RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị kinh doanh

Quản trị chiến lược

Advertisement

Quản trị chiến lược (P1: là gì? )

Đây là một lĩnh vực kiến thức khó vì vậy tôi sẽ làm hơi khác so với cách vẫn hay làm đó là sẽ đi tổng quát sau đó mới đi vào chi tiết. Với những người đã có một kiến thức nhất định thì có thể chỉ cần nhìn tổng quát là có thể ra ngay chi tiết mà không cần phải xem các phần chi tiết nữa.

Chiến lược là cách chúng ta đạt tới một mục tiêu nào đó. Ví dụ như để học thuộc 300 từ mới trong một tháng ta có thể mỗi ngày học 10 từ mới hoặc cứ cách 1 ngày học 20 từ mới. Để giảm cân 3 Kg ta có thể lựa chọn một môn thể thao nào đó hoặc ăn kiêng hoặc đi phẫu thuật thẩm mỹ,…
Trong chiến tranh chiến lược là cách để chúng ta đánh thắng được quân thù. Chiến lược tốc chiến tốc thắng, đánh cầm cự kéo dài thời gian, …Chiến lược trong quân sự dựa trên sự đối kháng một mất một còn.
Trong kinh doanh thì không phải chỉ có mình ta mà còn nhiều công ty khác nữa. Miếng bánh thị trường cũng có giới hạn, ta ăn thì họ nghỉ, họ ăn thì ta không được ăn vì vậy mặc dù không khốc liệt như trong chiến tranh nhưng bản chất cũng vẫn là sống còn.
1. Định nghĩa Quản trị chiến lược
– Là tổng hợp các hoạt động nhằm hoạch định, tổ chức, kiểm tra và điều chỉnh chiến lược kinh doanh của DN.
– Mục đích nhằm đảm bảo DN luôn khai thác được các cơ hội, điểm mạnh và hạn chế được nguy cơ, điểm yếu.
2.Quản trị chiến lược bao gồm 9 bước:
quan tri chien luoc p1 -moi quan heB1: Nghiên cứu triết lý kinh doanh, mục tiêu và nhiệm vụ của DN.
B2: Phân tích, dự báo môi trường bên ngoài
B3: Phân tích, dự báo môi trường bên trong.
B4: Xem xét lại mục tiêu DN trong từng thời kỳ chiến lược.
B5: Quyết định chiến lược kinh doanh cho DN
B6: Phân phối các nguồn lực
B7: Xây dựng và triển khai các chính sách kinh doanh.
B8: Xây dựng và triển khai các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn.
B9: Kiểm tra đánh giá việc thực hiện chiến lược và tiến hành điều chỉnh cần thiết.
quan tri chien luoc p1- cl kd3. Các cấp quản trị chiến lược
Chiến lược cấp toàn doanh nghiệp: là cấp chiến lược của toàn DN.
Chiến lược của đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU): một DN có thể kinh doanh nhiều nhóm sản phẩm khác nhau phục vụ cho những khách hàng hoàn toàn khác nhau. DN cần có chiến lược riêng cho mỗi loại.
Chiến lược chức năng: là chiến lược cho từng lĩnh vực chức năng cụ thể ví dụ chiến lược nguồn nhân lực, chiến lược tài chính, chiến lược kỹ thuật công nghệ, chiến lược marketing,..
quan tri chien luoc p2 5
4. Chiến lược kinh doanh cơ bản cấp DN
Nhiệm vụ:
+ Xác định các SBU theo cặp Sản phẩm – Thị trường
+ Tạo dựng, loại bỏ các SBU
+ Phân phối nguồn lực cho các SBU
Giống như con người có sinh lão bệnh tử thì về nguyên tắc DN cũng có từng giai đoạn như vậy, mỗi giai đoạn sẽ phải có chiến lược tương ứng:
quan tri chien luocChiến lược tăng trưởng: Khi môi trường kinh doanh thuận lợi, doanh nghiệp đang hừng hực sức sống thì theo chiến lược tăng trưởng. Câu hỏi đặt ra lúc này là làm thế nào để tăng quy mô, xác lập vị trí thật nhanh chóng? Nhìn tên của chiến lược các nhánh ta cũng có thể phần nào hiểu được cách thức tiến hành.
chu ky DN 1
Chiến lược ổn định: Khi môi trường ngành đang có dấu hiệu phát triển chậm lại DN cần duy trì quy mô sản xuất và vị trí, việc phát triển tíếp ẩn chứa nhiều rủi ro.
Chiến lược cắt giảm: Khi môi trường kinh doanh suy giảm, DN trong ngắn hạn phải giảm chi phí để duy trì hoặc là người chủ bán DN đi thu hồi vốn đầu tư nhằm kinh doanh sang lĩnh vực khác.
Chiến lược điều chỉnh: Khi DN thấy rằng mục tiêu chiến lược vẫn đúng nhưng giải pháp thực hiện có vấn đề vì vậy cần phải điều chỉnh giải pháp.
_________________________________

Quản trị chiến lược (P2: Chiến lược cấp đơn vị KD chiến lược SBU)

5. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh chiến lược SBU (Strategic Business Unit)

Đơn vị kinh doanh chiến lược  SBU là một bộ phận của  DN tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ phục vụ một nhóm khách hàng riêng.
SBU có các hoạt động cung ứng đầu vào, hoạt động nghiên cứu phát triển,.. mang tính độc lập tương đối so với các bộ phận khác trong DN.
quan tri chien luoc p2- dinh nghia sbu
Một DN có thể có nhiều  SBU hoặc chỉ là 1 SBU hoặc nhiều DN mới hợp thành 1 SBU.
Một  DN kinh doanh đơn ngành thì chiến lược cấp DN chính là chiến lược SBU, có nghĩa là sẽ chỉ có hai cấp chiến lược (chiến lược DN và chiến lược chức năng).
Một  DN kinh doanh đa ngành sẽ có 3 cấp chiến lược (Chiến lược cấp DN, Chiến lược SBU và Chiến lược chức năng)
Mỗi một SBU cần một chiến lược  KD riêng gọi là chiến lược cấp đơn vị kinh doanh chiến lược. Chiến lược của mỗi SBU đều gắn với 1 cặp Sản phẩm  & Thị trường
6. Phân loại các chiến lược kinh doanh SBU theo đặc điểm thị trường
Một SBU không xây dựng một chiến lược tùy hứng mà phải căn vào lợi thế cạnh tranh của mình là gì.
– Chiến lược chi phí thấp : áp dụng khi khách hàng rất nhạy cảm về giá. SBU sẽ tìm cách giảm chi phí sản xuất kinh doanh để giảm giá thành sản phẩm.
quan tri chien luoc p2 4
Những hàng hóa trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo sẽ buộc phải theo phương án chi phí thấp ví dụ như hàng nông sản.
– Chiến lược khác biệt hóa cao – Thị trường ngách: SBU tập trung vào sản phẩm/dịch vụ có sự khác biệt hóa cao phục vụ cho một nhóm khách hàng có độ nhạy cảm về khác biệt hóa cao.
quan tri chien luoc p2 1
Chiến lược này chỉ áp dụng cho thị trường ngách thường là những người giàu sẵn sàng bỏ nhiều tiền để có hàng hóa độc ít đụng hàng, thường thuộc nhóm hàng cao cấp xa xỉ
– Chiến lược chi phí thấp – Khác biệt hóa – Thị trường ngách: áp dụng đối với nhóm khác hàng vừa nhạy cảm về giá vừa nhạy cảm về khác biệt hóa.
7. Phân loại chiến lược  kinh doanh SBU theo chu kỳ sống của sản phẩm
vong doi san pham
Mỗi một giai đoạn của sản phẩm có một chiến lược riêng. Ví dụ chiến lược thâm nhập phải chấp nhận chi phí cao do chi phí quảng cáo, khuyến mãi để khách hàng biết tới sản phẩm. Tại giai đoạn tăng trưởng thì DN phải cố gắng tăng tối đa sản lượng nhất có thể để tăng doanh thu. Tại giai đoạn suy thoái phải cắt giảm chi phí để duy trì lợi nhuận,…
8. Chiến lược cấp đơn vị chức năng:
Một DN sẽ có nhiều chức năng khác nhau, mỗi bộ phận chức năng cần một chiến lược riêng để phục vụ cho chiến lược cấp toàn  DN cũng như chiến lược của SBU. Có 6 loại chiến lược chức năng chủ yếu:
quan tri chien luoc p2- 6 chien luoc chuc nanga. Chiến lược Marketing
b. Chiến lược nguồn nhân lực
c. Chiến lược Nghiên cứu & Phát triển
d. Chiến lược sản xuất
e. Chiến lược mua sắm và dự trữ
f. Chiến lược tài chính
Ta có thể lấy ví dụ là Tập đoàn FPT. Cả tập đoạn có một chiến lược DN chung, trong tập đoàn có nhiều đơn vị thành viên như Fsoft, FPT telecom,..; trong mỗi công ty thành viên đương nhiên có các chiến lược chức năng riêng. Do tính phức tạp mà FPT có hẳn một giám đốc chiến lược Nguyễn  Hữu  Thái  Hòa.

