Phân loại chiến lược theo định hướng hoạt động
Theo định hướng hoạt động, chiến lược của doanh nghiệp có thế được phân thành chiến lược ổn định, chiến lược phát triển và chiến lược suy giảm.
Chiến lược ổn định
Chiến lược ổn định có đặc trưng là không có những thay đổi đáng kê trong hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ duy trì quy mô sản xuất – kinh doanh, duy trì thế ổn định của mình. Doanh nghiệp tiếp tục phục vụ một bộ phận khách hàng có cùng nhu cầu bàng cách cung cấp cùng một sản phẩm hay dịch vụ, duy trì thị phần. Doanh nghiệp theo đuổi chiến lược ổn định khi họ cho rằng hoạt động của doanh nghiệp mình là thỏa đáng, môi trường kinh doanh có vẻ ổn định và không thay đổi. Chiến lược ổn định không đem lại sự phát triển nên không phải là chiến lược hấp dẫn các doanh nghiệp. Tuy nhiên khi không có điều kiện để tiếp tục phát triển bền vững hoặc khi có nguy cơ suy giảm hoạt động như ngành hoạt động đang chững lại hoặc chậm phát triển, quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, tiềm lực yếu, doanh nghiệp có thể lựa chọn chiến lược này để duy trì thế cân bằng trong một khoảng thời gian nhất định.
Chiến lược phát triển
Chiến lược phát triển là chiến lược nhằm tìm kiếm những cách thức để làm tăng mức độ hoạt động của tổ chức. Chiến lược này bao gồm việc đưa ra những biện pháp nhằm gia tăng về mặt số lượng như tăng doanh số bán hàng, tăng số lượng nhân viên và thị phần hay các loại tài sản của doanh nghiệp. Phát triển có thể đạt được thông qua việc mở rộng trực tiếp, hội nhập dọc, hội nhập hàng ngang hoặc đa dạng hóa. Doanh nghiệp theo đuổi chiến lược này khi có những cơ hội mới trên thị trường, khi doanh nghiệp có các nguồn lực tài chính, nhân sự dồi dào, khi môi trường kinh doanh có nhiều yếu tố thuận lợi. Khi thực hiện chiến lược này, doanh nghiệp sẽ tập trung, huy động các nguồn lực để mở rộng quy mô và phạm vi kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh hiện tại hoặc sang các lĩnh vực kinh doanh mới.
Chiến lược suy giảm
Chiến lược suy giảm là chiến lược nhằm mục đích giảm quy mô hoặc mức độ đa dạng các hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thườngtheo đuổi chiến lược suy giảm khi gặp phải sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, ảnh hưởng đến hoạt động của họ hoặc buộc họ tốt hơn nên tập trung vào những hoạt động chính. Khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, chiến lược suy giảm giúp cho doanh nghiệp tập trung vào nhiệm vụ chính, củng cố các nguồn lực và năng lực sản xuất, sẵn sàng để tiếp tục cạnh tranh.
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.