Phân tích tài chính
Tuy nhiên muốn có kết luận chính xác về mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản của một công ty chúng ta cần so sánh hệ số vòng quay tài sản của công ty đó với hệ số vòng quay tài sản bình quân của ngành.
Hệ số này lại ngược với lợi nhuận biên tế (profit margin – tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần), có nghĩa là hệ số vòng quay tổng tài sản càng cao thì lợi nhuận biên tế càng nhỏ và ngược lại.
2)Khả năng thanh toán lãi vay (TIE)
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay là một hệ số quan trọng trong các chỉ số về cơ cấu vốn. Nó cho thấy lợi nhuận trước thuế và lãi vay có đủ bù đắp lãi vay hay không (không liên quan đến tiền, do đó không liên quan gì để khả năng thanh toán cả)
Hệ số này giúp đánh giá cấu trúc vốn của doanh nghiệp có tối ưu hay không thông qua đánh giá kết cấu lợi nhuận cho Trái chủ (người cho vay), chính phủ (thuế) và Cổ đông. Từ đó đánh giá xem nên vay thêm, giảm tỷ trọng nợ hay tỷ trọng nợ đã là tối ưu cần duy trì.
3)Lợi nhuận biên trên doanh thu
Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ.
4)Doanh lợi tổng tài sản (ROA)
Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp.
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề kinh doanh. Do đó, người phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ sử dụng tỷ số này trong so sánh doanh nghiệp với bình quân toàn ngành hoặc với doanh nghiệp khác cùng ngành và so sánh cùng một thời kỳ.
5)Khả năng sinh lời cơ bản (BEP)
Basic Earning Power Ratio
Tỷ số này thường được dùng để so sánh khả năng sinh lợi giữa các doanh nghiệp có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và mức độ sử dụng nợ rất khác nhau. Tỷ số mang giá trị dương càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh càng có lãi. Tỷ số mang giá trị âm là doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ.
6) Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE)
Return On Equity
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = 100% x | Lợi nhuận ròng |
Bình quân vốn cổ phần phổ thông |
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Tỷ suất lợi nhuận biên x Số vòng quay tổng tài sản x Hệ số đòn bẩy tài chính
7) Tỷ số giá/Thu nhập (P/E)
Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price : P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share : EPS)
Hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu, gọi tắt là Tỷ số P/E, P/EPS (viết tắt của cụm từ Price to Earning Ratio), là tỷ số tài chính dùng để đánh giá mối liên hệ giữa thị giá hiện tại của một cổ phiếu (giá cổ phiếu ở chợ chứng khoán) và tỷ số thu nhập trên cổ phần, hay cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho một cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Tỷ số P/E được tính bằng cách lấy giá thị trường bình quân của cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành trong một kỳ nhất định chia cho thu nhập bình quân trên một cổ phần mà doanh nghiệp phải trả cho nhà đầu tư trong kỳ đó.
Công thức cụ thể như sau:
Tỷ số P/E = | Giá thị trường một cổ phiếu |
Thu nhập bình quân trên một cổ phần |
Vì:
Thu nhập bình quân trên một cổ phần = | Tổng thu nhập trong kỳ |
Tổng số cổ phần |
Nên cũng có thể tính tỷ số P/E theo cách sau:
Tỷ số P/E = | Tổng giá trị thị trường các cổ phiếu |
Tổng thu nhập trong kỳ |
Tỷ số P/E thấp thì có nghĩa là lợi nhuận trên một cổ phần của công ty càng cao hoặc giá trị trường của cổ phiếu thấp.
Tính toán tỷ số P/E thường trên cơ sở số liệu của công ty trong vòng một năm. Tuy nhiên, do lợi nhuận của công ty chịu tác động của nhiều yếu tố, nên có thể lên cao, xuống thấp bất thường, nên hệ số P/E cũng có thể thay đổi bất thường giữa các năm. Vì vậy, các nhà đầu tư thường không chỉ dựa vào duy nhất P/E trong một năm khi ra quyết định đầu tư mà còn xem xét cả P/E trong nhiều năm trước, hay so sánh P/E của công ty này với công ty khác trong cùng ngành hay trong cùng nền kinh tế.
8)Tỉ suất thu nhập trên cổ phần hay gọi tắt là EPS
(Earnings Per Share)
Là chỉ số nói lên phần lợi nhuận thu được trên mỗi cổ phần. Đây cũng có thể coi như phần lợi nhuận thu được trên mỗi khoản đầu tư ban đầu, nên nó được coi như là chỉ số xác định khả năng lợi nhuận của một công ty (hay một dự án đầu tư).
EPS được tính bằng (Lợi nhuận sau thuế – Lợi nhuận sau thuế cổ phiếu ưu đãi được hưởng)/Tổng số cổ phiếu thường phát hành.
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.