_____________________________

Quản trị chiến lược (P3: Chiến lược cạnh tranh theo Michael Porter)

Chiến lược cạnh tranh là gắn với đơn vị kinh doanh chiến lược SBU. Nếu như công ty chúng ta là một SBU thì đó cũng chính là chiến lược của công ty.
Phân biệt các định nghĩa có liên quan:
– Cạnh tranh: là sự đấu tranh dành giật giữa các đối thủ về khách hàng (thị trường) và các nguồn lực. Đặc điểm của cạnh tranh là 1.liên tục 2.Cường độ gia tăng theo thời gian và 3. Phạm vi ngày càng mở rộng.
Ngày xưa cạnh tranh ở địa phương, ngày nay cạnh tranh trên phạm vi toàn thế giới.
Ngày xưa cạnh tranh ít vì ít công ty, ngày nay cạnh tranh nhiều do nhiều công ty.
Ngày xưa các nguồn lực còn nhiều, ngày này các nguồn lực khan hiếm đòi hỏi phải tranh dành mới có được.
– Cường độ cạnh tranh: Mỗi ngành, mỗi khu vực có cường độ cạnh tranh khác nhau. Cường độ cạnh tranh ám chỉ mức độ dành giật giữa các đối thủ biến đổi phụ thuộc vào quan hệ Cung-Cầu.
– Đối thủ cạnh tranh: là các doanh nghiệp cùng bán sản phẩm có tính thay thế sản phẩm của ta trong cùng một thị trường.
Ngày xưa đối thủ nằm trong địa phương, ngày nay đối thủ có thể là một công ty ở bên kia trái đất.
– Năng lực cạnh tranh: là khả năng duy trì và mở rộng thị phần của Doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh được tạo bởi năng lực cạnh tranh của sản phẩm, kênh phân phối, tài chính, uy tín, thương hiệu, ..
– Năng lực cạnh tranh của sản phẩm được quyết định bởi các yếu tố Chiến lược của sản phẩm, giá cả, sự đa dạng về chủng loại mẫu mà của sản phẩm.
– Lợi thế cạnh tranh: khi theo đuổi chiến lược cạnh tranh thành công doanh nghiệp sẽ có lợi thế cạnh tranh. Ví dụ nếu doanh nghiệp theo chiến lược cạnh tranh chi phí thấp thì doanh nghiệp sẽ đạt được lợi thế cạnh tranh là giá sản phẩm rẻ hơn so với đối thủ.
Theo Michael Porter có 3 chiến lược cơ bản như sau:
1. Dẫn đầu về chi phí
Giải pháp của DN là giảm tối đa chi phí để có được giá bán thấp hơn đối thủ. Muốn có chi phí thấp thì DN phải tận dụng 1.Lợi thế của sự học hỏi và 2.Lợi thế về quy mô.
Để có thể tăng quy mô có nghĩa là tăng số lượng bán ra DN sẽ bán ở phạm vi rộng có nghĩa là gộp các phân khúc thị trường nhỏ vào thành phân khúc lớn. Ví dụ thay vì tạo ra các loại mỳ cho mỗi sở thích khách hàng thì chỉ tạo một loại mì mà khách hàng nào cũng có thể chấp nhận. Nhờ vậy thay vi chỉ tập trung phục vụ 10 khách hàng thì nay họ hướng tới phục vụ 100 khách hàng.
Do lặp đi lặp lại sản xuất một sản phẩm nên DN sẽ liên tục cải tiến quy trình; nhân sự sẽ thành thạo hơn,… làm cho năng suất lao động tăng lên.
Trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì DN buộc phải theo hình thức này.
2. Khác biệt hóa
Mục đích của chíến lược khác biệt hóa là để tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng việc tạo ra sản phẩm/dịch vụ có sự khác biệt mà sản phẩm đối thủ không có trong khi khách hàng coi trọng và sẵn sàng trả tiền cao hơn để mua.
Khác biệt hóa đến từ 1.Chất lượng 2. Đổi mới và 3.Thích nghi với khách hàng.
Các dạng khác biệt hóa có thể là 1.Công dụng; 2. Kiểu dáng; 3. Cải tiến; 4. Dịch vụ đi kèm
Công ty vẫn có thể bán ở thị trường rộng nhưng tạo ấn tượng trong đầu khách hàng về có các sản phẩm chất lượng hơn hẳn đối thủ như đối với Honda, Sony,..
Sản phẩm liên tục đổi mới đặc biệt là sản phẩm công nghệ cao như điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh, ô tô, xe máy,…
Công ty sẽ chia khách hàng ra nhiều phân khúc để sản phẩm/dịch vụ của mình thỏa mãn đầy đủ nhu cầu khách hàng phân khúc đó.
Hai dạng khác biệt hóa:
– Khác biệt hóa phía trên: DN đưa ra một sản phẩm độc đáo được khách hàng đánh giá cao nhờ vậy bán giáo cao hơn bình thường. Chi phí để tạo cho sự cao hơn phải thấp hơn chi phí tăng thêm.
– Khác biệt hóa phía dưới: DN loại bỏ một số tính chất nào đó mà khách hàng đánh giá không cao nhờ vậy có thể giảm được chi phí. Chi phí giảm được phải lớn giá bán bị giảm.
Rủi ro khi theo đuổi khác biệt hóa:
– Khách hàng không đánh giá cao sự khác biệt
– Giá bán quá cao, không xứng đáng với sự khác biệt
– Khách hàng không được truyền thông để nhận biết sự khác biệt.
– Chi phí tạo ra khác biệt lớn hơn giá bán.
3. Chiến lược tập trung hóa
Công ty chỉ tập trung phục vụ cho một phân khúc thị trường rất nhỏ. Tại phân khúc này công ty sẽ thực hiện kết hợp với chi phí thấp hoặc khác biệt hóa.
Lợi thế của công ty theo chiến lược này là họ rất hiểu khách hàng, các công ty khác khi nhảy vảo phân khúc này hoặc là sẽ không thể chịu nổi giá bán đó hoặc không thể tạo ra sự khác biệt mới để chiếm khách hàng. Các công ty lớn có tiềm lực cũng sẽ không buồn tấn công vào phân khúc nhỏ đó vì không bõ công.
Không theo chiến lược nào thì không có chiến lược mà cũng không thể theo cả ba chiến lược vì mỗi chiến lược đòi hỏi cách thức làm khác nhau.
Các phương án kết hợp:
quan tri chien luoc p3 1Quy mô rộng có nghĩa là SBU hướng tới thị trường rộng. Khi DN theo chiến lược dẫn đầu về chi phí thấp ở một quy mô rộng thì nhược điểm là khó cạnh tranh với các DN có chiến lược tập trung vào các phân khúc xác định (tạo lên thị trường) vì vậy phải là doanh nghiệp lớn mới có thể áp dụng chiến lược này.
1. Chiến lược chi phí thấp quy mô rộng hay cũng có thể gọi là Chiến lược giá thấp trên toàn bộ thị trường
Điều kiện: Giá thấp phải là quan trọng đối với lượng lớn khách hàng trên thị trường
Năng lực công ty đòi hỏi:
+ Phải tận dụng được lợi thế về quy mô,
+ Có khả năng thiết kế, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa (càng nhiều loại thì quản lý phức tạp, chi phí cao).
+ Có khả năng duy trì lợi thế về lâu dài.
2. Chiến lược khác biệt hóa quy mô rộng hay còn gọi là Chiến lược khác biệt hóa trên toàn bộ thị trường
Điều kiện: Các đặc điểm khác biệt (chất lượng, mẫu mã, dịch vụ,…) là quan trọng đối với hầu hết khách hàng trên thị trường. Các nhu cầu phải đồng nhất để tránh phân đoạn thị trường.
Năng lực công ty đòi hỏi:
– Tổ chức công ty cho phép phục vụ toàn bộ thị trường
– Khả năng xây dựng lợi thế cạnh tranh trên toàn bộ thị trường
– Có khả năng duy trì, bảo vệ lợi thế về lâu dài.
3. Chiến lược chi phí thấp quy mô hẹp hay còn gọi là Chiến lược giá thấp trên một phân khúc thị trường
Điều kiện: Phân khúc phải tạo dựng từ những khách hàng đều coi trọng giá thấp
Năng lực công ty đòi hỏi:
– Tổ chức công ty hợp lý để phục vụ cho chi phí thấp
– Khả năng xây dựng lợi thế về giá trên phân khúc đó.
– Có khả năng duy trì lợi thế chi phí trong thời gian dài.
4. Chiến lược khác biệt hóa quy mô hẹp hay còn gọi là Chiến lược khác biệt hóa trên một phân khúc thị trường
Điều kiện: Phân khúc phải được tạo dựng từ những khách hàng có sự đồng nhất tương đối về nhu cầu. Sự khác biệt mà DN hướng tới phải là quan trọng đối với khách hàng.
Năng lực công ty đòi hỏi:
– Tổ chức công ty hợp lý để phục vụ cho sự khác biệt
– Khả năng xây dựng lợi thế cạnh tranh trên phân khúc đó
– Có khả năng bảo vệ lợi thế cạnh tranh về lâu dài.
Ma trận các yếu tố bên trong (IFE – Internal Factor Evaluation Matrix)
Mục đích: dùng để phân tích điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp
Cách thức: xác định các yếu tố (tiêu chí) quan trọng, cho điểm các yếu tố dựa vào so sánh với chuẩn ngành hoặc công ty đối thủ được lựa chọn. Tính tổng điểm để so sánh với tổng điểm của đối thủ.
Ma trận các yếu bên ngoài (EFE – External Factor Evaluation Matrix)
Mục đích: dùng đề phân tích cơ hội và nguy cơ bên ngoài, từ đó xác định khả năng tận dụng cơ hội và phòng tránh nguy cơ của DN.
Cách thức: xác định các yếu tố (tiêu chí) quan trọng, cho điểm tầm quan trọng các yếu tố và mức độ phản ứng của DN
Ma trận SWOT
Mục đích: phân tích điểm mạnh điểm yếu của DN, phân tích  cơ hội và thách thức bên ngoài. Từ đó xây dựng chiến lược thông qua các cặp S-O, S-T, W-O, W-T.
Cách thức: xác định các tiêu chí quan trọng trong DN. Thông thường để không bỏ sót, chúng ta dùng phân tích chuỗi giá trị. Xác định các tiêu chí quan trọng bên ngoài ảnh hưởng tới DN, có thể dùng phân tích PEST để bổ trợ.
Thông qua mục đích và cách thức xây dựng có thể phân biệt như sau:
– Ma trận EFE, IEF là một ảnh chụp để biết bạn đang mạnh hay yếu tương đối so với đối thủ, bạn có đang tận dụng tốt cơ hội cũng như phòng tránh được các nguy cơ không.
– SWOT giúp cho ta xây dựng chiến lược ngắn hạn (kết hợp điểm mạnh với cơ hội), trung hạn ( kết hợp điểm yếu với cơ hội), phòng chống nguy cơ (kết hợp điểm mạnh với nguy cơ), nhìn ra các điểm chết (kết hợp điểm yếu với nguy cơ).
– Cả hai phương pháp đều phải cho điểm, muốn cho điểm chuẩn đòi hỏi phải biết thông tin về đối thủ. Có những ngành dễ dàng thu thập thông tin như ngành bất động sản, cũng có những ngành rất khó thu thập thông tin như các ngành tiêu dùng tuy nhiên ở VN hiện cũng có các công ty bán thông tin thị trường chuyên nghiệp.
Ma trận BCG giúp doanh nghiệp đa ngành có nhiều SBU thực hiện các chiến lược của mỗi SBU với nguồn lực có hạn thông qua vòng đời của SBU. Giả sử như doanh nghiệp chỉ có một SBU thì vẫn có thể phân tích BCG để quản lý sự thay đổi. Giúp DN vượt qua sự phá sản để bước vào chu kỳ mới.
Tóm lại nếu mục đích của ta là để xây dựng chiến lược thì ta dùng SWOT. Nếu mục đích của ta là biết ta đang ở đâu thì dùng IEF, EEF. Nếu giúp DN biết ở đâu trong chu kỳ sống của DN để có phản ứng tương ứng thì dùng BCG.

