Một trong các “Chỉ số của người thành đạt” là Chỉ số Đam mê (Passion Quotient, viết tắt PQ). Đam mê có sức mạnh biến suy nghĩ thàn" />
RaoVat24h
Kỹ năng Kỹ năng sống

Mục tiêu Niềm Đam Mê Của Bạn

Advertisement
Một trong các “Chỉ số của người thành đạt” là Chỉ số Đam mê (Passion Quotient, viết tắt PQ). Đam mê có sức mạnh biến suy nghĩ thành hành động, tiếp thêm nguồn sáng tạo. Vậy nhưng rất ít người tìm ra niềm đam mê của mình từ nhỏ. Phần nhiều nhận ra tiềm năng, sở thích đặc biệt của bản thân khi bắt đầu một công việc, hoặc một ngành học nào đấy, sau một quá trình trải nghiệm. Thời gian lâu hay mau là tùy thuộc vào tính cách của từng người. Tuy nhiên vẫn có những bước cơ bản để bạn có thể xác định được những đam mê của mình một cách sớm và nhanh nhất.
Phần I: Sơ Lược Về Chính Bạn
Để tìm ra được điều bạn thích hoặc có thể bạn sẽ thích (nếu có ai đó nói với bạn), bạn cần cố gắng nhìn ra nét tính cách cơ bản của bản thân. Nét tính cách cơ bản cho thấy cách nhận thức, giá trị và lối ứng xử của bạn. Từ đó, bạn có thể biết được điều gì làm nên hình ảnh hiện tại của mình. Tuy nhiên, tính cách là một thứ được hình thành từ trong quá khứ của bạn cho đến bây giờ. Vậy nên điều bạn cần làm là xác định những điều dưới đây:
1. Suy nghĩ đến ký ức của mình
Ngọn lửa trong tim mỗi người được nuôi dưỡng nhờ ký ức. Những trải nghiệm tích cực và tiêu cực đều được bạn lưu giữ dưới dạng ký ức. Bạn diễn dịch cuộc sống của mình trong hiện tại bằng kinh nghiệm đã có trong trí nhớ. Ví dụ khi còn nhỏ, tôi rất ghét bị người la mắng bằng những từ ngữ tục tĩu, cộc cằn. Tôi thấy rất tổn thương, xúc phạm nếu như có ai đó nói với mình những từ ngữ đấy. Trong tiềm thức tôi suy nghĩ, sẽ không bao giờ nói tục, những từ cộc cằn với bất cứ ai, ngay cả khi tôi đã là người lớn. Và tôi đã làm đúng như thế. Mỗi lần nóng giận, muốn nói những từ ngữ không đẹp ấy, tôi “vấp” ngay vào cảm giác lúc còn thơ ấu và tự kiềm chế được mình.
Vậy nên ký ức chính là một công cụ đầy quyền năng giúp bạn kết nối các sở thích của bản thân. Khi xác định được sở thích, bạn sẽ dễ dàng biến nó thành đa mê của riêng mình.
2. Gía trị của riêng bạn
 Hiểu một cách đơn giản, giá trị chính là những thứ có ích hoặc quan trọng đối với bạn. Trong cuộc sống, bạn mong muốn điều gì nhất: sức khỏe, tiền tài, cuộc sống gia đình, sự tự do, quyền lực hay thành công? Dù giá trị của bạn có là gì đi nữa, bạn vẫn có khuynh hướng dồn nhiều công sức cho lĩnh vực mình mong muốn nhất. Nếu bạn quan tâm tới sức khỏe, bạn sẽ đến phòng tập, sân tenis nhiều hơn là quán rượu; nếu bạn ưu ái tiền bạc, bạn sẽ thường xuyên đọc các tạp chí kinh tế và các báo cáo tài chính…
Việc bạn cần làm là, hãy viết ra những điều khiến bạn chú tâm, có khả năng thôi thúc bạn, càng cụ thể càng tốt. Có thể đó là Quyền lực, Tiền bạc, Danh vọng, hay bất cứ thứ gì khác.
