RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị kinh doanh

Những điều ứng viên nên tránh sau khi phỏng vấn tìm việc làm

Advertisement

Bạn cho rằng phỏng vấn xong là kết quả đã được định đoạt? Không hẳn là vậy đâu, nếu bạn mắc phải một trong 4 hành động sau đây.

> 2 Mẫu Thư Từ Chối Ứng Viên Ngành Khách Sạn – Nhà Hàng
> Những Phương Pháp Tìm Việc Nhanh Không Hiệu Quả Mà Nhiều Ứng Viên Hay Dùng
> Cách giúp sinh viên cân bằng giữa việc học và làm thêm dành cho sinh viên

Nếu bạn được gọi đến phỏng vấn nghĩa là đã có ai đó tin rằng bạn rất có tiềm năng đảm nhận một vị trí quan trọng trong công ty. Nhưng dù cho đây có là một bước tiến lớn, thì việc hoàn thành buổi phỏng vấn trực tiếp cũng không đồng nghĩa với việc bạn sẽ được nhận, đặc biệt nếu sau phỏng vấn bạn lại “khinh suất” làm mất điểm từ nhà tuyển dụng.

Trên thực tế, cách bạn hành xử sau cuộc phỏng vấn có thể sẽ có tác động lớn đến bước tiếp theo trong quá trình tuyển dụng. Năm 2015, một người đàn ông ở bang Illinois đã bị mất cơ hội được nhận sau khi gửi những bức ảnh “khỏa thân” của mình cho vị Giám đốc Nhân sự đã phỏng vấn anh ta. Dù người đàn ông này dự định gửi những bức ảnh trên cho một người khác chứ không phải cho nhà tuyển dụng, thì  anh ta vẫn phải chịu thiệt hại nặng nề vì sai lầm trên, và chắc chắn một điều là anh ta sẽ không được nhận .

Thậm chí dù bạn không ngốc đến mức vô tình gửi những bức ảnh “khỏa thân” , bạn vẫn có thể mất đi cơ hội có được một vị trí mới với nhiều lí do khác nhau. Felicite Moorman, CEO của BuLogics và StratIS EMS đã kể cho Business News Daily về một ứng viên đã thể hiện rất ấn tượng trong cuộc phỏng vấn nhưng cuối cùng lại không được nhận chỉ vì nỗi ám ảnh với mèo.

“Khi tôi hỏi rằng cô ấy thường làm gì để giải trí, hoặc sở thích mà cô ấy có thể muốn chia sẻ là gì, cô ấy trả lời, ‘Tôi rất thích mèo’, và kết thúc cuộc nói chuyện, tôi tin rằng mình sẽ mời cô ấy làm việc sau khi hoàn thành cuộc phỏng vấn,” Moorman nói.

“Vào ngày hôm sau, tôi nhận được bản fax có liên quan đến mèo đầu tiên,” Moorman nói tiếp, “Những bản fax về mèo ký tên ‘Quý cô mèo điên’ cứ tiếp tuc được gửi tới, đến mức tôi quyết định từ chối cô ta thay vì gửi một lá thư ‘cảm ơn vì buổi phỏng vấn’. Bản fax cuối cùng tôi nhận hỏi rằng ‘Nó là mèo sao?’ Tôi đoán chắc chúng là mèo.”

Vậy thì đâu là những sai lầm bạn nên tránh sau khi rời buổi phỏng vấn? Sau đây một vài điểm mà các chủ doanh nghiệp và các chuyên gia khuyên.

Đừng follow up quá nhiều

Dù không gây ám ảnh cho nhà tuyển dụng với những bản fax về mèo, thì chỉ riêng việc follow up quá nhiều lần thôi cũng sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy phát chán lên được.

Jennifer Akoma, Phó Chủ tịch Quản lý nguồn nhân lực tại Airfoil Group, một công ty Marketing và PR nói rằng: “Các ứng viên sẽ hỏi, “Khi nào thì anh/chị có thể đưa ra quyết định?’, gửi thư follow up và sau đó lại hỏi, ‘Khi nào tôi có thể gửi follow up một lần nữa?’. “Có một ứng viên đã lợi dụng một tổ chức mà rất nhiều nhân viên trong công ty chúng tôi có liên quan để xin email và các số điện thoại nội bộ. Kết cục, những kiểu chiến thuật này chỉ khiến tôi và rất nhiều nhân viên trong công ty có ấn tượng cực kỳ xấu về ứng viên đó.”

