RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị Marketing

Lập kế hoạch SEO website chuyên nghiệp

Advertisement

Quy trình làm SEO, các cách thức hướng dẫn làm SEO thì đã quá là nhiều, kể các các video dạng chi tiết cũng đã có. Nếu bạn có kỹ năng sử dụng internet một chút là bạn có thể gom góp các bài viết, xem các video để hiểu rõ về SEO như thế nào, các cách thức mang đặc tính kỹ thuật để làm SEO.
Mình cũng xin nhắc lại về quy trình SEO tổng thể thường như sau:
Bài viết này chia sẻ từ thực tế công việc mình làm cách thức lập một kế hoạch SEO sao cho đạt được hiệu quả và quản lý một cách tối ưu nhất.
Theo như kế hoạch mình từng làm được chia làm các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Xây dựng sitemap cho website

Theo tôi đây là điều đầu tiên và quan trọng nhất của một chiến dịch SEO thành công. Như việc xây một ngôi nhà, điều đầu tiên là cần phải có một bản vẽ hoàn chỉnh để bạn hình dung ra ngôi nhà bạn sẽ xây ra sao. Nhưng những chia sẻ trên internet tôi chưa thấy ai nói về điều này.
Đối với việc xây dựng các website mới thì chuẩn bị sitemap là điều vô cùng quan trọng, nó giúp bạn và người thiết kế website biết bạn sẽ cần đặt những gì trên website để có được một thiết kế phù hợp.
Đối với các website đã có từ trước, việc lập lại sitemap cũng giúp bạn dễ dàng tiếp cận và hiểu cấu trúc của website hơn để có được một cái nhìn tổng quan về website.
Hình ảnh ví dụ về sitemap trên Minmaps
Để lập sitemap bạn có thể sử dụng phần mềm Minmap để có cái nhìn tổng thể về website. Sau đó bạn nên sử dụng Excel để quản lý, sẽ thuận tiện hơn trong lập kế hoạch sau này. Hãy phân cấp các trang theo cấp bậc để bạn dễ thấy trang nào nằm trong trang nào hơn. (Bạn có thể download mẫu lập kế hoạch SEO của mình ở cuối bài để xem qua).

Bước 2: Phân tích từ khóa

Sau khi đã hiểu về website, về ngành nghề, sản phẩm hay dịch vụ mà website cung cấp, bạn cũng đã có được cái nhìn tổng quát về ngành nghề để có thể xây dựng bộ từ khóa phù hợp.
Phân tích từ khóa được coi là bước trọng tâm nhất của kế hoạch làm SEO, việc lựa chọn từ khóa đúng là bước đầu tiên đưa bạn tới thành công.
Trong phân tích từ khóa bạn cần làm:

TÌM KIẾM TỪ KHÓA:

Hai công cụ hữu dụng mà bạn không thể bỏ qua khi tìm kiếm từ khóa là:
Công cụ lập kế hoạch từ khóa: Công cụ này nằm trong chức năng của Google Adword, bạn chỉ cần đăng ký tài khoản Adwords là có thể sử dụng hoàn toàn miễn phí.
Công cụ Google Suggest: Google Suggest là các từ khóa do Google gợi ý dưới box tìm kiếm của Google. Có một trang web cung cấp sẵn các gợi ý này từ từ khóa bạn gõ vào là http://ubersuggest.org/

ĐÁNH GIÁ ĐỘ KHÓ TỪ KHÓA

Để đánh giá độ khó từ khóa có 3 chỉ số bạn cần quan tâm:
“keyword” – (có ngoặc kép): Dùng để tìm xem có bao nhiêu website có chứa cụm từ khoá này hay có bao nhiêu website bạn sẽ phải cạnh tranh.
Allinanchor:“keyword” – (có ngoặc kép): Dùng để tìm xem có bao nhiêu website sử dụng Anchor text với cụm từ khóa này.
Allintitle:“keyword” – (có ngoặc kép): Để tìm xem có bao nhiêu website mà cụm từ khóa này xuất hiện trong Title.
Dưới đây là bảng thông số dùng để đánh giá độ cạnh tranh và chọn lựa từ khóa thích hợp.
Keyword
Kết quả trên Google
Mức độ cạnh tranh
“keyword” > 500.000 Cao
Allinanchor:“keyword” > 200.000 Cao
Allintitle:“keyword” > 200.000 Cao
Chỉ cần đạt 2 trong 3 yếu tố ở mức cao thì từ khóa bạn chọn là từ khóa cạnh tranh cao rồi. Hãy chọn những từ khóa ít nhất thỏa mãn điều kiện Allinanchor và Allintitle ở mức dưới 200.000 và nên có dưới 500.000 website có chứa nó để phát triển.