__________________________


Quản trị chiến lược (P4: Chiến lược cạnh tranh theo vị thế của DN)

Khi bắt đầu nghiên cứu chiến lược bạn sẽ thấy có rất nhiều loại chiến lược khác nhau tùy thuộc vào cách tiếp cận của tác giả. Việc lựa chọn chiến lược nào phụ thuộc vào môi trường kinh doanh và đặc điểm công ty của bạn. Về cơ bản thì chiến lược tuy nhiều nhưng cũng chỉ xoay quanh một số nguyên tắc chính mà thôi.
Bài này ta sẽ phân loại chiến lược theo vị thế của  DN. Trong một thị trường sẽ có 4 loại doanh nghiệp là 1.Doanh nghiệp dẫn đầu, 2.Doanh nghiệp thách thức, 3. Doanh nghiệp đi sau và 4.Doanh nghiệp đang tìm chỗ đứng trên thị trường.
Ví dụ trong lĩnh vực điện thoại thông minh cách đây vài năm thì Apple là đơn vị dẫn đầu, Samsung là đơn vị thách thức Apple, và vô vàn các doanh nghiệp theo sau và đang tìm chỗ đứng.
Mỗi doanh nghiệp khi ở vị thế khác nhau thì phải hành xử khác nhau.
1.Chiến lược cạnh tranh ở vị thế dẫn đầu
Đơn vị dẫn đầu là đơn vị chiếm thị phần lớn trong miếng bánh khách hàng, là đơn vị luôn dẫn đầu trong các cải tiến sản phẩm; nó có khả năng định hướng được thị trường. Cụ thể với vị thế dẫn đầu SBU có các ưu thế sau:
– Nhờ tích lũy kinh nghiệm nên tận dụng được đường cong kinh nghiệm mang lại năng suất cao -> giảm chi phí
– Nhờ có miếng bánh to nhất nên tận dụng được lợi thế về quy mô -> giảm chi phí
=> Lợi nhuận cao với giá thành thấp (nhờ chi phí thấp)
Đơn vị dẫn đầu sẽ có hai cách hành xử để tăng trưởng:
– Nó có khả năng mở rộng miếng bánh thị trường để tăng chính miếng bánh của mình lên. Ta có thể thấy số người dùng điện thoại thông minh đã gần như đã phủ kín những người dùng điện thoại di động.
– Nó sẽ mở rộng thị phần của mình bằng cách chiếm thị phần của đối thủ. Ví dụ Apple có thể tung ra Ipad mini để chiếm thị phần trung cấp của  Samsung.
Đơn vị dẫn đầu có 4 chiến lược để phòng thủ, chống lại các tấn công của đối thủ cũng như chống lại sự thay đổi chóng mặt của thị hiếu người tiêu dùng:
– Luôn đổi mới sản phẩm khiến cho đối thủ cứ phải chạy theo. Ta có thể nhận thấy các công ty dẫn đầu như Apple tập trung rất lớn cho mảng nghiên cứu phát triển khiến cho đối thủ luôn phải ra sản phẩm tương đương sau một vài tháng. Công ty có thể định hướng thị hiếu khách hàng theo những thế mạnh của mình và tránh thế mạnh của đối thủ.
– Chiến lược củng cố: muốn dẫn đầu thị trường DN phải có thị phần lớn nhất thị trường. Để làm được điều này  DN phải đưa ra mức giá hợp lý so với những khác biệt của mình với đối thủ thách thức. Samsung đã chống lại chiến lược này bằng cách tung ra dải sản phẩm từ thấp cấp tới rất cao cấp nhờ vậy miếng bánh của  Samsung giờ đã vượt  Apple.
– Chiến lược đối đầu: là chiến lược mà kẻ dẫn đầu chống lại các  DN thách thức mình. Nó có thể mua lại  DN nhưng thường là giảm giá với quy mô lớn và dài khiến cho kẻ thách thức không đủ năng lực tài chính có thể phá sản.
– Chiến lược giảm độ hấp dẫn của ngành: DN sẽ làm thế nào đó để khiến cho các doanh nghiệp ngành khác không muốn gia nhập như tăng độ phức tạp khi gia nhập ngành, tăng độ phức tạp khi rút khỏi ngành, đưa ra công bố bi quan về thị trường, thay đổi cách cạnh tranh bằng cách liên tục thay đổi chuẩn sản phẩm/dịch vụ khiến công ty khác không thể theo mà có lãi.
2. Chiến lược cạnh tranh ở vị thế thách thức
Doanh nghiệp này phải đủ lớn để có khả năng thay thế người dẫn đầu vì vậy  DN sẽ luôn tìm cách để soán ngôi dẫn đầu của  DN dẫn đầu. Có 2 phương thức chính:
– Phương thức tấn công trực diện: DN sẽ hành xử như kẻ dẫn đầu có nghĩa là tung ra các sản phẩm mới mạnh hơn, tìm cách chiếm thị phần, kiện đối thủ ví dụ như Samsung với  Apple,…
– Phương thức thâu tóm các công ty đi sau: tổng hợp miếng bánh của các công ty đi sau có thể cũng rất lớn vì vậy  DN sẽ thâu tóm thị phần các công ty yếu thế hơn này.
Có 5 chiến lược chính:
– Giữ giá thấp hơn giá của đối thủ.
– Đổi mới sản phẩm, tạo ra các nhu cầu mới.
– Cải thiện dịch vụ là điều mà các công ty dẫn đầu với quy mô lớn khó làm tốt.
– Xây dựng hệ thống bán hàng, phân phối mạnh hơn.
– Tăng cường quảng cáo, khuyến mại.
Kẻ dẫn đầu không đứng yên để kẻ thách thức tấn công mình. Nó có thể thực hiện các hoạt động trả đũa mà với vị thế của mình sẽ khiến cho kẻ thách thức thất bại. DN thách thức phải cân nhắc các điều sau:
– Kẻ dẫn đầu sẽ trả đũa như thế nào?
– Trong bao lâu thì kẻ dẫn đầu sẽ đưa ra hình thức trả đũa.
– Hậu quả của trả đũa sẽ như thế nào và ta sẽ xử lý ra sao?
3. Chiến lược cạnh tranh ở vị thế đi sau (hay kẻ ăn theo)
DN ở vị thế đi sau giống như một thành viên trong một đàn, thủ lĩnh đi đâu anh ta theo đó. Trái với kẻ thách thức, DN đi sau có tinh thần hợp tác với DN dẫn đầu. DN đi sau thường có quy mô nhỏ, giữ một miếng bánh nhỏ và chỉ muốn bảo toàn miếng bánh đó vì vậy DN đó không gây thủ chuốc óan với kẻ dẫn đầu.
Câu hỏi đặt ra đối với DN ở vị thế đi sau là làm sao giữ và mở rộng thị phần mà công ty dẫn đầu cảm thấy đó không phải là mối đe dọa. Có các hướng đi chính:
– Những hướng đi mà cả DN đi sau lẫn DN đi đầu đều hưởng lợi cho dù DN đi đầu có không làm theo hướng đó.
Ví dụ như DN có thể quảng cáo về một loại sữa nào đó mà DN và cả đối thủ đều có. Đây tất nhiên là một hướng đi không tốt.
– Những hướng đi mà DN đi sau có lợi nhưng DN đối thủ chỉ có lợi khi nó cũng thực hiện.
Ví dụ nhờ quy mô nhỏ, DN có thể đưa ra dịch vụ giao hàng miễn phí tại nhà nhờ vậy nó hút được thêm khách hàng. DN đối thủ có thể không thực hiện theo vì đó không phải là lợi thế của họ.
– Những hướng đi mà DN đi sau có lợi và họ biết chắc các DN đối thủ sẽ không thực hiện.
Trái với cách làm ở hướng hai là DN đối thủ có thể thấy rất ngứa mắt và cảm thấy bị thách thức nhưng anh ta có thể không thực hiện vì thấy chẳng hay ho gì. Hướng đi thứ 3 còn không cho DN đối thủ cảm thấy bị đe dọa vì:
+ Các đối thủ còn không nhận ra hành động của kẻ đi sau.
+ Các đối thủ thấy đó không phải là nước đi hay, kẻ đi sau đang làm điều vô bổ.
+ Mức độ ảnh hưởng với DN đối thủ là không đáng kể để họ phải quan tâm.
Nói chung kẻ đi sau phải hành xử sao cho những kẻ đi đầu không thấy nó là mối đe dọa nếu không nó có thể bị thôn tính hoặc là bị tấn công. Với tiềm lực quá nhỏ so với kẻ dẫn đầu DN đi sau sẽ tử vì đạo.
4. Chiến lược cạnh tranh ở vị thế đang tìm chỗ đứng trên thị trường (hay chiến lược ngách)
Khi chuẩn bị thành lập DN bạn sẽ phải xác định đâu sẽ là những khách hàng đầu tiên của mình. Vì khách hàng hiện đều đã có chủ nên chắc chắn bạn sẽ phải trả lời câu hỏi tại sao họ mua sản phẩm của mình?
Hành vi có thể bạn sẽ làm đó là xé nhỏ miếng bánh thông qua chuyên biệt hóa vào một nhóm khách hàng xác định nào đó. Trong ngành nào cũng tồn tại những nhóm khách hàng chuyên biệt mà nó quá nhỏ để đối thủ quan tâm. Nhóm nhỏ này có xu thế ổn định và sẵn sàng trả giá cao hơn trung bình ngành.
Ví dụ trong lĩnh vực nghe nhạc có các sản phẩm Hi-end chỉ dành cho dân sành nhạc và nhiều tiền. Trong ngành ô tô xe máy thì có những khách hàng có nhu cầu độ xe để khiến xe của mình chẳng giống ai…
Khi đã làm chủ cái ngách nhỏ đó DN này sẽ hành xử giống với kẻ dẫn đầu có nghĩa là nó sẽ tạo ra độ phức tạp khi gia nhập, rời bỏ thị trường và giảm độ hấp dẫn của ngách. Vấn đề của DN này chỉ là việc khó làm ở quy mô lớn, có nghĩa là khó trở thành doanh nghiệp lớn.
Tóm lại khi phân loại chiến lược dựa vào 4 vị thế ta sẽ thấy cách hành xử một cách tổng quát có tính tới mình là ai và mình đang ở đâu hơn. Chiến lược theo Porter thì cơ bản nhưng nó đòi hỏi phải có phân tích đầy đủ mọi yếu tố thì mới có thể thực hiện. Nếu chưa tính toán kỹ mà đã lao đầu vào Chi phí thấp hay Khác biệt hóa thì khả năng thất bại rất cao.
Về bản chất 2 ma trận này là sự kết hợp của chiến lược cạnh tranh theo vòng đời ngànhvà chiến lược cạnh tranh theo vị thế của SBU.
1.Chiến lược cạnh tranh ở vị thế dẫn đầu:
– Chiến lược đổi mới sản phẩm (khiến đối phương không theo kịp)
– Chiến lược củng cố: mang lại nhiều lợi ích hơn cho khách hàng khiến đối thủ không theo được.
– Chiến lược đối đầu: chống lại các DN thách thức
– Chiến lược giảm độ hấp dẫn của ngành
2. Chiến lược cạnh tranh ở vị thế thách thức
– Giá rẻ hơn
– Lợi ích mang lại cho khách hàng nhiều hơn
– Thu mua lại các công ty đi sau để trở nên lớn hơn.
– Chuyên môn hóa: lựa chọn một phân khúc trong thị trường và tập trung mọi nguồn lực vào đó khiến cho kẻ dẫn đầu với quy mô cả thị trường không thể bằng trong phân khúc đó.
Có thể trực tiếp đe dọa kẻ dẫn đầu trực diện, chọc sườn hoặc đi đường vòng.
3. Chiến lược cạnh tranh ở vị thế đi sau:
– Duy trì mở rộng có chọn lọc để hai kẻ đi trước không thấy bị đe dọa.
Không được để 2 kẻ đi trước thấy mình là mối hiểm họa.
4. Chiến lược ngách
– Tập trung hóa.
– Rút lui thu hồi vốn
________________________

