Lan truyền và Tích hợp kênh là cốt lõi của tiếp thị" />
RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị Marketing Seo

Lan truyền và Tích hợp kênh là cốt lõi của tiếp thị qua mạng xã hội

Advertisement
“Chỉ có 1% doanh nghiệp nội địa Việt Nam quan tâm đến mạng xã hội (social media).” Ông Hà Tuấn Anh, CEO của Vinalink Media trao đổi với phóng viên của Báo Lao Động.

Ông Tuấn Anh cho rằng chưa có doanh nghiệp nào marketing qua mạng xã hội theo quy trình chuẩn vì kiến thức chưa đủ. Ngược lại, khi có kiến thức rồi thì ngân sách thiếu, mà lợi nhuận hoàn trả (ROI) rất khó đo đếm so với quảng cáo bằng banner hay tiếp thị search engine (SEM). Tuy nhiên nếu doanh nghiệp nào tận dụng được mạng xã hội thành công thì lợi ích thu được rất cao

Vậy thông tin được lan truyền như thế nào khi các doanh nghiệp sử dụng mạng xã hội?

Tôi trả lời câu hỏi này thông qua một ví dụ cụ thể: Facebook hiện nay là trang mạng xã hội sử dụng thuật toán Edge Rank (Thuật toán Facebook) tạo ra hiệu quả lan truyền nội dung. Muốn làm Social marketing tốt phải tiếp thị lan truyền. 95% doanh nghiệp việt nam làm facebook marketing nghĩ rằng cứ kết bạn (add) nhiều friend trên mạng xã hội đã là tiếp thị. Thật ra, không đơn giản như vậy, tiếp thị trên mạng xã hội là lan truyền nội dung càng nhanh càng tốt. Nếu chỉ add friends thì chưa đủ. Nội dung cần lan truyền chỉ gói gọn trong khoảng 10.000 friends, chưa thể phát sinh ra mua hàng. Dưới đây là công thức thuật toán Edge Rank:

u: mức độ hâm mộ của bạn mình trên mạng xã hội.

w: chất lượng của nội dung được đăng tải (đo bằng like”,”comment”, “tag”…).

d: Thời gian đăng tải của nội dung, chỉ số này giảm dần theo thời gian.

Tổng điểm của cả 3 chỉ số này cao sẽ được đẩy lên phần New Feed của các thành viên tương ứng. Một ngày có vài ngàn lượt post nội dung nhưng chỉ có vài chục post được lên New Feed. Thuật toán này không phải ai cũng hiểu, đặc biệt các chuyên gia quản lý marketing ở Việt Nam không phải ai cũng hiểu thấu đáo. Một khi thông tin hiện trên phần New Feed, người khác tiếp tục comment và thông tin tiếp tục được lan truyền. Một post trên Fan page của Cocacola hiện thị trên 1 triệu NewFeed của fan. Sau đó tiếp tục tương tác để lên 10 triệu trang khác. Nội dung chỉ post 1 nhưng 10 triệu người xem được mà chi phí bỏ ra hầu như bằng không. Nếu như không có thuật toán này thì không thể lan truyền tin nhanh được.

Yếu tố thứ hai nhưng lại là quan trọng nhất của việc lan truyền đó là sáng tạo kịch bản lan truyền, mức độ sáng tạo càng cao thì thông điệp càng được lan truyền nhanh. Theo số liệu khảo sát từ Comscore (Công ty nghiên cứu dữ liệu trực tuyến của Mỹ) thì hiệu quả của chiến dịch sẽ tăng gấp 4 lần nếu sử dụng tốt sáng tạo kịch bản trong tiếp thị hay quảng cáo trực tuyến.

Yếu tố thứ ba là phương pháp tích hợp nhiều kênh hay mạng xã hội một lúc như Youtube, Facebook, Twitter, Google plus… Ví dụ một đoạn video quảng cáo được post lên Youtube, sau đó được tích hợp với các kênh khác hay các mạng xã hội khác để tận dụng các thuật toán lan truyền khác như tiểu blog Twitter , Cirle của Google plus thậm chí tương tác hiệu ứng lên cả công cụ tìm kiếm Google search. Một sự tích hợp tốt từ Google buzz, google plus, Twitter thậm chí còn đẩy vị trí thứ hạng website của doanh nghiệp lên top cao của Google.