QUẢN LÝ TỪ KHÓA:

Đây là phần khá quan trọng, khi sử dụng hai công cụ trên đây, bạn đã có một danh sách dài các từ khóa khác nhau, có khi lên đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn từ khóa khác nhau. Nhìn thật lộn xộn! Vậy làm sao để bạn quản lý chúng cho hiệu quả.
Mời bạn qua bước 3: Phân loại từ khóa trên sitemap

Bước 3: Phân loại từ khóa trên sitemap

Trong bước 2, khi bạn đã list ra được một danh sách dài các từ khóa rồi, việc quan trọng tiếp theo là bạn làm sao phải phân nhóm các từ khóa vào trong sitemap sao cho phù hợp nhất. Số lượng từ khóa bạn SEO cho một page cũng là điều cần lưu ý. Theo mình thì với 5 từ khóa có liên quan với nhau trên 1 page thì là ổn.
Việc phân chia nhóm các từ khóa với nhau yêu cầu bạn phải hiểu rất rõ website của mình cũng như hiểu rất rõ ngành nghề, sản phẩm bạn sẽ SEO. Việc phân chia lộn xộn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả SEO sau này của bạn.
Trong hình trên bạn thấy rằng tôi đã phân chia ra 3 cột từ khóa khác nhau gồm: Từ khóa chính, từ khóa phụ và từ khóa biến thể.
– Từ khóa chính là từ khóa bạn sẽ SEO tập trung vào page đó
– Từ khóa phụ là từ khóa có thể thêm các tiền tố hoặc hậu tố như: mua, bán, các hậu tố địa danh… Từ khóa phụ thường là các từ khóa có lượng tìm kiếm thấp theo thống kê từ Công cụ lập kế hoạch từ khóa
– Từ khóa biến thể là các dạng từ khóa theo cách gọi khác theo vùng miền. Ví dụ người Hà Nội gọi cái bát, người Sài Gòn gọi cái chén… Cái này tùy bạn có cho thêm hay không.

Bước 4: Phân tích đối thủ

Phân tích đối thủ là việc làm quan trọng trước khi bạn tiến hành tối ưu bất cứ thứ gì trên website của bạn. Việc bạn hiểu đối thủ tường tận sẽ là phương cách tốt nếu bạn muốn leo lên trên họ trên các công cụ tìm kiếm.
Có một vài yếu tố bạn cần phân tích đối thủ:
– Vị trí từ khóa của đối thủ trên SE (Search Engine): Bạn cần liệt kê ra vị trí từ khóa mà đối thủ đang nắm giữ trên SE và liệt kê ra 5 đối thủ mạnh nhất. Với 5 đối thủ này, bạn tiếp tục phân tích một vài thông số:
+ Chất lượng nội dung của đổi thủ: Đối thủ đang phát triển nội dung có tốt không? Các thông tin tự viết hay copy. Số lượng nội dung đã được đăng tải…
+ Onpage của đối thủ đã được tối ưu hay chưa? Nếu bạn xem được hết website của đối thủ là điều tốt. Nhưng nếu không, với các từ khóa quan trọng bạn rất cần soi kỹ điều này, hãy nhớ là Onpage là theo từ khóa và theo page nhé!
+ Các chỉ số về backlink: Số lượng backlink, các dạng backlink, nguồn backlink à từ đó đánh giá chất lượng backlink của đối thủ.
+ Các chỉ số về Social: Các chỉ số trên các mạng xã hội như Facebook, Google+, Twitter…
+ Tuổi đời domain: Đây cũng là một chỉ số quan trọng. Với các domain có tuổi đời cao thường có uy tín hơn.
(Phần nội dung này tham khảo từ Infographic SEO của Bình Nguyễn –http://binhnguyenplus.com/)