Quản trị chiến lược (P5: Chiến lược cạnh tranh theo vòng đời của ngành P1)

Bất kỳ một ngành nào cũng có sinh, có tăng trưởng, già cỗi và chết. Chu kỳ vòng đời của ngành lớn hơn so với sản phẩm nhưng có xu hướng thu hẹp ngày càng ngắn dần.
vong doi cua mot nganh
Đồng hồ Smart watch đang ở giai đoạn mới xuất hiện. Điện thoại Fablet với màn hình rộng hơn điện thoại nhưng lại nhỏ hơn tablet đang ở giai đoạn tăng trưởng. Điện thoại thông minh đang ở giai đoạn bão hòa và máy tính xách tay đang trong giai đoạn suy thoái.
Một ngành gắn liền với sự sống của một  SBU vì vậy SBU phải đảm bảo nhận biết được chu kỳ ngành để có những hành xử thích hợp.
Một DN đa ngành có nhiều SBU sẽ nhạy cảm hơn về điều này. Ví dụ như IBM đã bán mảng xách tay từ vài năm nay rồi, Sony cũng mới bán mảng xách tay, Nokia thì chết cùng với điện thoại cùi bắp, Kodak cũng ra đi với công nghệ chụp ảnh phim,…
Mục tiêu của  DN là tối đa hóa lợi nhuận dựa trên 1. Tối đa hóa doanh thu; 2. Tối thiểu hóa chi phí và 3. Kéo dài thời gian thu lợi.
Các hành xử tương ứng với các giai đoạn của ngành như sau:
1. Giai đoạn ngành mới xuất hiện
Khi một ngành mới xuất hiện  DN tiên phong có quyền định giá sản phẩm, bán vào một thị trường không đối thủ cạnh tranh. Nhưng chỉ một thời gian ngắn kẻ bắt chước sẽ xuất hiện ngày càng dày đặc làm cho tỷ lệ lợi nhuận suy giảm mặc dù rằng miếng bánh thị trường vẫn nở ra.
Một số kẻ bắt chước có tiềm lực mạnh hơn người tiên phong nên sẽ dẫn tới kết cục là vị thế của kẻ tiên phong lại trở thành người đi sau thay vì đáng nhẽ phải là người dẫn đầu nhờ nắm trước thiên cơ.
Doanh nghiệp tiên phong có một thời gian ngắn để tạo lập vị thế của mình nhưng đây cũng là giai đoạn vô cùng khó khăn để khách hàng có thể chấp nhận một cái rất mới. DN có các chiến lược sau:
– Tự phát triển và tiếp thị sự đổi mới.
– Liên doanh với các công ty khác để có đủ năng lực phát triển sản phẩm và thị trường
– Bán bản quyền cho công ty khác để các công ty này tiếp tục.
Việc lựa chọn chiến lược nào tùy thuộc vào năng lực của công ty tương ứng với độ khó trong giai đoạn làm khách hàng chấp nhận, tính dễ bắt chước và tiềm lực của các đối thủ tiềm năng.
2. Chiến lược cạnh tranh trong ngành trưởng thành
Các công ty vượt qua được giai đoạn khó khăn đầu của ngành giờ đây bắt đầu phát triển và tự động chia ra làm các nhóm theo cùng một kiểu chiến lược cơ bản (Chi phí thấp, khác biệt hóa hoặc tập trung hóa).
Nhìn thị trường Smart Watch, chỉ khoảng 1 năm nữa thôi sẽ bắt vào giai đoạn trường thành. Apple sẽ vẫn theo đuổi sự khác biệt; Samsung vẫn chơi toàn dải thị trường trong đó chắc chắn sẽ có điện thoại Smart Watch giá rẻ.
Các DN trong ngành lúc này vừa là đối thủ của nhau vừa phải chịu trách nhiệm cho sự phát triển của ngành. Ví dụ nếu Samsung đưa ra điện thoại smartwatch quá rẻ, Apple có khác biệt nhưng không khác biệt nhiều thì nó sẽ làm ngành non trẻ này đi theo một hướng khác. Vì vậy các công ty trong ngành cạnh tranh với nhau trong một khuôn khổ luật lệ của ngành.
Công ty trong ngành sẽ có các chiến lược sau:
– Chiến lược ngăn cản gia nhập : bao gồm tăng quy mô sản xuất, giảm giá, sản xuất dư thừa. Mục đích là để không phải thêm đối thủ cạnh tranh.
– Chiến lược với đối thủ cạnh tranh:
+ Phát tín hiệu về giá nhằm giúp các công ty không sa đà vào cạnh tranh giảm giá, giúp đối thủ muốn gia nhập ngành thấy rằng họ sẽ phải vấp phải sự cạnh tranh giảm giá lớn và sẽ không trụ được.
+ Lãnh đạo giá: là việc một công ty xác lập một mặt bằng giá của ngành được khách hàng chấp nhận. Các công ty có chi phí sx thấp hơn sẽ rất hài lòng vì có lợi nhuận cao hơn kỳ vọng vì vậy nó cũng không giảm giá sp của mình. Khách hàng buộc phải mua giá được xác lập vì chẳng có giá nào thấp hơn.
+ Chiến lược cạnh tranh phi giá:
chien luoc canh tranh phi gia 2
1. Thâm nhập thị trường: Tăng cường bán sản phẩm hiện có vào phân khúc hiện có. Ví dụ tăng cường quảng cáo để dành giật khách hàng từ đối thủ.
2. Phát triển sản phẩm: Tạo ra sản phẩm mới và bán vào phân khúc hiện có. Ví dụ Samsung thời điểm đầu cũng chỉ có một hai dòng điện thoại trung cấp nhưng sau đó nó phát triển cả dòng giá rẻ lẫn dòng cao cấp.
3. Phát triển thị trường: Bán sản phẩm hiện có vào phân khúc mới. Thế giới rộng lớn vì vậy còn nhiều thị trường mà đối với sản phẩm của chúng ta vẫn còn mới đối với họ. Các công nghệ cũ có thể không bán được ở châu âu nhưng vẫn có thể bán ở các nước châu phi.
4. Phát triển chủng loại sản phẩm: tạo ra sản phẩm mới bán vào phân khúc mới. Ví dụ như cũng là cái máy giặt nhưng bán vào Mỹ khác và bán vào Việt Nam khác do khí hậu, văn hóa, trình độ khác nhau.
_____________________________________

Quản trị chiến lược (P6: Chiến lược cạnh tranh theo vòng đời của ngành P2)

