RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị kinh doanh

Phương thức sản xuất Toyota

Advertisement
Nếu đi vào phân tích Phương thức sản xuất Toyota, đầu tiên phải kể đến chế tạo theo kiểu Toyota. Đó là việc tạo nên dòng chảy ở công trường sản xuất. Đó không phải là việc để tập trung máy tiện với máy tiện, máy phay để tập trung vào một chỗ với các máy phay khác như thông thường. Chúng được bố trí từng chiếc từng chiếc theo công đoạn, ví dụ như Máy tiện-Máy phay-Máy khoan. Nhờ đó mà có thể thay đổi từ một người-một máy sang một người-nhiều máy, hay nói chính xác hơn là phụ trách nhiều công đoạn, làm tăng năng suất. Thêm một điều nữa phải kể đến, đó là Phương thức Kanban. Đây là công cụ vận hành của Just in Time. Kamban là một công cụ hữu hiệu để có được vật cần thiết, vào đúng lúc cần thiết, với số lượng cần thiết. Kamban chứa thông tin trao đổi, thông tin hướng dẫn vận chuyển của hàng hoá và thông tin hướng dẫn công việc tại các công đoạn sản xuất.
Just in Time
Nếu có thể có được vật cần thiết, vào đúng lúc cần thiết, với số lượng vừa đủ, thì có thể xoá bỏ đi được sự lãng phísự không cần thiếtvà sự bất hợp lí tại công trường sản xuất, đồng thời giúp làm tăng hiệu quả sản xuất. Người đầu tiên đưa ra ý tưởng này, chính là ông Toyota Kinichiro, người sáng lập ra công ty ô tô Toyota. Thế hệ sau này, những người được truyền lại, đã triển khai ý tưởng đó và hình thành một hệ thống sản xuất. Không đơn thuần chỉ là In Time, mấu chốt ở đây là Just In Time. Cùng với khái niệm về Tự Động Hoá,  Just In Time chính là cột trụ thứ 2 trong phương thức sản xuất Toyota.
Tự Động Hoá, Jidoka
Tự động hoá (Jidoka) trong phương thức sản xuất Toyota là một khái niệm đặc biệt. Có 2 từ động trong tiếng Nhật, một là động trong chuyển động của máy móc, một là động trong hành động của con người. Tự động hoá trong phương thức sản xuất của Toyota sử dụng từ động thứ 2, có nghĩa là động trong hành động của con người. Tự động hoá ở đây mang ý nghĩa con người đã gắn trí tuệ của mình vào trong máy móc. Ý tưởng về tự động hoá được sinh ra từ chiếc máy dệt do ông tổ của Toyota tức Toyoda Sakichi phát minh ra. Trong chiếc máy dệt của Toyoda Sakichi, khi sợi chỉ dọc bị đứt hoặc sợi chỉ ngang bị hết, máy sẽ tự động dừng lại. Có nghĩa là bộ phận phán đoán đúng-sai, tốt-xấu đã được cấy sẵn trong máy móc. Tại Toyota, cách nghĩ này không chỉ được áp dụng vào máy móc mà còn mở rộng ra cả dây chuyền sản xuất. Nghĩa là, Toyota còn triệt để trong trường hợp nếu có bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào phát sinh, người công nhân có thể cho dừng cả dây chuyền sản xuất. Nhờ có tự động hoá, Toyota không chỉ phòng chống được việc phát sinh các sản phẩm xấu, ngăn chặn việc chế tạo thừa mà còn tự động kiểm tra được sự bất thường của công trường sản xuất.
Quản lí bằng mắt. Mieruka
Tự động hoá mang ý nghĩa: Nếu có sự bất thường, phải dừng dây chuyền hoặc máy móc. Điểm mấu chốt trong suy nghĩ này chính là việc phân biệt rõ ràng đâu là bình thường, đâu là bất thường. Nếu nói về mặt chất lượng thì đó là việc làm lộ mặt các sản phẩm xấu. Nếu nói về mặt số lượng thì đó là việc làm sao để thấy rõ bằng mắt thường rằng việc sản xuất đang tiến kịp hay không kịp kế hoạch. Đây là cách nghĩ đúng với tất cả các mặt, từ cách đặt đồ vậtkhối lượng công việc đảm nhiệm, cách xoay vòng Kambancách thực hiện công việc của người công nhân. Đối việc các công trường sản xuất theo phương thức sản xuất Toyota, việc quản lí bằng mắt được thực hiện một cách triệt để.