Bước 5: Tối ưu Onpage trên sitemap

Sau khi bạn đã phân chia được nhóm các từ khóa trên sitemap rồi bạn sẽ tiến hành tối ưu các thẻ chính trên sitemap excel của bạn. Việc làm này giúp bạn có thể sử dụng excel để hạn chế số ký tự của thẻ tiêu đề và mô tả bằng hàmlen.
Hai thẻ quan trọng nhất bạn có thể tối ưu trên sitemap excel là thẻ tiêu đề và thẻ mô tả. Hãy viết chúng thật call-to-action và đảm bảo số ký tự được phép. (Tham khảo: Tiêu đề (45 – 65) và Mô tả (130 – 156))
Trên file excel này bạn cũng nên để các cột chỉ số khác như file đính kèm, để khi làm bước 6 và 7 bạn chỉ cần tick điểm cho các yếu tố này. (Tham khảo file theo link cuối bài)
Lại có việc phải đi rồi, giờ chuẩn bị đồ về quê đây. Các bác cho em khất mấy phần sau nhé!
Bước 6: Triển khai Onpage trực tiếp trên website và cập nhật nội dung
Bước 7: Lập kế hoạch xây dựng nội dung hỗ trợ SEO
Bước 8: Tối ưu hóa Off page, xây dựng liên kết
Bước 9: Đo lường, kiểm tra
Link file mẫu đây ạ: http://bit.ly/Oh1aoB

Bước 6: Triển khai Onpage trực tiếp trên website và cập nhật nội dung

Sau khi bạn đã làm bước 5, đã có một file excel hoàn chỉnh về tối ưu Onpage và các chủ đề nội dung đã được được lên khung. Việc tiếp theo bạn chỉ cần làm là cập nhật chúng trên website của bạn. Việc này thật đơn giản vì chỉ cần Copy and Paste.
Một vài lưu ý cho phần này:
–       Đối với các mã nguồn quản trị website khác khau thì các khu vực để nhập nội dung thẻ là khác nhau. Nếu bạn thuê bên thiết kế web, hãy yêu cầu họ thêm nếu thấy thiếu và hướng dẫn bạn quản trị website.
–       Đối với các page khác nhau, sự đầy đủ của các thẻ cũng khác nhau. Vì thế đừng quá quan trọng việc đầy đủ tất cả. Hãy đảm bảo đủ tiêu đề, mô tả, thẻ h1 và các thẻ alt cho ảnh là rất tốt rồi.

Bước 7: Lập kế hoạch xây dựng nội dung hỗ trợ SEO

Đây mới là điều cần thiết cho chiến dịch SEO của bạn. Và việc này là việc bạn cần làm thường xuyên, liên tục.
Anh Mai Xuân Đạt SEONgon có nói về Adwords: “Setup chiến dịch thì đau mông, còn tối ưu chiến dịch thì đau lưng”. Cũng như vậy với SEO, các phần trước làm bạn đau mông, nhưng đây mới là công việc bạn sẽ đau lưng và đau cả đầu.
Các bạn nên đọc thêm bài viết này để hiểu có cái nhìn rõ nét hơn: Hiểu đúng về tiếp thị nội dung Content Strategy và Content Marketing
Đầu tiên, bạn cần hiểu khách hàng, người sẽ ghé thăm website của bạn là những ai. Hãy phân loại đối tượng khách hàng và tập trung vào đối tượng mục tiêu của bạn. Hãy tìm hiểu xem họ thích điều gì, họ muốn điều gì. Hãy cung cấp cho họ những thông tin mà họ cần – kể cả đó không phải là thứ mà bạn đang bán.
Ví dụ như: mấy bạn làm quảng cáo Google Adwords, có thể viết những bài viết hướng dẫn làm SEO, hay hướng dẫn tối ưu trang đích.
Hay website một salon tóc có thể cung cấp các bài viết về xu hướng tóc, các mẫu tóc đẹp, chuyện của các ngôi sao, hay quần áo, giầy dép….
Nhưng đừng đi lan man, hãy tập trung những gì mà khách hàng của bạn cần mà vẫn link (có liên hệ) với sản phẩm dịch vụ mà bạn đang cung cấp.
Ví dụ như website salon tóc viết về chuyện của các ngôi sao, thì cũng nên nói tới chuyện tóc của các ngôi sao. Nói về quần áo thì cũng nên nói về cách mix đồ với các kiểu tóc….
Hãy chuẩn bị trước các bài viết và đăng chúng thường kỳ. Bạn cũng không nhất thiết phải đăng quá nhiều, 1 tuần có thể chỉ cần 1 đến 2 bài viết. Những hãy viết nó chất lượng, lâu dần bạn sẽ có một cơ sở dữ liệu tốt cho khách hàng của mình.
Nhưng chúng ta đang làm SEO, vì thế đừng quên rằng, danh sách các từ khóa trong file excel của bạn và các page cần SEO vẫn đang cần trỏ liên kết nội bộ. Trong các bài viết của bạn, hãy trỏ link nội bộ anchor text trong các từ khóa của các bài viết này. Nên nhớ, hãy đa dạng hóa từ khóa và tỷ lệ lặp từ khóa được các chuyên gia SEO khuyên là từ 3 – 5%. Còn nhúng anchortext với từ khóa, đừng nhúng hết tất cả những từ khóa bạn nêu ra trong bài. Chỉ cần 1 vài là đủ.
Một chú ý nhỏ: (Mình không biết nên đặt phần này ở đâu).
Hãy xác thực website với author rank khi bạn xây dựng nội dung website để Google có thể bảo vệ bạn với những nội dung gốc của bạn.