3. Chiến lược cạnh tranh trong ngành bão hòa
Bão hòa là trạng thái khi ta đạt tới một ngưỡng mà có cho thêm ở đầu vào cũng không làm tăng đầu ra. Ví dụ như nếu ta cho thêm muối vào nước muối bão hòa thì muối không thể tan được mà lắng xuống đáy.
Tương tự, một ngành bão hòa là khi mà chiếc bánh đã đạt tới mức tối đa. Cho dù có thêm các doanh nghiệp mới hay là tăng cường các hoạt động quảng cáo thì chiếc bánh vẫn cứ thế.
Lúc này doanh nghiệp đã đạt tới sản lượng tối đa, doanh thu có thể cũng đang ở trạng thái tối đa; DN hoặc là chiếm miếng bánh của công ty khác hoặc là tìm cách tăng trưởng lợi nhuận với doanh thu đang suy giảm. Nếu giá bán ra đã không thể tăng được nữa thì chỉ còn cách là giảm chi phí đầu vào.
Chiến lược của DN này chủ yếu là kết hợp theo chiều dọc. Doanh nghiệp sẽ liên kết, mua bán và sát nhập các đầu vào của mình mà tạo lên sản phẩm đó. Bất cứ DN nào cũng phải mua một cái gì đó ở đầu vào, đó có thể là nguyên liệu, là một phần cấu tạo lên sản phẩm; nếu như DN mua các DN này thì họ sẽ chiếm phần lợi nhuận của DN đó.
Quan tri chien luoc p5-ket hop theo chieu doc
Các siêu thị rất hay làm điều này bằng cách tạo ra nhãn hàng của riêng mình thông qua việc mua các công ty nhỏ mà có thể trước đó vẫn đang cung cấp hàng cho họ. Họ  có thể tự trồng lấy rau, tự nuôi gia cầm, tự làm đường, tự sản xuất nước ngọt,….
Khi mua đầu vào thì DN cũng đạt được lợi ích đó là ngăn chặn đối thủ. Ví dụ nếu như một DN cung cấp bo mạch điện thoại cho cả hãng Samsung lẫn Lenovo thì nếu như Samsung mua lại DN đó thì Lenovo khả năng sẽ phải mua giá cao hơn, không tự chủ được nguồn hàng,…
DN cũng có thể mua kênh đầu ra của họ. Ví dụ như nếu như DN thuê một công ty làm phân phối sản phẩm của mình, hoặc có một công ty có doanh số lớn ở một địa phương nào đó. DN có thể mua lại các công ty này để chiếm lợi nhuận ở phía đầu ra.
4. Chiến lược cạnh tranh trong ngành suy thoái
Rồi tới một ngày xấu trời ngành cũng sẽ rơi vào suy thoái, biểu hiện của nó là thị trường bị thu hẹp lại với tốc độ rất nhanh. Ví dụ như khi Smart Phone thay thế điện thoại cùi bắp bình thường thì điện thoại cùi bắp rơi vào trạng thái suy thoái trong khoảng 3 năm tới khi mà điện thoại Smartphone trở nên quá rẻ. Tới ngày nay thì vẫn có một số người có nhu cầu với điện thoại cùi bắp nhưng rất ít. Tương tự, ngày nay ta sẽ rất khó nhìn thấy một màn hình CRT bày bán ngoài siêu thị vì nó đã được thay thế bằng màn LCD.
Biểu hiện tại giai đoạn này ngành trở nên kém hấp dẫn; các đối thủ mới sẽ không còn xuất hiện nữa; các công ty lớn sống nhờ quy mô giờ khi không thể bán nhiều cũng đang muốn rời khỏi ngành. Các công ty nhỏ không thể nhặt được vụn bánh rơi vãi nào cũng đã chết.
Lúc này DN  có thể theo các chiến lược sau:
– Nhanh chóng trở thành DN dẫn đầu: vì lúc này đối thủ lớn đã rời, đối thủ nhỏ đã mất nên DN với tiềm lực giới hạn có thể dẫn đầu ngành để chiếm hết miếng bánh đang thu hẹp.
– Tìm kiếm và chiếm phân khúc thị trường mà ở đây sự suy giảm diễn ra chậm. Ví dụ như ngành sửa xe đạp suy giảm cùng với việc người dân chuyển sang dùng xe máy. Tuy nhiên vẫn có một bộ phận người dân đi xe đạp vì nhiều lý do, các xe đạp này thường là khá đặc biệt và cũng rất đắt. Cửa hàng sửa xe đạp có thể chuyển sang phục vụ những người này với điều kiện là họ có thể sửa, cũng như có phụ tùng thay thế cho những loại xe đắt tiền đó.
– Chiến lược thu hoạch: DN sẽ cắt giảm mọi chi phí mà trước đó dùng để phát triển thị trường, phát triển sản phẩm mới liên quan tới ngành đó ví dụ như phòng nghiên cứu phát triển, phòng marketing và bán hàng,…Dòng tiền ra sẽ giảm nhanh hơn dòng tiền vào nhờ vậy mà DN tối ưu hóa được dòng tiền. Để làm được điều này DN phải dự đoán được từ trước khi ngành bắt đầu rơi vào suy thoái.
– Chiến lược rút lui: Càng nhận biết sớm được sự suy giảm của ngành thì càng có thể bán doanh nghiệp đó với giá hời. Ví dụ nếu như Sony bán phần máy tính xách tay cách đây 2 năm thì chắc giá sẽ cao hơn là hiện nay khi mà việc KD đã khó khăn hơn trước rất nhiều. Khi ngành đã bước vào suy thoái sâu thì DN tốt nhất là bán cho DN đang theo chiến lược muốn trở thành dẫn đầu ngành suy thoái.
1. Chiến lược tại giai đoạn mới  xuất hiện (đương nhiên vị thế thấp)
– Tự phát triển và tiếp thị sản phẩm để thâm nhập thị trường
– Liên doanh liên kết
– Rút lui
2. Chiến lược tại giai đoạn trưởng thành của ngành
– Ngăn cản sự gia nhập ngành
– Cạnh tranh giá
– Chiến lược cạnh tranh phi giá: Thâm nhập thị trường, phát triển sản phẩm, phát triển thị trường, phát triển chủng loại sản phẩm
3. Chiến lược cạnh tranh trong ngành bão hòa
– Kết hợp theo chiều dọc: về phía trước hoặc phía sau để tăng doanh thu
4. Chiến lược cạnh tranh trong ngành suy thoái
– Nhanh chóng trở thành DN dẫn đầu (nếu chưa phải là dẫn đầu)
– Tìm kiếm những vùng còn bỏ trống
– Thu hoạch
– Rút lui
_________________________________

Quản trị chiến lược (P7: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh – Michael Porter)