※  Khái niệm này ngày nay được gọi với cái tên Mieruka (視える化)
AnDon
AnDon là một ví dụ tiêu biểu về Mieruka. Đây là tấm bảng line-stop được treo ở công trường sản xuất. Khi line (line=dây chuyền sản xuất) ở trạng thái hoạt động bình thường, đèn ở bảng có màu xanh lá cây. Giả sử có trường hợp người công nhân muốn nhận sự giúp đỡ từ bên ngoài line để điều chỉnh tiến độ trong công việc (do bị chậm), lúc này bảng AnDon có màu da cam. Khi cần thiết phải dừng line để sửa lỗi, bảng AnDon sẽ có màu đỏ. Để loại bỏ triệt để các lỗi bất thường, việc dừng line là cần thiết, không có gì phải sợ.
Autonomation mô tả một đặc tính của thiết kế bằng máy để đem lại nguyên lý “Jidoka” được sử dụng trong Toyota Production System (TPS). Autonomation, hay Jidoka, có thể cũng được mô tả như “Tự động hóa thông minh”  hay “Tự động hóa với sự tác động của con người”.
Autonomation chuyển một mức độ của trí tuệ con người để tự động hóa máy móc. Những máy như vậy phát hiện thậm chí chỉ một sai sót và ngay lập tức ngừng máy và khi yêu cầu trợ giúp. Khái niệm được giới thiệu đầu tiên bởi Sakichi Toyoda như một bước ngoặt cho thế kỷ hai mươi. Ông ta phát minh những khung dệt tự động có thể dừng lại tức thời khi bất kỳ sợt chỉ nào bị đức. Điều này cho phép một công nhân có thể giám sát nhiều máy không có nguy cơ về những số lượng lớn vải sản xuất ra bị lỗi. Taiichi Ohno xem Jidoka (Autonomation là một biến thể) như một trong số hai trụ cột của Hệ thống Sản xuất Toyota. (Xem thêm Jidoka)
Mục đích của autonomation là xác định và sửa chữa nhanh những lỗi xảy ra trong quá trình sản xuất. Ví dụ, thay vì đợi cho đến cuối dây chuyền sản xuất để kiểm tra thành phẩm, autonomation có thể được áp dụng tại những bước sớm hơn trong quá trình để giảm bớt số lượng công việc thêm vào các sản phẩm đã bị lỗi. Một công nhân có thể tự kiểm tra công việc hay nguyên liệu của mình, kiểm tra công việc đã làm ngay lập tức trước khi trạm làm việc của họ được yêu cầu dừng do một khuyết tật được tìm thấy sau đó. Sự dò tìm này là bước đầu tiên ở Jidoka. Một máy có thể thực hiện quá trình dò tìm khuyết tật như vậy được xem là autonomation.
Một khi một dây chuyền phải dừng lại, người giám sát hay phụ trách giúp phát hiện vấn đề và chú ý lập tức vào vấn đề của người công nhân hay máy móc được phát hiện. Để hoàn thành Jidoka, không phải chỉ là chỉnh sửa khuyết tật trong sản phẩm khi phát hiện ra, nhưng quá trình được đánh giá và điều chỉnh để loại bỏ khả năng tạo ra cùng lỗi một lần nữa. Việc “phòng ngừa lỗi” (mistake-proofing) của dây chuyền sản xuất này được gọi là PokaYoke.
Ohno Taiichi và Toyoda Sakichi, những nhà đề xướng của phương pháp Lean và những thực hành trong ngành sản xuất dệt, máy móc và ô tô xem Poka Yoke & Jidoka (mistake-proofing và autonomation) là những trụ cột xây dựng nên Lean.

:

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468