Vậy phải quản lý rủi ro ra sao khi doanh nghiệp đối thủ cũng tận dụng mạng xã hội để cạnh tranh, thậm chí làm giảm uy tín sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp khác?

Các doanh nghiệp nước ngoài quản trị rủi ro rất tốt nhưng còn bị thì các doanh nghiệp Việt Nam cũng khó tránh. Khi rủi ro xảy ra đối với doanh nghiệp nhỏ lẻ không đáng lo lắm, nhưng doanh nghiệp lớn thì bị ảnh hưởng nhiều.

Có nhiều cách quản lý rủi ro. Đầu tiên các doanh nghiệp phải có chính sách gọi là “Social media Rules” tránh việc chính nhân viên của mình phát ngôn bừa bãi, không kiểm soát nhưng lại dưới danh nghĩa của công ty. Ví dụ trường hợp nhân viên của Tinh vân sử dụng clip nội bộ trong buổi sinh nhật công ty để phát tán ra mạng xã hội gây hiệu ứng xấu với hình ảnh văn hóa công ty.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần nghiên cứu kĩ quy định, điều luật của mạng xã hội. Đã từng có nhiều trường hợp Facebook khóa các trang fanpage hàng trăm ngàn fan chỉ vì doanh nghiệp đặt nút LIKE ngay trên các trang quảng bá chiến dịch tuyển dụng Fan. Việc khóa này làm cho doanh nghiệp mất hàng tỷ chi phí của chiến dịch.

Đối với thông tin như: vu khống sản phẩm, thậm chí mua làm giả nhân chứng, vật chứng… Doanh nghiệp cần phân tích họ là người phá, chọc hay khách hàng thật. Để phân biệt được ta dùng hệ thống quản trị quan hệ khách hàng (CRM) để lọc. Ví dụ, khi bạn đi mua tivi, một tuần sau nhân viên gọi điện thoại đến hỏi ý kiến khách hàng thì mọi ý kiến phản hồi đều được ghi chép lại. Khi có rủi ro xảy ra, doanh nghiệp chỉ giải quyết trường hợp lộ danh tính, có mã sản phẩm. Còn các trường hợp nặc danh, không có trong danh sách CRM sẽ không được giải quyết. Đây là công việc của bộ phận quản lý rủi ro.

Theo ông dự đoán 10 hoặc 20 năm nữa thì tình hình sử dụng mạng xã hội để quảng bá của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ thế nào?

Việt Nam bắt kịp các xu hướng rất nhanh. Quá nửa người dùng internet Việt nam đã đang sử dụng mạng xã hội. Theo tôi dự đoán, các mạng xã hội như social network (Google plus, Facebook, Twitter, Zingme…), social video (Youtube, Viadeo, Daily motion, Tamtay), social chat (Yahoo Messenger, Skype, Paltalk…) , social share (Slide share, Tailieu), Social map (Google place, Diadiem) và Social knowledge (Wiki), Social Bookmark (Digg, Delicious) thì ưu thế vẫn thuộc các Mạng xã hội của nước ngoài nhưng các loại hình Mạng xã hội khác lại là ưu thế của Việt nam như Social game (Vinagame – zingme, VTC, FPT…) Social News (Linkhay), Social education (Violet, Go.vn), Social shop (Vatgia, Chodientu, 5s, 123mua, enbac), Social review (Aha), Social discussion (webtretho, tinhte…) hay Social music (Nhaccuatui), Social Groupon (Muachung, hotdeal) hay đi vào niche market như các trang xã hội chuyên ngành ô tô, thép (vinametal.com), social health …

Xu hướng lâu dài ở Việt Nam sẽ là phát triển mạng local social network (địa phương) dành riêng cho người Việt theo các phân loại trên sẽ đạt được hiệu quả cao nhất. Ngoài ra các trang tin tức xã hội cũng sẽ phát triển mạnh, theo số liệu khảo sát của Vinalink thì 90% dân số VN đọc báo online mỗi ngày. Với tình hình như vậy tôi rằng chẳng cần đến 10 năm nữa thì đã có nhiều doanh nghiệp Việt Nam sử dụng mạng xã hội để quảng bá thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ.

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468