Theo bản nghiên cứu “Việt Nam logistics 2009” của Công ty phân tích, nghiên cứu về Giao thông Vận tải quốc tế Transport Intelligence (trụ sở tại Anh) thì ở Việt Nam hiện nay, chi phí dịch vụ hậu cần quá cao và gây cản trở sự phát triển kinh tế.
Yếu tố nào đưa Việt Nam thoát khỏi khó khăn kinh tế?
Thế giới vật lộn trong cơn suy thoái
Chi phí dịch vụ hậu cần tại Việt Nam quá cao. (Ảnh: Edc.vn)
Theo Luật Thương mại Việt Nam, dịch vụ hậu cần (logistics) là một hoạt động thương mại do các thương nhân tổ chức, thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho bãi, làm thủ tục hải quan, các loại giấy tờ, tư vấn khách hàng, đóng gói, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa để hưởng phí thù lao.
Vào thời điểm này, Việt Nam cũng như các nước khác đang phải đối mặt với sự khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu và đang tìm mọi cách để vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Tuy nhiên, theo kết quả điều tra của Transport Intelligence, tình trạng cơ sở hạ tầng về vận tải yếu kém, lượng hàng hóa tồn kho còn nhiều, thủ tục hành chính rườm rà đang là những nguyên nhân chính gây cản trở cho sự phát triển của thị trường dịch vụ hậu cần nói riêng và của nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Theo ước tính, chi phí dịch vụ hậu cần trên thị trường Việt Nam hàng năm chiếm khoảng 20-25% GDP, đây là một tỷ lệ rất cao, cao hơn so với một số nước như Trung Quốc và Mỹ. Những khoản chi phí này đã gây cản trở trong việc nâng cao xuất khẩu cũng như việc tận dụng lợi thế nguồn lao động trẻ và rẻ của Việt Nam.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, tình trạng này đang dần được khắc phục. Chính phủ Việt Nam đã đầu tư mạnh vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng và sự đầu tư này đã bắt đầu phát huy hiệu quả.
Ngoài ra, chính phủ cũng đang khuyến khích các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào các dự án như Cảng quốc tế Cái Mép ở đồng bằng sông Cửu Long, sân bay Long Thành ở Đồng Nai với hi vọng sẽ tạo ra được những cảng vận chuyển có quy mô lớn mang tầm vóc quốc tế.
Một trong những ích lợi rõ nét nhất cho Việt Nam khi tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông vận tải là tạo ra những tuyến đường bộ nối liền với các nước láng giềng.
Hành lang kinh tế Côn Minh – Hà Khẩu – Hà Nội – Hải Phòng đã tạo điều kiện cho những nhà hoạt động vận tải như TNT hay Kerry Logistics có thể kết nối Việt Nam với mạng lưới đường bộ trong khu vực của họ, không phải sử dụng đến vận tải đường biển và đường không nên giúp giảm cước phí quốc tế tới 30%.
Nhưng nhìn chung, tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam vẫn còn chậm, số lượng hàng hóa tồn kho vẫn còn nhiều và các chuỗi dây chuyền dịch vụ hậu cần phát triển chậm
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.