Xác định rõ giá trị bản thân nếu bạn xác định được niềm đam mê của mình. Ảnh: internet
Nếu bạn đã xác định rõ giá trị của bản thân hoặc những điều bạn thực sự coi trọng, bạn dễ dàng vạch ra mục tiêu thích hợp cho sở thích của mình. Bạn sẽ nhìn nhận thực tế hơn là theo lối lý tưởng hóa. Ví dụ, nếu danh tiếng, và tiền bạc là các giá trị bạn coi trọng, diễn xuất là niềm đam mê của bạn. Khi đó, bạn nên đóng phim hơn là diễn trên sân khấu kịch. Bởi lẽ, sân khấu kịch chỉ hiện thực hóa mong muốn được diễn xuất của bạn nhưng nó không giúp bạn có được tiền tài, danh vọng.
Các giá trị bản thân cũng giúp bạn nhận thức được thời điểm thích hợp để thay đổi cách hành xử. Vì bạn sẽ hành động, xử sự theo thang giá trị của bản thân. Chúng cũng đánh giá được khi nào thì các giá trị của bạn phù hợp với công việc, công ty hay vị sếp hiện tại của bạn.
Bởi lẽ đó, việc lập ra danh sách các giá trị của bạn và thứ tự ưu tiên chúng là rất quan trọng. Khi đó chúng trở thành phương tiện giúp bạn tiến đến ngọn nguồn của sức mạnh.
3. Niềm tin
Niềm tin chính là kim chỉ nam cho đam mê của bạn. Nó chắp cánh cho bạn theo đuổi ước mơ và bỏ lại sau lưng những điều bạn không hứng thú. Nó cũng truyền cho bạn sự tín nhiệm bản thân. Nếu bạn cảm thấy bạn có thể, bạn sẽ làm được. Bởi vậy bạn cần nuôi dưỡng niềm tin cho chính bản thân mình bằng các tín niệm như: “Gái có công, chồng chẳng phụ”, hay “Sách là phương tiện hiệu quả nhất giúp mở ra chân trời tri thức”, hay “thật là là cha quỷ quái”.
Tuy nhiên, niềm tin tiêu cực có thể trở thành chướng ngại vật đầy thử thách.
4. Phương tiện biểu đạt
Chúng ta nhận ra sự khác biệt ở mỗi con người là nhờ vào việc thông qua giao tiếp và ngôn ngữ. Chúng ta có thể tư duy, hình dung được nhờ loại phương tiện này. Bạn cần phải phát triển năng lực biểu đạt ở lĩnh vực bạn coi trọng. Nếu bạn muốn đạt đến trình độ quản lý đỉnh cao, bạn phải nắm vững các biệt ngữ và các thuật ngữ. Nếu bạn muốn trở thành chuyên viên tư vấn nguồn nhân lực thì bạn phải rèn luyện vốn từ vựng trong lĩnh vực đó. Với phương tiện biểu đạt, chúng ta không chỉ thuyết phục được bản thân mà còn thuyết phục được người khác.
5. Những quyết định cá nhân
Một số người từ khi còn nhỏ đã quyết định rằng, anh ta muốn kiếm thật nhiều tiền. Những người này sẽ có lối sống và cách suy nghĩ khác hẳn với những người không có ý muốn đó.
Ví dụ tôi có quen một anh bạn học khối kỹ thuật, ngành Công nghệ máy tính. Tuy nhiên niềm đam mê của anh lại là tiếp xúc, trò chuyện, gặp gỡ mọi người. Khi ra trường, thay vì làm về kỹ thuật, anh đã quyết định tìm kiếm một công việc có liên quan đến máy tính – phù hợp với ngành học của anh, nhưng lại là bộ phận tư vấn và bán hàng – để phát triển niềm đam mê của anh. Và bây giờ, anh đã trở thành trưởng bộ phận kinh doanh của một siêu thị điện máy rất lớn.
