RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị kinh doanh

Làm cách nào để tránh được nợ nần trong kinh doanh

Advertisement

Các doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh thường không trán khỏi tình trạng nợ nần, rất ít doanh nghiệp có khả năng không bị phát sinh nợ.



Tuy nhiên không phải là không thể tránh khỏi nợ nần cho doanh nghiệp nếu bạn hiểu rõ chúng và luôn muốn tránh xa chúng. Dưới đây là các cách có thể giúp doanh nghiệp bạn tránh khỏi được tình trạng nợ nần không đáng có.

1. Không gắn chặt với các nhân tố thiết yếu.
Doanh nghiệp cần quản lý tiền bạc một cách sáng suốt, tránh chi tiêu vào những việc không đáng có, hãy đầu tư những việc thực sự cần thiết trong hoạt động kinh doanh của bạn.
Khi áp dụng nguyên tắc này bạn cần theo dõi một cách chặt chẽ, nếu thấy nguyên tắc quá cứng ngắc bạn hãy từ từ nới lỏng thì khi đó bạn sẽ nhận thấy hiệu quả thực sự mà nó mang lại.

2. Làm quá sớm với quá nhiều thứ
Doanh nghiệp thời gian đầu nên đầu tư dần dần, tránh đầu tư dàn trải quá nhiều thứ cùng một lúc. Nguồn vốn ít ỏi ban đầu bạn hãy đầu tư vào những lĩnh vực trọng điểm, được đầu tư kỹ lượng. Nếu bạn đầu tư quá nhiều dự án cùng lúc thì bạn sẽ nhanh chóng cạn kiệt nguồn vốn trong khi các dự án chưa thành công dẫn đến nợ nần chồng chất.

3. Cần thiết kế cho khả năng mở rộng
Khả năng chuẩn bị quy mô, quy hoạch thời gian đầu đóng vai trò quan trọng, nếu doanh nghiệp không thể mở rộng hơn khi trưởng thành thì doanh nghiệp đó sẽ phải gánh vác nhiều chi phí phát sinh trong quá trình tài thiết.

4. Thất bại trong ủy thác.
Nếu bạn quá trú tâm vào các công việc nhỏ nhặt trong công ty, bạn sẽ luôn bị ngập đầu bởi những công việc không phải dành cho bạn. B phải hiểu bạn là con người của những sáng kiến, các sáng kiến của bạn sẽ giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn, bạn đừng mất quá nhiều thời gian vào công việc có thể giao cho người khác với chi phí thấp hơn.

5. Không nên mua với số lượng lớn
Nếu doanh nghiệp của bạn không phải là doanh nghiệp lớn thì việc mua hàng hóa với số lượng lớn không phải là giải pháp khôn ngoan. Việc mua với số lượng lớn có thể giúp doanh nghiệp bạn mua được với giá rẻ hơn đôi chút nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu mặt hàng đó của bạn bị ứ đọng và không bán được hàng? Sẽ thật tồi tệ nếu tiền vốn của bạn bị đọng trong hàng hóa mà hàng thì không thể bán được.

6. Thanh toán chậm chễ các hóa đơn
Việc thanh toán chậm chế các hóa đơn sẽ làm phát sinh các khoản nợ, các khoản nợ sẽ ngày càng lớn hơn làm cho bạn ngày càng gặp nhiều bất lợi chính vì vậy nếu có thể, hãy thanh toán các hóa đơn đúng hạn, việc thanh toán hóa đơn đúng hạn sẽ giúp bạn hạn chế gặp phải các rắc rối không đáng có.

7. Không lưu trữ các hóa đơn
Việc hóa đơn không đầy đủ sẽ làm cho việc quản lý các chi phí, hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, dẫn đến các khoản phí có thể bị đội lên và bạn không được khấu trừ chi phí từ các hóa đơn bị mất.

8. Thất bại trong việc đòi công nợ
Mặc dù doanh nghiệp của bạn có thể rất “rộng lượng” trong việc kinh doanh nhưng hãy đảm bảo các công nợ của công ty khác với doanh nghiệp của bạn phải được thanh toán đúng hạn. Nếu công ty có quá nhiều khoản nợ không đòi được thì sẽ dễ dàng làm cho công ty bạn cạn kiện nguồn vốn và không còn vốn để xoay vòng nữa.

Bạn có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ kinh doanh để giúp cho việc quản lý công nợ được dễ dàng hơn

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468