Bước 8: Tối ưu hóa Off page, xây dựng liên kết

Nói thật, mình không thích làm phần này nhất. Thông thường mình làm hết tất cả các phần trên và vào https://www.google.com/webmasters/tools/submit-url, ném url vừa mới viết bài lên trên Google cho nó index. Post lên Google Plus, Facebook, việc còn lại để Google lo. Nhưng phải đảm bảo những yếu tố về
Nhưng mà với các từ khóa cạnh tranh, chắc chắn bạn phải xây dựng liên kết. Bạn có thể tìm thấy trên internet vài mô hình xây dựng liên kết như: Link Spiral, Link Wheel, Link Pyramid. Nhưng theo tôi, bạn chẳng phải theo một mô hình nào cả. Hãy làm cho liên kết thật sự tự nhiên. Bạn xây dựng website vệ tinh cũng được, bạn đăng tin cũng được, bạn tạo blog cũng được, bạn làm video cũng được… Nhưng hãy làm nó một cách tự nhiên.
Nhưng như thế nào được gọi là tự nhiên? Nếu bạn viết một bài mà được người khác copy về đăng và để nguồn tới link website của bạn, thì đó là điiều tuyệt vời nhất. Nhưng ở VN mình, ít ai làm thế (kể cả báo chí còn copy loạn cả lên). Vì thế hãy đừng mơ, hãy làm tự nhiên theo cách của chúng ta:
–       Link đặt tại website có nội dung người đọc đang xem phù hợp với sản phẩm của bạn: Ví dụ như bạn bán giường ngủ thì bạn đặt link quảng cáo ở trang đang viết về các tư thế làm tình chẳng hạn ? nó được coi là tự nhiên.
Việc xây dựng liên kết sẽ rất vất vả, nhưng hãy cố gắng. Bạn có thể sử dụng phần mềm (mình không khuyến khích) nhưng đừng lạm dụng phần mềm.

Bước 9: Đo lường, kiểm tra

Đây là phần thực sự quan trọng, bạn đã SEO lên top, có visit vào website của bạn từ từ khóa đó. Nhưng bạn chỉ biết là có visit thôi, chưa biết là với từ khóa đó thì bạn đã bán được hàng hay chưa là một thiếu sót. Hãy kiểm tra liên tục, thống kê và coi lại sổ bán hàng hàng ngày, hàng tuần.
Đây là lúc bạn cần tới Analytics. Ở Google Analytics cho phép bạn hai lựa chọn là Universal Analytics và Analytics cổ điển. Tôi khuyên bạn cài đặt cả hai đoạn mã này. Vì có những dữ liệu cái này cung cấp, mà cái kia không cung cấp.

ĐO LƯỜNG NHƯ THẾ NÀO?

Bạn hãy coi số liệu trong Analytics và xem xét xem từ khóa nào được truy cập vào website của bạn trong ngày hôm đó, nó đi tới page nào. Và hôm đó bạn có bán được món hàng, hay có một liên hệ nào với từ khóa đó hay không? Nếu câu trả lời là CÓ à Chúc mừng bạn! Nhưng nếu câu trả lời là KHÔNG, bạn hãy xem xét lại page đó, và đặt câu hỏi “Tại sao khách hàng không mua hàng của mình?”. Có thể họ mới chỉ tham khảo, họ mới chỉ tìm kiếm thông tin. Nhưng trong 1 thời gian dài hơn mà từ khóa đứng top mà không bán được hàng, hoặc số lượng hàng bán ra quá ít so với visit từ từ khóa đó thì bạn nên xem lại.
Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468