6. Thái độ của bạn
Hiểu một cách đơn giản, thái độ chính là nhận thức, điểm nhìn và quan niệm của bạn về sự vật, sự việc nào đó. Nó dựa trên những trải nghiệm, yếu tố nền tảng, giá trị và điều bạn tin tưởng. Chẳng hạn, bạn coi trọng lòng dũng cảm và sự kiên quyết bảo vệ ý kiến đến cùng, khi đó thái độ của bạn thể hiện mong muốn của trái tim bạn.

Phần II: Lắng Nghe Lời Trái Tim

Việc tìm hiểu sơ lược về bản thân mới là bước đầu để bạn xác định những đam mê. Nhưng điều cốt lõi tạo nên sự đam mê lại nằm ở trái tim bạn. Chính vì vậy bạn cần tập trung lắng nghe lời trái tim nói, sau khi đã hiểu những thứ thuộc về mình.
Lắng nghe lời trái tim ở đây chính là xác định, phân biệt rõ những điều bạn thích và không thích. Bởi khi nhìn vào những điều thích hoặc không thích, bạn có thể tìm được dấu hiệu bộc lộ niềm đam mê của bản thân.
1. Điều gì khiến bạn sẵn lòng theo đuổi không vụ lợi?
Mỗi chúng ta đều có bản năng sinh tồn. Chính vì vậy, đa phần các hoạt động của chúng ta hướng đến mục tiêu kiếm tiền và mục tiêu lợi lộc. Chúng ta luôn bất an khi nghĩ đến vấn đề tài chính, cả ở hiện tại lẫn tương lai. Trong hoàn cảnh này, bạn phải tự đặt ra câu hỏi: điều gì khiến bạn yêu thực sự yêu thích và có thể theo đuổi một cách không vụ lợi, dù việc bạn chọn sẽ mang lại sự đền đáp xứng đáng.
Hãy xem xét câu hỏi này ở một khía cạnh khác. Cuộc sống sẽ ra sao nếu bạn được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu, bạn chẳng có gì phải lo lắng về tương lai nữa? Lúc đó bạn mong muốn làm điều gì nhất? Có người đã đáp rằng: “Ồ, nếu tôi thừa tiền, tôi sẽ lên núi cắm trại trên đó, rồi đi bộ đường dài, leo núi, trượt tuyết”. Một người đã nói thế khi còn đang trong quân ngũ. Và sau khi xuất ngũ, anh tìm gặp những người ưa mạo hiểm và bắt đầu kinh doanh những thứ có liên quan đến sở thích của mình. Từ sở thích cá nhân, bạn hãy nghĩ đến những hoạt động khiến cho bạn phải thốt lên: “Tôi ước gì có đủ thời gian rảnh rỗi để làm điều tôi muốn”. Đó chính là dấu hiệu cho thấy trái tim bạn mong muốn những gì.
2. Bạn yêu thích công việc nào, bạn có sẵn sàng chấp nhận rủi ro hay không?
Hãy liệt kê ra một danh sách các hoạt động bạn thích làm và những rủi ro có thể gặp phải. Có thể bạn thích đi chơi cùng bạn bè, xem phim, viết báo những chủ đề nhạy cảm, gây nhiều tranh cãi, tham gia vào các cuộc tranh luận nảy lửa cho dù ý kiến của bạn có thể đi chệch lối mòn.
Bạn cần biết rằng, nhiều khi để làm được điều mình muốn, bạn sẽ bị chỉ trích, bị mọi người cho là điên rồ, bị mất việc, mất bạn bè, hao phí tiền của… Bởi vậy, bạn cần xác định rõ điều mình mong muốn và sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
3. Hãy tìm hiểu ngọn nguồn cơn giận của mình
Đừng cho qua những cảm xúc của cơn giận. Bởi chỉ khi hiểu rõ nó bạn mới bắt gặp được các dấu hiệu có ích cho sự mong muốn của bạn. Tại sao nó lại làm mình tức giận? Vậy nếu là bản thân mình thì mình sẽ làm thế nào? Hãy liên hệ đến các giá trị đã nhắc ở phần trước, có thể bạn sẽ tìm được mối liên hệ ẩn nấp đâu đó.
