Cũng giống như bạn luyện tập cách viết CV hay cho cuộc phỏng vấn, xây dựng mạng lưới quan hệ cũng cần được tích lũy hà" />
RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị nhân lực

Mẹo xây dựng mạng lưới quan hệ hiệu quả cho nhân viên mới

Advertisement
Cũng giống như bạn luyện tập cách viết CV hay cho cuộc phỏng vấn, xây dựng mạng lưới quan hệ cũng cần được tích lũy hàng ngày. Đây là yếu tố rất quan trọng cho sự phát triển nghề nghiệp lâu dài.

Một số người, kể cả những người hướng nội hay những người thích giao tiếp, đôi khi cảm thấy khó khăn khi xây dựng mối quan hệ. Nhưng đừng vì thế mà từ bỏ hay ngại vì mạng lưới quan hệ càng rộng và vững chắc càng có lợi cho sự nghiệp của bạn. Hãy nghĩ đơn giản rằng xây dựng mạng lưới quan hệ chính là mở rộng gia đình của mình. Để giúp bạn thoải mái và có phương pháp đúng đắn, dưới đây là một số “mẹo” xây dựng mạng lưới quan hệ hiệu quả:

1. Luyện tập cách cho đi
Mạng lưới quan hệ chân thành thể hiện tinh thần của sự cho đi và không so đo mình sẽ được nhận lại những gì. Nếu chỉ chăm chăm xây dựng mạng lưới quan hệ đông đảo về số lượng, bạn chỉ để ý tới lợi ích cá nhân. Trong khi đó, bất cứ mối quan hệ nào cũng cần phải sự tương tác 2 chiều mới có thể phát triển bền vững. Vì vậy, hãy cho đi một cách chân thành và chắc chắn bạn sẽ nhận lại những gì mình đáng được hưởng. 
2. Khen ngợi hàng ngày 
Hãy khen ngợi ít nhất một người mỗi ngày. Bạn có thể lựa chọn hình thức phù hợp trong nhiều cách thức: qua mail, điện thoại hay trực tiếp. Đừng cho rằng những lời khen ngợi có vẻ khách sáo và ngại ngùng. Chỉ cần nói đơn giản với đồng nghiệp/ sếp về điều họ làm tốt và nó giúp ích cho bạn ra sao. Mối quan hệ sẽ cởi mở hơn, họ vui vẻ và bạn cũng sẽ cảm thấy tốt. 
3. Tự tin 
Bạn phải tự tin vào bản thân mình. Chỉ bởi có người quyền lực, giàu có, nổi tiếng không có nghĩa là họ tốt hơn bạn. Hãy học cách bình đằng hoá với mọi người, điều này giúp bạn thoải mái hơn khi tương tác với người khác và tiếp cận với mọi kiểu người. 
4. Kết nối ngẫu hứng 
Đây là một cách làm thú vị: chọn lựa ngẫu hứng 1 người trong danh sách liên lạc của bạn. Sau đó, hãy nghĩ tới những ưu điểm của người đó rồi gọi điện/ gửi mail hỏi thăm. Người đó chắc chắn sẽ ngạc nhiên và thích thú khi kết nối với bạn. Bạn có thể thực hiện việc này mỗi ngày hay hàng tuần để “nuôi dưỡng” mối quan hệ.
5. Nói chuyện một cách thoải mái 
Tiệc tùng, hội nghị, họp nhóm là các cơ hội tuyệt vời để xây dựng mạng lưới quan hệ. Tuy nhiên, đôi khi bạn cảm thấy không biết nên bắt đầu từ đâu, nên nói chuyện với ai và tạo ngữ cảnh cho cuộc đối thoại ra sao. 

Hãy làm như sau: 

– Lên thời gian: Hãy quyết định nhanh chóng xem sau 30 phút chào hỏi ở buổi họp/ bữa tiệc bạn nên nói chuyện với ai lâu hơn. 
– Lập mục tiêu: Trong các cuộc nói chuyện, bạn sẽ quyết định số lượng liên lạc mới cần thiết lập. Nhớ rằng mục tiêu phải là những liên lạc có ý nghĩa chứ không đơn giản chỉ là số lượng danh thiếp bạn nhận được. 
– Làm theo trực giác mách bảo: Sau khi đã nói chuyện qua với mọi người mà bạn vẫn không biết nên trao đổi cụ thể hơn với ai, hãy làm theo trực giác của mình: nhắm mắt, hít thở thật sâu và nói chuyện với người đầu tiên bạn nhìn thấy khi mở mắt ra. 
– Kết nối: Nhớ rằng xây dựng mạng lưới quan hệ phải từ 2 chiều. Bên cạnh việc giới thiệu bản thân, bạn cũng phải lắng nghe và đặt câu hỏi cho đối phương. 
– Đề nghị sự trợ giúp: Nếu bạn có thể hợp tác hay giúp đỡ đối phương, hãy ghi lại vào mặt sau danh thiếp của người đó. Và sau cuộc gặp gỡ, hãy bắt tay thực hiện những gì bạn đã nói. Còn ngay tại cuộc mặt, nếu các bạn muốn có cuộc trao đổi sâu sắc hơn, hãy hẹn nhau ăn trưa hay uống cà phê. Gặp nhau và trao đổi thông tin liên lạc chỉ là các bước khởi đầu của xây dựng mối quan hệ. Muốn nó phát triển bền vững, bạn còn rất nhiều điều phải làm sau đó.