Chúng ta rốt cục tại sao phải cần chiến lược? vì là để cạnh tranh; có cạnh tranh thành công thì mới đạt tới mục tiêu lợi nhuận tối đa. Khi nghĩ tới cạnh tranh ta hầu hết chỉ nghĩ tới cạnh tranh với đối thủ còn thì đối thủ bao gồm những ai hoặc ngoài đối thủ ra thì còn ai phải cạnh tranh nữa thì ta cũng mù mờ lắm.
Michael Porter đã tổng hợp các lực lượng cạnh tranh thành mô hình 5 áp lực mà từ đó doanh nghiệp phải nhận biết cũng như đo đếm được các áp lực cạnh tranh mà mình phải vượt qua.
quan tri chien luoc - mo hinh 5 ap luc canh tranh 2
1. Sự cạnh tranh của các DN đang có trong ngành
Đây có lẽ là áp lực cạnh tranh quan trọng nhất. Nó tuân theo các quy luật sau:
– Khi số lượng đông và quy mô tương đương nhau thì áp lực cạnh tranh cao:
Nếu như trong một ngành mà quy mô chênh lệch nhau nhiều thì thường có sự ổn định hơn. Doanh nghiệp nhỏ biết không thể cạnh tranh với DN lớn vì vậy họ chịu “an phận” ở một góc thị trường nơi mà khách hàng có những đặc điểm riêng, nơi DN lớn không thèm dòm ngó tới.
Nếu thị trường bao gồm toàn các DN có quy mô tương đồng thì khách hàng là đồng nhất vì vậy KH có thể chạy từ DN này tới DN khác dẫn tới sự dành giật KH giữa các DN.
– Tốc độ tăng trưởng của ngành cao thì áp lực cạnh tranh thấp:
Tốc độ tăng trưởng ngành cao có nghĩa là cái bánh to ra với tốc độ cao. Lúc này DN chỉ cần chiếm lấy KH mới toanh đã đủ no rồi, họ không cần thiết phải tranh giành KH của nhau nữa.
– Chi phí cố định và chi phí lưu kho trong ngành cao sẽ tạo áp lực cạnh tranh cao. Khi chi phí cố định cao DN sẽ phải sử dụng tối đa công suất của máy móc -> tạo ra nhiều sản phẩm trong khi chi phí lưu kho lại cao nên họ sẵn sàng giảm giá để bán được sản phẩm.
– Sản phẩm trong ngành không có khác biệt hóa thì áp lực cao vì sẽ cạnh tranh bằng giá: Ví dụ giữa Coca và pepsi, khó ai phân biệt được sự khác biệt giữa hai loại đồ uống này. Khi vào quán, nếu gọi Coca không có thì ta gọi pepsi cũng chẳng sao.
– Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp của khách hàng thấp thì áp lực cạnh tranh cao. Ví dụ nếu khách hàng của ta chẳng mất mát gì khi mua sản phẩm của công ty khác thay vì của ta thì áp lực cạnh tranh tất nhiên là cao. Nhưng nếu như việc chuyển đổi kèm theo nhiều chi phí rủi ro thì  KH sẽ phải rất cân nhắc.
– Ngành có năng lực sản xuất dư thừa thì áp lực cao. Ví dụ nếu như DN đang sx 100% công suất thì áp lực phải tìm khách hàng mới của họ sẽ không cao vì vậy lực cạnh tranh nên các  DN khác sẽ không cao.
– Khi tính đa dạng chiến lược kinh doanh trong ngành không cao thì áp lực cao: Nếu như một ngành chỉ có thể cạnh tranh bằng giá thì đương nhiên là tất cả các DN muốn tồn tại phải theo hướng chiến lược này.
– Rào cản rút lui khỏi ngành cao thì áp lực cao. Vì nếu như rào cản rút khỏi ngành dễ thì đối thủ của ta sẽ chuyển sang ngành khác nhanh hơn thay vì trối chết bằng mọi giá để không bị loại bỏ.
 Tại sao các DN trong ngành lại có thể gây áp lực?
Vì miếng bánh thì hữu hạn, khách hàng đã mua hàng từ đối thủ của bạn thì sẽ không mua hàng của bạn.
2. Áp lực từ phía khách hàng
– Khách hàng ít thì người bán phụ thuộc vào người mua. Khi người mua ít thì họ rất dễ cấu kết với nhau để càng tạo áp lực lên người bán. Nếu thị trường có trăm người bán mà chỉ có 1 người mua thì đương nhiên người mua có rất nhiều lựa chọn họ cố thể lấy giá anh A làm cơ sở để ép giá anh B.
– Khi số lượng người mua lớn thì họ có thể tập trung lại để tạo ra sức mạnh đàm phán gây áp lực lên người bán. Thông thường những người mua nếu không mâu thuẫn về mặt lợi ích họ sẽ tập hợp lại trong các hiệp hội để có thể có một đơn hàng lớn đàm phán với nhà cung cấp. Siêu thị bản chất cũng là việc tập hợp nhiều người mua lại với nhau để có số lượng lớn đàm phán với các nhà cung cấp cho siêu thị.
Khách hàng có thể gây áp lực?
Khách hàng luôn muốn tối đa hóa lợi ích với chi phí thấp nhất. Anh ta luôn muốn sản phẩm/ dịch vụ ngày càng chất lượng hơn nhưng giá lại càng phải giảm đi. Anh ta luôn ý thức được lợi thế đàm phán của mình.
3. Sự đe dọa của các sản phẩm thay thế
– Ngành nào có lợi nhuận cao thì mức độ hấp dẫn của ngành càng cao. Áp lực từ sản phẩm thay thế cao.
– Ngành nào có nhiều sản phẩm thay thế, đặc biệt sản phẩm thay thế lại rẻ thì áp lực từ sản phẩm thay thế cao.
 Tại sao sản phẩm thay thế là có thể gây áp lực?
Vì mục đích của việc mua hàng của khách hàng là để giải quyết một vấn đề nào đó của khách hàng. Một vấn đề có thể có nhiều cách giải quyết khác nhau tương ứng với nhiều sản phẩm/dịch vụ khác nhau.
Khi bạn khát bạn có thể uống coca, pepsi, nước lọc, trà đá, nước cam, bia,… vì vậy sản phẩm thay thế của Coca-Cola không những là Pepsi mà còn là các đồ uống khác nữa. Khi thị phần các đồ uống khác tăng lên thì đương nhiên thị phần của Coca sẽ giảm đi vì một phần khách hàng đáng nhẽ mua coca thì họ lại dùng một sản phẩm khác thay thế.
4. Áp lực của các nhà cung cấp
– Khi số nhà cung cấp ít, sản phẩm thay thế lại không có nhiều thì áp lực từ NCC cao. Hầu hết các hàng hóa trên thị trường đều cấu thành từ nhiều thành phần từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Đơn cử như một gói mỳ tôm, ít nhất thì cũng phải có nhà cung cấp bao bì, khoai tây, gia vị,…Cái điện thoại iphone cũng có nhà cung cấp vi mạch, chip xử lý, màn hình, vỏ,…Nếu như một thành phần nào đó chỉ có một nhà cung cấp duy nhất có thể cung cấp thì áp lực của NCC đó sẽ cao. (áp lực tăng giá, giảm chất lượng, nới rộng tiến độ cung cấp, thanh toán trước,..)
– Khi sản phẩm của  NCC có đặc tính khác biệt được khách hàng đánh giá cao thì DN khó chuyển đổi sản phẩm vì vậy áp lực cao. Ví dụ như bạn có một cửa hàng cafe, mỗi quán cafe thường có một thức uống đặc biệt nào đó để lôi cuốn KH. Thức uống đó có nguyên liệu được cung cấp bởi chỉ một nhà cung cấp sẽ khác với 10 nhà cung cấp.
– Khi số lượng mua của  DN chiếm tỷ trọng nhỏ thì áp lực cao. Khi lượng mua thấp thì thế đàm phán của  DN rất thấp, NCC sẵn sàng hy sinh bạn. Ví dụ như tivi samsung có thể phân phối ra thị trường thông qua Pico, Topcare, Trần Anh,….Mỗi một siêu thị này không phải được nhận một cơ chế như nhau từ Samsung. Nếu siêu thị có lượng bán ra thấp thì khó đàm phán hơn so với một siêu thị có lượng bán ra cao.
– DN chịu chi phí cao thì áp lực từ nhà cung cấp cao vì việc chuyển đổi sản phẩm có thể làm tăng chi phí.
– Khi nhà cung cấp có tham vọng hội nhập về phía trước thì áp lực cao. Ví dụ nếu bạn là công ty độc quyền phân phối một sản phẩm  X nào đó, nếu thấy ngon ăn nhà sản xuất có thể mở văn phòng đại diện và dần thay bạn phân phối sản phẩm  X.
 Tại sao nhà cung cấp tưởng như là cùng hội cùng thuyền với ta lại gây áp lực lên ta?
Vì nhà cung cấp cũng là DN, mục tiêu của họ giống như bạn có nghĩa là lợi nhuận tối đa trong một thời gian dài. Họ sẽ muốn bán đắt, cung cấp hàng sản phẩm/dịch vụ bị cắt xén để có chi phí thấp.
Mặt khác khi họ trao cho bạn cơ hội bán hàng họ sẽ không thể hay gặp khó khăn khi trao cho DN khác. Với mong muốn tối đa hóa lợi ích, họ có thể bỏ bạn cho dù bạn có làm thị trường giúp họ tốt tới mấy.
5. Nguy cơ thâm nhập của các đối thủ tiềm năng
– Khi quy mô sản xuất trong ngành lớn thì nguy cơ thâm nhập của đối thủ thấp và ngược lại. Ví dụ để có thể đạt được lợi nhuận DN đòi hỏi phải sản xuất ở số lượng 1 triệu SP. DN mới gia nhập phải sx tối thiểu ở sản lượng này mới có thể có lãi.
– Sản phẩm trong ngành có mức độ khác biệt hóa cao thì nguy cơ thâm nhập thấp. Nguyên nhân thông thường là khách hàng có mức độ trung thành cao với các sự khác biệt. Dn rất khó khăn để tìm ra phân khúc của riêng mình khi mà khách hàng đang rất trung thành với các phân khúc của họ.
– Đòi hỏi vốn cao khi gia nhập thì nguy cơ thâm nhập thấp và ngược lại. Ví dụ nếu bạn định xây dựng chung cư để bán thì quả không dễ vì vốn cần có quá nhiều.
– Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp của khách hàng cao thì áp lực thấp. Để cướp khách hàng trong ngành, DN muốn thâm nhập sẽ phải vượt qua được chi phí thay đổi nhà cung cấp.
– Khả năng tiếp cận kênh phân phối khó khăn thì áp lực thấp. Dù gì DN cũng sẽ phải bán hàng qua kênh phân phối nếu không muốn tự mình làm luôn chức năng của kênh phân phối.
– Bất lợi về chi phí không có liên quan tới quy mô thì áp lực thấp.
Tại sao đối thủ tiềm năng có thể gây áp lực?
Các ngành trong nền kinh tế không độc lập hoàn toàn với nhau. Việc sản xuất, kinh doanh trong các ngành có các điểm chung. Với mục đích tối đa hóa lợi nhuận, các DN đều có tham vọng bành chướng sang các ngành mà họ thấy tiền ở đó.
Mặt khác, khi ngành của họ đang kinh doanh bị thu hẹp, họ sẽ tìm kiếm ngành thay thế. Nếu ngành bạn đang kinh doanh có rào cản gia nhập thấp thì họ sẽ nhẩy vào tranh miếng bánh mà bạn đang ăn, khiến thị phần của bạn bị giảm sút.
Ta lựa chọn một sản phẩm thông dụng mà nhiều người biết để dễ hiểu, đó là điện thoại Iphone  6 của hãng Apple:
Cặp Sản phẩm – Thị trường: Iphone 6 cho thị trường cao cấp, thường là doanh nhân. ( mỗi một sản phẩm sẽ có cặp riêng; ví dụ như Ipod sẽ phải đi cùng với thị trường cao cấp, giới trẻ. Cặp Sản phẩm – Thị trường của iphone 6 hiện cũng không còn rõ ràng như các dòng iphone đời đầu nữa vì giờ thì giá nó cũng không phải là quá cao và đối tượng thì không chỉ có doanh nhân.
Sản phẩm thay thế: dòng Galaxy S và Note của Samsung là gần nhất. Ngoài ra cũng có rất nhiều các điện thoại cao cấp của các hãng khác.
Nhà cung cấp: Apple chỉ tập trung vào mảng nghiên cứu phát triển, các linh kiện hay nhà máy lắp ráp họ thuê bên ngoài. Lúc nào họ cũng sẽ phải đối mặt với giá thuê, tiến độ cấp hàng.
Các DN đang có trong ngành: LG, Samsung, Oppo,..
Nguy cơ thâm nhập của đối thủ tiềm ẩn: Dòng iphone đầu tiên của Apple ra đời không có đối thủ. Nhưng các đời sau thì các hãng điện thoại cũng có sản phẩm ở phân khúc này. Số đối thủ ngày càng đông lên đặc biệt đến từ trung quốc. Rào cản gia nhập thị trường không cao.
Khách hàng: Apple bán hàng thông qua trực tiếp các cửa hàng của Apple hoặc qua các đại lý lớn vì vậy Áp lực từ kênh phân phối không cao. Khách hàng của Apple đông nhưng lại không có sự liên kết vì vậy áp lực từ phía Khách hàng không cao.
Apple sẽ phải phân tích để xác định cường độ cạnh tranh mạnh yếu của mỗi áp lực.
______________________________

Quản trị chiến lược (P8: Chiến lược chức năng)