4. Xác định những điều khiến bạn vui/ những điều cản trở bạn trong công việc
Không có môi trường nào hoàn hảo. Bạn sẽ luôn gặp những chướng  ngại vật ở chỗ làm. Nhờ những yếu tố này, bạn sẽ học được đôi điều có ích. Đó là nhận ra yếu tố nào làm suy yếu niềm hăng hái của bạn, những điều khiến bạn vui vẻ, thích thú.
Đôi lúc chúng ta lúng túng giữa giá trị bản thân và giá trị của những người quản lý hay công ty bạn đang làm việc. Trong trường hợp này, hãy xem xét và quan tâm nhiều hơn tới các giá trị của riêng mình, bạn sẽ nhận diện được một số dấu hiệu cho thấy niềm đam mê của bản thân. Bởi lẽ lối suy nghĩ, giá trị và niềm đam mê có một sự gắn bó chặt chẽ với nhau.
5. Suy nghĩ đến điều mong ước lập dị nhất của bạn
Khi đã xem xét sơ lược về bản thân bạn cũng như những điều bạn thích, không thích, đã đến lúc ra quyết định, dựa trên thông tin có được để lập ra một bản danh sách những điều bạn mong muốn – càng lập dị càng tốt. Bạn không nên nghĩ rằng, nếu dưới bầu trời này người ta ước gì được nấy thì ai cũng theo đuổi và đạt được điều mình muốn. Hãy nhớ rằng, trên đời chẳng có một giới hạn nào cả, chỉ có trí tưởng tượng của bạn mới bị giới hạn.
Hãy viết ra thành quả mà bạn đạt được với mỗi phương diện được đề cập dưới đây:
– Cá nhân
– Gia đình, người thân
– Tiền bạc tài chính
– Công việc sự nghiệp
– Hoạt động xã hội.

Phần III: Các Bước Giúp Xác Định Niềm Đam Mê

Giờ thì bạn đã lập dị hơn một chút, thông thái hơn một chút, và sẵn sàng khám phá. Cũng có nghĩa đã đến lúc bạn cần hành động, tuân thủ các bước dưới đây để tìm đến tận cốt lõi niềm đam mê của riêng mình. Vì đam mê là dạng trải nghiệm cảm xúc đơn lẻ nhưng mạnh mẽ, xuất phát từ bên trong mỗi cá nhân. Chúng ta phải cô lập bản thân khỏi nhịp sống bận rộn kéo dài ngày này qua ngày khác, để có thể gắn kết trí óc với con tim mình, quan trọng hơn là nghe lời mách bảo của trái tim.
1. Nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu của bản thân
Câu này nghe có vẻ rất rập khuôn, lý thuyết. Nhưng sự thật bạn phải hiểu rõ và thực hành tốt điều này. Nói một cách đơn giản, bạn cần có thời gian, một ít thời gian rảnh rỗi cho chính mình, đó chính là lúc bạn khám phá ra bản thân. Một số nghiên cứu cho thấy, các thông tin trong tiềm thức của bạn có sức ảnh hưởng gấp một triệu lần nhận thức thông thường. Một tỷ lệ đáng kinh ngạc! Tiềm thức chính là suối nguồn của tài năng chưa hé lộ của bạn. Đây chính là phép màu của sự tĩnh tâm, lắng nghe những cảm xúc của bản thân.
Chính vì vậy bạn nên dành ra một ít thời gian cho riêng mình, không làm gì khác ngoài chạy bộ, đi bộ, ngồi thiền, hay đơn giản ngồi ngắm những vì sao lấp lánh trong đêm. Tuy nhiên, việc nắm bắt nhu cầu của bản thân chỉ diễn ra tốt khi bạn ở trạng thái thư giãn, thoải mái, thả lỏng, lòng bạn không vướng bận điều gì. Như vậy thì bạn mới diễn đạt được điều bạn muốn một cách chính xác.