Và dưới đây là 12 sai lầm phổ biến nhất khi xây dựng mạng lưới quan hệ, hãy tham khảo và rút ra kinh nghiệm cho bản thân:

1. Chờ đợi
Nhiều người chỉ bắt đầu xây dựng mạng lưới quan hệ sau khi mất việc. Hãy nhớ một mạng lưới hiệu quả nghĩa là tạo ra các mối quan hệ khi bạn có việc làm.

2. Không chuẩn bị
Nếu chuẩn bị tham gia một sự kiện xây dựng quan hệ, hãy đảm bảo bạn có lí do để đi tới đó. Bạn muốn tìm hiểu thông tin cụ thể về một công việc hay tìm kiếm những liên lạc mới hay người cố vấn? Ngay khi mọi người nói chuyện với bạn, hãy lái cuộc nói chuyện theo hướng đạt được mục đích của mình. Nếu không biết mình muốn gì, bạn sẽ không thể đạt được nó.

Ngoài ra, bạn cũng nên luyện tập cách nói chuyện, cách trả lời một số câu hỏi khái quát cũng như tóm lược về mục tiêu sự nghiệp của mình trước khi tham gia bất cứ hoạt động nào.

3. Quên danh thiếp
Hãy tưởng tượng xem, sẽ bối rối ra sao nếu bạn trò chuyện, làm quen với một người nhưng rồi sau đó lại viết thông tin của họ trên tờ giấy ăn. Hãy nhớ luôn mang theo danh thiếp trong ví hay túi xách để tránh trường hợp trên.

4. Sử dụng địa chỉ email kém chuyên nghiệp
Sử dụng địa chỉ email như “hotgirl” hay “sexyman” trong công việc là một hành động kém chuyên nghiệp. Sẽ chẳng có ai muốn làm quen hay xây dựng mối quan hệ với người có vẻ thiếu nghiêm túc như vậy.

5. Khoe khoang
Khi xây dựng mạng lưới quan hệ, bạn cần lắng nghe người khác nói. Bạn sẽ học hỏi được nhiều điều từ những câu chuyện đó. Mọi người sẽ chẳng ai hứng thú nếu bạn chỉ mải “ ba hoa” mình biết nhiều ra sao, tài giỏi ra sao.

6. Làm mất thời gian của người khác
Trong một sự kiện, mọi người muốn làm quen, giao lưu, tương tác với nhau và không có người nào lấn át người nào. Vì vậy, đừng tranh lời khi người khác đang nói hoặc dành quá nhiều thời gian để nói về bản thân. Và nếu bạn muốn xây dựng quan hệ qua điện thoại, email, hãy cố gắng tôn trọng thời gian của đối phương.

7. Vẻ ngoài thiếu chuyên nghiệp
Hãy chú ý tới ngôn ngữ cử chỉ của mình khi tham gia các sự kiện xây dựng quan hệ. Bắt tay chặt, đứng thẳng, liên lạc qua ánh mắt và thể hiện sự tôn trọng đối phương. Và nhớ ăn mặc thật chỉn chu, lịch sự.

8. Mờ nhạt trong đám đông
Trong một họp hay tụ tập đông đúc, những người nổi bật, mạnh mẽ, quyết đoán sẽ khiến người khác nhớ tới mình. Tuy nhiên, đừng hành động quá đà nếu không ấn tượng tốt đẹp sẽ trở thành ấn tượng tiêu cực.

9. Thụ động
Nếu có người có vẻ trầm lắng, hãy chủ động bắt chuyện với họ. Hãy thể hiện sự quan tâm của bạn tới người đó. Ngược lại, nếu họ yên lặng và bạn cũng yên lặng, đó không phải là xây dựng mạng lưới quan hệ.

10. Nói dối
Những lời nói dối tưởng chừng vô hại như “Ông A cho tôi biết về anh và bảo tôi gọi điện cho anh” (trong khi sự thật không phải vậy ) sẽ khiến người khác đánh mất niềm tin ở bạn nếu tình cờ một ngày nào đó mọi người nói chuyện và họ phát hiện ra sự thật. Do đó, đừng dại dột mà nói dối.

11. Coi trọng các mối quan hệ chỉ trong ngắn hạn
Làm như vậy sẽ khiến mọi người có cảm giác bị lợi dụng. Hãy duy trì các mối quan hệ thông qua email, điện thoại hỏi thăm. Gửi lời cảm ơn khi ai đó cho bạn lời khuyên hữu ích. Khi đã tìm được công việc, đừng cho rằng vai trò của mạng lưới quan hệ đã kết thúc, thực sự nó mới chỉ bắt đầu.

12. Quên nghĩa vụ của mình
Bất cứ ai xây dựng mạng lưới quan hệ, dù thành công hay thất bại, đều có bổn phận với những người sẽ xây dựng mạng lưới quan hệ trong tương lai. Bạn nên quan tâm và giúp đỡ những hậu bối của mình.

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468