng ứng dụng cung cấp hầu hết mọi nhu cầu thường nhật như đi lại, vận chuyển, giao hàng, thanh toán online, dọn dẹp vệ sinh, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe,…
Gần đây, Gojek đã thành công trong việc huy động 1,5 tỷ USD từ hàng chục nhà đầu tư nổi tiếng trong đó có Google và BlackRock. Được sự hậu thuẫn trong xây dựng hệ sinh thái từ Google, hứa hẹn sẽ còn nhiều công nghệ mới đáng chú ý.
Sau lần gọi vốn thành công trong đợt gây quỹ đó, Gojek đã nâng tổng giá trị của mình lên 5 tỷ USD. Và đến đầu tháng 2/2019, Gojek cũng xác nhận rằng tập đoàn Astra International đã tài trợ 150 triệu USD, Global Digital Niaga (GDN) cũng tài trợ một khoảng không tiết lộ. Chính điều này đã đặt ra một câu hỏi cho rất nhiều người “Vậy “kỳ lân” Gojek có khả năng tài chính đến mức nào?”
Đã đến lúc Gojek tấn công thị trường mới?
Có thể thấy, việc tấn công một thị trường mới đối với Gojek không phải điều quá khó. CEO của Gojek cũng tuyên bố rằng sẽ tiếp tục mở rộng thị trường Đông Nam Á và có tham vọng sẽ nâng số người dùng lên đến 600 triệu.
Những động thái đầu tiên như Gojek tuyển dụng nhân sự cao cấp tại Việt Nam đã cho thấy Việt Nam sớm muộn sẽ là thị trường mà Gojek lấn sân vào. Việt Nam là thị trường có dân số lớn, là đất nước đang phát triển, cơ sở hạ tầng chưa thực sự tốt, người dân có thói quen sử dụng tiền mặt. Phù hợp với chiến lược của Gojek.
Gojek vào Việt Nam
Chính bản thân Gojek, tại thị trường Đông Nam Á nói chung, khi gia nhập thị trường Việt Nam nói riêng, Gojek sẽ vấp phải nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh gay gắt với Uber, Grab hay các ứng dụng gọi xe nội địa như Gonow, 123 Xe Vivu, Rada, iMove và Go-ixe…
Lợi thế cạnh tranh của Gojek Việt Nam
Trái lại, việc phát triển nền tảng công nghệ này song song với việc tấn công thị trường sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Việt Nam chưa hề có đơn vị nào nổi bật, tập trung phát triển ứng dụng thanh toán. Giải pháp thanh toán trên di động sẽ là thế mạnh của Gojek Việt Nam, là USP để mở rộng hoạt động kinh doanh tới lượng lớn người dùng không tiếp cận hoặc không quen với hoạt động tài chính ngân hàng.
Kết luận về Gojek Việt Nam
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.