2. Khám phá tâm trí của chính bạn
Tự hỏi bản thân những câu hỏi đơn giản và cố gắng trả lời thành thật. Dưới đây là một số ví dụ:
– Bạn sẽ làm gì nếu biết chắc chắn tất cả những việc mình làm đều thành công? Chẳng hạn, nếu bạn tự tin rằng khi đi thi giọng hát truyền hình, chắc chắn bạn sẽ đạt giải. Khi đó hãy liệt kê nó ra, bởi lẽ nó chính là năng khiếu, niềm tin và lĩnh vực bạn có thể làm tốt.
– Bạn thích nhất những điểm nảo của bản thân? “Ờ thì tôi yêu nhất giọng hát của mình”; “Tôi thích nhất cách bài trí nội thất rất độc đáo và sáng tạo của mình” – đó có thể là một câu trả lời. Các ví dụ trên đây đều có hiệu lực chỉ dẫn niềm đa mê và nghề nghiệp. Những người thích tự tay trang trí nhà cửa theo cách riêng thường trở thành các nhà thiết kế nội thất rất thành công.
– Mỗi khi tâm trí bạn được tự do, bạn thường mơ điều gì? Có thể có người cho đó là mơ hão, tuy nhiên, sẽ rất có ích nếu bạn phát huy trí tưởng tượng, lòng khát khao và ngẫm nghĩ về những điều bạn muốn làm. Những giấc mơ là khởi nguồn cho những niềm đam mê của bạn, thông qua một bước gọi là “hành động”.
 Hồi nhỏ bạn thích làm gì? “Khi còn học trung học, tôi thích xem bóng đá và có thể kể về các trận đấu suốt cả ngày trời. Tôi có thể nói vanh vách về các cầu thủ và bình luận các bàn thắng” – Nếu như bạn thích diễn thuyết, có chất giọng truyền cảm và cách phát âm chuẩn, chắc chắn bạn sẽ trở thành một bình luận viên xuất sắc.
– Bạn có thể miêu tả bản thân bằng một từ hay một câu ngắn gọn không? Có thể một số người đáp rằng: “Tôi có khả năng truyền đạt tốt” – vậy bạn là một giáo viên hoặc một diễn giả bẩm sinh; “Tôi có thể bộc lộ chính kiến trong mọi trường hợp” – vậy bạn là một luật sư, thậm chí một chính trị gia từ trong máu. Có một điều rất đáng quan tâm, đó là rất nhiều các chính trị gia có tiếng tăm đã từng là luật sư.
– Bạn muốn làm gì nếu không phải “lăn tăn” chuyện tiền bạc? Câu trả lời sẽ mách cho bạn biết, con tim bạn muốn làm điều gì nhất.
– Có những mong ước thầm kín nào bạn ngại chia sẻ với người khác? Có việc này bởi chúng ta thường băn khoăn: “Không biết người khác sẽ nghĩ gì?” hoặc “Tôi nghĩ mọi người sẽ cười nhạo tôi”. Bạn muốn trở thành một nhà văn và bạn cho rằng, mọi người xung quanh sẽ nói: “Ơ này, cậu muốn theo nghiệp viết lách sao, cậu dở hơi à? Viết văn thì ngồi gặm giấy mà sống à?”.
Nhưng bạn phải chuẩn bị sẵn sàng tâm thế gặp rủi ro và sẵn sàng đối mặt với cả thế giới, sẵn sàng chấp nhận thất bại, như vậy bạn sẽ thành công.
– Tôi có thể cống hiến điều gì cho mọi người hoặc cho thế giới? Nghe có vẻ lý tưởng hóa, nhưng chỉ cần bạn có thể chọc cười người khác, điều này cũng có nghĩa bạn đã mang đến cho mọi người cảm giác tích cực, như vậy bạn nên thử sức ở sân khấu hài. Tôi muốn trở thành một bác sĩ, và đó chính là cách tôi cống hiến. Bạn muốn làm một chuyên gia tư vấn tình yêu hôn nhân, đó sẽ là phần đóng góp của bạn. Điều này cũng liên quan đến vấn đề quan niệm của từng người.