Trong các entry trước ta đã bàn tới Chiến lược của Doanh nghiệp và Chiến lược của SBU. Entry này ta bàn tới các chiến lược chức năng.
Chiến lược chức năng sinh ra phải nằm trong một chiến lược SBU nên các chiến lược chức năng nhằm thực hiện chiến lược SBU. Chiến lược chức năng gắn liền với các bộ phận tương ứng trong DN, nó là công cụ để các bộ phận chức năng biết phải đi về đâu và làm gì một cách rõ ràng.quan tri chien luoc p2 5
1. Chiến lược Marketing
Đây là chiến lược quan trọng nhất tham khảo các bài về marketing.
2. Chiến lược tài chính
Tài lực là một nguồn lực quan trọng chỉ sau Nhân lực. Tài chính được hiểu bao gồm 1.Tài chính và 2.Kế toán. Kế toán được sinh ra để giúp doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ nhà nước và giúp DN có các số liệu tài chính thời gian thực hoặc định kỳ.
Tài chính bao gồm việc huy động vốn phục vụ KD, Quản lý các nguồn vốn của DN trong lúc nhàn rỗi, theo dõi các dòng tiền, lập các báo cáo tài chính,..
– Dự trù ngân sách và huy động vốn:
Mỗi một chiến lược SBU sẽ có các mục tiêu kinh doanh cùng khối lượng công việc cần làm. Điều này sẽ sinh ra số tiền cần thiết để phục vụ KD. Chiến lược tài chính sẽ phải định rõ là ta sẽ cần bao nhiêu vốn và cần vào lúc nào.
Sau đó DN sẽ quyết định huy động trên thị trường vốn hay thị trường tiền tệ. Lúc nào thì nên phát hành cổ phiếu, bán thêm cổ phiếu, lúc nào thì vay ngắn hạn, vay dài hạn ngân hàng,..Bất cứ DN nào cũng dùng đòn bẩy tài chính ít nhất là gấp 3 lần vốn tự có vì vậy DN nào cũng phải nghĩ tới điều này.
– Báo cáo tài chính
DN quyết định lúc nào sẽ lập báo cáo (thường là báo cáo kết quả kinh doanh) nhằm để theo dõi tiến trình thực hiện chiến lược của mình.
– Định giá DN: thường chỉ dùng khi cần mua bán, sát nhập.
3.Chiến lược sản xuất
Hệ thống sản xuất liên quan tới hệ thống quy trình vận hành để tạo ra sản phẩm. Nó phải định rõ cần một hệ thống sản xuất có quy mô như thế nào, năng suất , chi phí bao nhiêu và cần những máy móc, người vận hành như thế nào.
4. Chiến lược hậu cần
Hậu cần là các hoạt động liên quan tới chuỗi cung ứng, các nhà cung cấp các nguyên vật liệu đầu vào cho DN.
Sau khi đã định hình được sản phẩm, quy mô sản xuất; DN sẽ phải tìm kiếm các nhà cung ứng đáp ứng đủ điều kiện về khả năng cung ứng và chất lượng nguyên vật liệu. Sau khi đã ký hợp đồng với các nhà cung ứng là việc quản lý đảm bảo rằng nguyên liệu có mặt đúng thời điểm, đúng số lượng và chất lượng tại nhà máy phục vụ cho công việc sản xuất.
Ngay cả khi sản phẩm chưa được thiết kế ra thì DN đã phải tìm hiểu xem cần nguyên liệu gì và nguyên liệu đó có thể cung cấp bởi ai. Đôi khi việc thiết kế có thể thay đổi hoàn toàn vì thiếu một nguyên liệu nào đó hoặc chi phí cho nguyên liệu đó cao hơn so với mong muốn.
Hậu cần còn bao gồm các hoạt động vận tải và kho bãi. Vận tải từ nhà cung ứng tới kho – Quản lý kho – Vận chuyển thành phẩm từ kho tới tay khách hàng. Đối với các hàng hóa tươi sống có quy trình bảo quản phức tạp thì việc hậu cần có thể ảnh hưởng tới chất lượng nguyên liệu và thành phẩm.
Trong thực tế sẽ có những trường hợp mà năng lực vận tải của công ty không đáp ứng được so với sản lượng sản xuất và nhu cầu khách hàng. Lúc này tất nhiên nếu như DN không tìm cách cải thiện thì doanh số sẽ đúng bằng năng lực vận tải của DN.
Các siêu thị lớn thường chiến lược hậu cần rất quan trọng, quyết định rất lớn tới năng lực cạnh tranh của DN.
5. Chiến lược nghiên cứu & phát triển
Chiến lược R&D gắn liền với các chiến lược liên quan tới sản phẩm ví dụ như Sự khác biệt hay Chi phí thấp. Nếu DN có định chiếm một phân khúc nào đó thì phải tìm ra sản phẩm phù hợp với phân khúc đó rồi làm sao để đánh bất các đối thủ đang có trong phân khúc, bằng một sự khác biệt phù hợp? hay bằng một giá rẻ hơn ?
R&D kết nối giữa việc nghiên cứu thị trường của Marketing và việc sản xuất, hậu cầu, tài chính. Nó phụ thuộc rất lớn vào các chiến lược khác nên có những hạn chế nhất định
6. Chiến lược nguồn nhân lực
Nhân lực là nguồn lực quan trọng của DN, nó quyết định hiệu quả của việc thực hiện các chiến lược nói chung. Chiến lược nguồn nhân lực sẽ tìm hiểu xem chúng ta cần bao nhiêu người, chất lượng người  ra sao thông qua quỹ lương được phép.
Sau khi có kế hoạch thì là tuyển dụng, đào tạo, hòa nhập, đánh giá, động viên, khen thưởng, thăng tiến,….
Có 5 mức độ phối hợp giữa chiến lược KD và chiến lược nguồn nhân lực của DN:
Mức độ A: Chẳng có mối liên hệ nào cả.
Mức độ B: Chiến lược nguồn nhân lực được xây dựng dựa trên chiến lược kinh doanh nhằm đáp ứng các đòi hỏi liên quan tới con người.
Mức độ C: Chiến lược kinh doanh được xem xét, xây dựng dựa trên mức độ thực tiễn, phù hợp với tình hình, đặc điểm sử dụng của DN. Có nghĩa là chiến lược KD xây dựng ra đòi hỏi những nguồn nhân lực mà DN có thể đang có hoặc có khả năng tuyển đụng được.
Mức độ D: Hai chiến lược quan hệ tương tác với nhau liên tục; trong đó nguồn nhân lực được coi là lợi thế quan trọng của DN mà không phải đơn thuần là phương tiện để thực hiện chiến lược.
Mức độ E: Nguồn nhân lực trở thành động lực chủ yếu để hình thành các chiến lược, chính sách của DN.
_______________________________
Quản trị chiến lược (P9: Hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài)

Chiến lược kinh doanh toàn cầu sinh ra cùng với nền kinh tế toàn cầu. Thị trường bán của của DN không chỉ giới hạn trong một quốc gia mà còn là phạm vi toàn thế giới. Nếu không muốn kinh doanh ra nước ngoài thì ta cũng phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trên chính mảnh đất của mình vì vậy buộc phải tìm hiểu cách họ thâm nhập thị trường như thế nào.
Nền kinh tế toàn cầu có các đặc điểm sau:
– Ranh giới địa lý giữa các quốc gia ngày càng mờ nhạt do sự phát triển của công nghệ thông tin và các phương tiện đi lại ngày càng rẻ hơn.
– Ranh giới giữa bạn và thù không phân biệt rõ ràng. Sự gắn kết về kinh tế cùng lợi nhuận từ KD khiến cho các nước xích lại gần nhau; ví dụ như giữa Mỹ và Cu Ba. Các doanh nhân Mỹ muốn kinh doanh vào Cu Ba để tìm kiếm lợi nhuận trong khi các chính trị gia lại muốn trừng phạt. Các DN Mỹ vận động hành lang để bình thường hóa chẳng phải vì họ quý gì Cu ba mà vì họ muốn không bỏ lỡ cơ hội KD.
– Quá trình tạo ra sản phẩm/dịch vụ được chia nhỏ ra thành các modul để dễ dàng lắp ghép vào với nhau. Các modul được sản xuất ở những nơi mà chi phí tạo ra nó là rẻ nhất.
– Xu thế chuyển dịch của các dòng sản phẩm quốc tế tạo ra xu thế dịch chuyển công nghệ, tài chính. Ví dụ sản phẩm sau khi đã bão hòa ở các nước phát triển được chuyển sang sx ở các nước đang phát triển, sau đó lại dịch chuyển sang các nước chậm phát triển. Dịch chuyển sản phẩm kéo theo dịch chuyển nhà máy (công nghệ) và vốn.
– Xu thế tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Vì rằng sản phẩm ngày càng đồng nhất và bán ở khắp nơi trên thế giới nên các nước đều cố gắng để là một thành phần của chuỗi cung ứng.
Kinh doanh toàn cầu là việc thực hiện một, một vài hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư sản xuất tới tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ trên các thị trường vượt qua biên giới của quốc gia nhằm mục tiêu sinh lời.
Lợi ích mang lại từ kinh doanh toàn cầu:
– Tìm kiếm được khách hàng, nhà cung cấp mới
– Giảm chi phí sản xuất nhờ lợi thế về địa lý từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
– Khai thác năng lực tiềm tàng của DN. Ví dụ Viettel đã có kinh nghiệm triển khai hệ thống viễn thông thì nó vác đúng mô hình đó sang lào hoặc bất cứ nước nào cần xây dựng hệ thống viễn thông.
– Giảm thiểu rủi ro của doanh nghiệp do chu kỳ kinh tế của các nước khác nhau, chính trị khác nhau.
Chúng ta có hai khái niệm là 1.Hình thức thâm nhập và 2.Chiến lược thâm nhập. Hình thức thâm nhập chỉ ra các hướng đi còn chiến lược thâm nhập còn phải phụ thuộc vào cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh và yếu. Entry này ta bàn về hình thức thâm nhập:
1. Xuất khẩu:
– Xuất khẩu trực tiếp: Tìm kiếm nhà phân phối ở nước ngoài, bán sản phẩm cho họ để họ phân phối tại nước đó.
– Xuất khẩu gián tiếp: Tìm kiếm công ty trong nước có khả năng phân phối ra nước ngoài.
Ưu điểm của Xuất khẩu là khai thác được tính kinh tế của Vị trí, của Quy mô. Không phải lập nhà máy tại nước ngoài nên tránh được nhiều rủi ro.
Nhược điểm của Xuất khẩu là chi phí vận chuyển, các rào cản thuế quan, rủi ro khi ủy thác bán sản phẩm cho người khác.
quan tri chien luoc p9 xuat khau
2.Cấp phép:
Là chủ sở hữu trí tuệ cho phép bên nhận phép được sử dụng các bằng sáng chế, bí quyết thương mại của mình. 3 hình thức cấp phép đó là cấp phép thương hiệu, cấp phép bản quyền và cấp phép bí quyết KD.
Rủi ro thấy ngay là khả năng bị mất kiểm soát đối với tài sản trí tuệ của mình nhưng ưu điểm là không cần nhiều vốn. Cách làm này phù hợp với các nước mà có rào cản đầu tư nước ngoài cao hoặc DN đang muốn thử nghiệm khả năng tiếp nhận của TT với sản phẩm của mình trước khi có ý định trực tiếp phát triển.
quan tri chien luoc p9 cap phep
3. Nhượng quyền kinh doanh
Là một hình thức cấp phép trong đó bên nhận nhượng quyền sẽ trả tiền để được quyền sử dụng tài sản vô hình của bên nhượng quyền. Hình thức này thường được áp dụng khi chi phí để mở ra một cửa hàng quá cao.
Ví dụ KFC, BBQ, MC Donal… khi nhượng quyền sẽ đào tạo nhân viên của bên nhượng quyền, bàn giao các bản thiết kế mẫu mã, các quy trình, các công thức nấu ăn,..
DN nhận nhượng quyền sẽ phải ký cược, phí hợp đồng và phí nhượng quyền theo doanh số hoặc theo thời gian. DN nhận nhượng quyền cũng phải thực hiện theo đúng các ràng buộc liên quan tới sản phẩm/dịch vụ nếu không sẽ bị hủy bỏ.
4. Liên Doanh
DN góp vốn với một DN nước ngoài và tiến hành sản xuất kinh doanh tại nước đó.
ưu điểm là DN có thể tận dụng được hiểu biết của DN nước ngoài đó để phát triển thị trường cũng như chia sẻ bớt một phần rủi ro. Nhược điểm có thể bị mất quyền kiểm soát vào tay đối tác cũng như khó mở thêm các công ty con sau này.
quan tri chien luoc cong ty con
5. Lập công ty con tại nước sở tại.
DN bỏ ra 100% vốn để XD công ty và tiến hành sxkd ở nước ngoài.
ưu điểm giảm nguy cơ mất khả năng kiểm soát, khai thác được tính kinh tế của vị trí, của quy mô, hiệu ứng của sự học tập.
Nhược điểm là tốn nhiều chi phí và rủi ro cao.