Đừng kết bạn với người phỏng vấn trên mạng xã hội

Mạng xã hội quả là một công cụ tuyệt vời để tự marketing bản thân và thể hiện cá tính của bạn giúp ứng viên muốn tìm việc làm tăng cơ hội kiếm việc làm nhanh. Nhưng giao tiếp với các nhà tuyển dụng tiềm năng trên mạng xã hội thì không phải là một chuyện tốt chút nào.

“Gửi yêu cầu kết nối với nhà tuyển dụng hoặc một trong những người tham gia phỏng vấn trên LinkedIn ngay sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc là rất sai lầm,” Richard Orbé Austin, nhân viên tư vấn nghề nghiệp tại Dynamic Transitions Psychological Consulting nói. “Dường như yêu cầu này quá táo bạo và khiến nhà tuyển dụng hay người phỏng vấn cảm thấy chán ngấy lên được.”

Time báo cáo rằng, đó là còn chưa kể đến việc người ta có xu hướng đăng những suy nghĩ và cảm xúc cá nhân lên các trang mạng xã hội. Tốt nhất là đừng đăng bất kỳ cái gì thì bạn sẽ không cần phải lo lắng việc nhà tuyển dụng hay người có khả năng sẽ là người tuyển dụng bạn nhìn thấy.

Đừng thay đổi mức lương kỳ vọng

Mike Astringer, giám đốc tài năng của Alliance Life Sciences, lưu ý rằng các chuyên gia nhân sự khi phỏng vấn ứng viên một phần đều dựa trên mức lương kỳ vọng ban đầu của họ. “Chúng tôi cần biết được kỳ vọng của họ có phù hợp với mức lương việc làm mà chúng tôi đề nghị hay không,” anh ấy nói. “Thường thì một ứng viên sau khi phỏng vấn xin việc sẽ trở nên tự tin thái quá và sau đó nâng mức lương kỳ vọng của mình lên một cách chóng mặt.”

Astringer nói rằng anh ấy tuyển một ứng viên dựa trên mức lương kỳ vọng và những ứng viên đó nên tránh việc tăng quá cao mức lương kỳ vọng của mình vào phút chót.

“Làm thế sẽ khiến hình ảnh của ứng viên xấu đi,” anh ấy nói. “Nó cũng khiến tôi trông thật tồi tệ, và chuyện này chỉ tổ làm tốn thời gian của mọi người.”

Đừng hành động như thể bạn đã được nhận

Bạn vẫn chưa được nhận cho đến khi nhận được lời mời làm việc chính thức đâu. Điều tồi tệ nhất mà một nhân viên kiem viec lam nhanh tiềm năng có thể làm sau cuộc phỏng vấn là email hoặc gọi điện cho nhà tuyển dụng như thể mình đã được tuyển vậy, Jasmine Elias, giám đốc chiến dịch xã hội cấp cao tại Sensis – một công ty quảng cáo, cho biết.

Elias chia sẻ, “Lúc đó, tôi vẫn sẽ phỏng vấn các ứng viên khác, hoặc thông qua lần cuối các vị trí phù hợp với từng người, nhưng điều đó không có nghĩa là họ đã được nhận,” “Hành động như vậy là không thông minh chút nào, vì trong khi họ nghĩ rằng làm thế sẽ khiến họ sẽ trông rất tự tin thì thực tế là hoàn toàn ngược lại, họ trông quá tự mãn hay chảnh chọe.”

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn phá hỏng mọi thứ?

Bạn đã gây ra sai lầm. Nếu nhanh chóng xử lý một cách khéo léo, có thể bạn sẽ cứu vãn được tình thế đó.

“Tôi chưa bao giờ bắt ai phải sửa chữa lại lỗi lầm của mình, nhưng cũng chưa bao giờ gặp ai cố gắng làm vậy,” Akoma nói. “Ví dụ, nếu ai đó chú ý thấy một lỗi trong thư cảm ơn và nhanh chóng thừa nhận nhầm lẫn của mình, tôi nghĩ rằng mình vẫn sẽ xem xét trường hợp của họ. Nó thể hiện tinh thần trách nhiệm và sự sẵn lòng thừa nhận và sửa lỗi của ứng viên.”

Nhưng dù cho có việc gì xảy ra sau khi gây ra sai lầm đi chăng nữa thì cũng đừng tự làm mất đi cơ hội mà có thể sau này bạn sẽ còn cần đến.

“Nếu bạn không được nhận vào một ví trị nhất định nào đó thì cũng hãy luôn gửi một lá thư follow up lịch sự cho nhà tuyển dụng và/hoặc cho nhân viên HR – những người luôn quan tâm đến những cơ hội làm việc trong tương lai với bạn,” Akoma nói thêm. “Làm như vậy sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt và có thể bạn sẽ được xem xét cho những cơ hội khác.”

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468