3. Làm những công việc tạo ra hứng thú cho bản thân
Đó là để bạn nuôi dưỡng những “động cơ bên trong”, từng bươsc thực hiện những điều mình mong muốn. Chúng truyền cho bạn những niềm hứng thú cần thiết, để theo đuổi và thực hiện tốt việc bạn muốn làm.
4. Mở rộng chân trời của bạn
Bạn chỉ có thể trải nghiệm khi có thứ gì đó để thử. Để tạo thêm cho bản thân thật nhiều cơ hội, hãy cố gắng tìm kiếm cơ hội. Có vô số cách để tạo hứng khởi và mở rộng những giới hạn của chính mình.
Gặp gỡ những người làm các công việc khác nhau
Đây là cách đơn giản nhất để mở mang đầu óc. Thật không may khi có nhiều người tự thỏa mãn với khoảng trời riêng của họ. Nếu bốn chàng phi công gặp nhau thì chỉ năm phút, họ sẽ rôm rả trò chuyện về việc lái máy bay; nếu ba kỹ thuật viên phần mềm ngồi lại với nhau, họ sẽ chỉ nhắc đến khó khăn trong việc viết chương trình máy tính, kể cả khi đang nhâm nhi đồ uống; khi lính tráng gặp nhau, họ chỉ ngồi ôn chuyện cũ…vv. Nhưng để mở rộng chân trời của bạn, bạn phải biết các hoạt động, công việc khác nữa. Bởi thế, việc gặp gỡ những người làm khác nghề và hiểu một phần công việc của họ cũng rất cần thiết. Bạn sẽ có được những thông tin hữu ích. Và dù thế nào thì bạn cũng cần phải áp dụng cách “tư duy ngoài chiếc hộp”, vì bạn cần phải thoát ra khỏi cái hộp tự giới hạn của mình.
Tham gia các buổi gặp mặt, hội thảo và hội nghị chuyên đề
Bạn cũng nên tận dụng cơ hội gặp chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Chắc chắn bạn sẽ nắm bắt được nhiều thông tin bên ngoài lĩnh vực quen thuộc của mình. Bởi vậy, nếu bạn là kỹ sư phần mềm, khi có cơ hội tham dự buổi hội nghị chuyên đề về đông cơ thúc đẩy, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội. Đa phần chúng ta thường tập trung vào đường chân trời theo chiều dọc và tĩnh tại – đó là lý do chúng ta không thể mở rộng hơn nữa không gian của bản thân. Vì các chân trời còn có bề ngang nữa!
Đọc sách tiểu sử
Đó như một hình mẫu để bạn suy nghĩ và hướng bản thân mình tới. Việc đọc sách về tiểu sử nhân vật thuộc các lĩnh vực khác nhau sẽ mang lại cho bạn những thông tin về nghề nghiệp cũng như động cơ khác. Đừng chỉ chăm chăm đọc về các nhà lãnh đạo nổi tiếng thế giới. Hãy mở rộng chân trời của bạn bằng cách đọc sách về các nhà khoa học lỗi lạc, doanh nhân, nhà giáo dục, người lính, vận động viên leo núi…
Mục đích của chúng ta là mở rộng chân trời của mình. Càng rộng càng ích lợi cho bạn.
5. Ghi chép lại những điều làm bạn thích thú/ muốn làm
Điều này giúp bạn ghi nhớ, cân nhắc và hệ thống được tất cả những mong muốn của bản thân. Hãy bộc lộ mong muốn của mình, bất chấp người khác xì xào, bàn tán. Làm sao bạn có thể sống một cuộc sống chỉ dựa trên sở thích và đánh giá của người khác? Hãy trở lại làm một đứa trẻ vô tư, nói những điều bạn muốn nói, viết những điều bạn nghĩ.
Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468