Dạo gần đây bạn có thể thấy một số nhãn hiệu trong nước được quảng cáo bỏi diễn viên nước ngoài như dầu gội X-men, thực phẩm chức nâng algela, rocket,….Những quảng cáo này được thực hiện bởi hãng ở Việt Nam thuê một công ty ở nước ngoài làm.
Hãy tưởng tượng bạn là công ty chuyên về làm các video quảng cáo ngắn. Khách hàng chỉ cần chuyển cho bạn sản phẩm và vài đặc điểm của sp là bạn tự xây dựng kịch bản, tự dàn dựng, tự quay phim. Bạn chuyển sản phẩm cho khách hàng qua đường internet và khách hàng chuyển khoản trả bạn. Khoảng cách địa lý không có nghĩa lý gì cả vì vậy khách hàng của bạn là bất cứ công ty nào ở bất cứ xó xỉnh nào trên trái đất này.
Bất cứ một sản phẩm nào cũng có thể tách ra những phần mà có thể thuê một công ty chuyên nghiệp ở bất cứ đâu. Ví dụ như bạn có thể thuê thiết kế, thuê tư vấn luật, thuê marketting,… Đặc biệt là marketting, ngày nay có các công ty chuyên về marketing, bạn chỉ cần đưa ra sản phẩm và họ sẽ làm tất cả các khâu của marketing tới khi bạn có doanh số. Bạn không cần phải biết về marketing, chỉ cần bạn có sản phẩm và có khả năng chọn đúng dịch vụ cần thuê ngoài.

___________________

Quản trị chiến lược (P10: Chiến lược thâm nhập thị trường nước ngoài)

Chiến lược thâm nhập thị trường nước ngoài căn bản dựa trên hai yếu tố:
– Áp lực giảm chi phí
– Áp lực đáp ứng nhu cầu địa phương
DN khi bán sản phẩm của mình vào thị trường nước ngoài có thể chẳng cần phải thay đổi gì sản phẩm cho phù hợp với địa phương hoặc là phải tùy biến mới bán được. DN có thể phải bán với giá thấp để cạnh tranh với các sản phẩm cạnh tranh nếu như đối với dân bản địa điều đó là quan trọng.
quan tri chien luoc p10 - chien luoc co ban1. Chiến lược quốc tế:
Áp lực về giảm chi phí thấp, áp lực về đáp ứng nhu cầu địa phương thấp thì DN có thể thâm nhập theo hướng này. DN theo chiến lược này phải có khả năng tạo sự khác biệt và DN sẽ chuyển khả năng đó đến một quốc gia khác mà ở đó đối thủ cạnh tranh không có.
Ví dụ như cafe Trung Nguyên có hình thức thâm nhập là nhượng quyền còn chiến lược thì là quốc tế. Khả năng tạo sự khác biệt của Trung nguyên là hương vị.
May Việt tiến có hình thức thâm nhập là xuất khẩu, chiến lược là quốc tế, khả năng sự khác biệt là hoàn thành các đơn hàng lớn đúng thời hạn.
Chú ý là để theo chiến lược này thì khách hàng không đòi hỏi phải thay đổi sản phẩm để phù hợp địa phương, họ cũng không đặt nặng vấn đề giá cả. Họ chấp nhận sản phẩm hiện có của DN và cũng có khả năng chấp nhận cả giá bán.
Iphone 6  bán tại VN được người VN chấp nhận mà không cần phải tùy biến gì cả. Sản phẩm vẫn dùng sức mạnh thương hiệu, thiết kế, chất lượng vốn là thế mạnh của hãng. Hình thức thâm nhập là xuất khẩu, chiến lược thâm nhập là Quốc tế.
Samsung sản xuất một số sản phẩm tại VN, bê nguyên hệ thống quản trị vốn là thế mạnh của hãng. Samsung không cần phải xây dựng mới hay tùy biến cái gì cho phù hợp với VN. Hình thức thâm nhập mở nhà máy sx tại VN, chiến lược thâm nhập quốc tế.
2. Chiến lược đa nội địa
Áp dụng khi áp lực về giảm chi phí thấp và áp lực về đáp ứng nhu cầu địa phương cao. DN theo chiến lược này phải có khả năng đa dạng hóa các sản phẩm để đáp ứng với nhu cầu địa phương.
Nhu cầu địa phương xuất phát từ văn hóa, môi trường, kinh tế, loại hàng, cường độ cạnh tranh của mỗi địa phương mỗi khác nhau.
Ví dụ Mc Donal theo hình thức nhượng quyền nhưng tạo ra các hương vị khác nhau phù hợp với mỗi nước.
DN vẫn có thể sản xuất tại nước khác sau đó mới xuất khẩu sang nước đó nhưng hàng hóa được sx đặc thù chỉ cho nước đó mà thôi. DN cũng có thể mở doanh nghiệp vốn nước ngoài tại nước đó để thuận tiện cho công tác nghiên cứu thị trường, thay đổi thiết bị thường xuyên cho phù hợp với địa phương.
3. Chiến lược toàn cầu
Áp dụng khi áp lực về giảm chi phí cao và áp lực về đáp ứng nhu cầu địa phương thấp. Bản chất là DN theo chiến lược chi phí thấp nhờ 1.Lợi thế về quy mô khi sản xuất cho một thị trường lớn 2.Lợi thế về vị trí khi đặt các công đoạn sản xuất ở các nước có chi phí thấp nhất và 3.Lợi thế từ sự học tập khi chỉ phải trả giá một lần áp dụng nhiều lần trên nhiều thị trường.
Ví dụ Walmark có triết lý mang cơ hội mua sắm tới người ngèo. Hàng hóa không có gì đặc biệt nhưng giá thấp. Họ giảm chi phí tối đa thông qua tuyển dụng nhân viên có đòi hỏi thấp ở các địa phương và trả lương thấp cho họ.
Coca Cola theo hình thức thâm nhập liên doanh và theo Chiến lược toàn cầu. Các đồ uống của họ có cùng một công thức ở các quốc gia khác nhau, sản xuất với quy mô cực lớn nên giá thành rẻ cùng khả năng chi trả quảng cáo.
4. Chiến lược xuyên quốc gia
Áp dụng khi áp lực về giảm chi phí cao và áp lực về đáp ứng nhu cầu địa phương cao. DN theo chiến lược này nỗ lực chuyển giao các kỹ năng cung cấp theo nhiều chiều giữa các công ty con trên phạm vi toàn cầu.
Doanh nghiệp phải khai thác tối đa 1.Lợi thế về quy mô, 2. Lợi thế về vị trí và 3. Hiệu ứng của sự học tập nhằm giảm chi phí sản xuất.
Doanh nghiệp cố gắng tối đa tạo ra sản phẩm khác nhau nhằm đáp ứng cho khách hàng ở những địa phương khác nhau.
Chắc chắn DN theo chiến lược này phải theo hình thức thâm nhập bằng công ty con hoặc liên doanh thì mới có thể làm chủ trong tuỳ biến cũng như giảm chi phí tối đa.
Ví dụ Viettel đầu tư vào các quốc gia có thu nhập thấp trong khi mỗi quốc gia lại có văn hóa, chính trị, kinh tế khác nhau. Do đó Viettel phải theo chiến lược xuyên quốc gia.
______________________________

Quản trị chiến lược (P11: Phân tích dự báo môi trường KD bên trong và bên ngoài)

Trước đây tôi đã có 2 entry liên quan tới Chiến lược kinh doanh. Loạt entry về Quản trị chiến lược thực ra là trùng lặp và tiếp nối với 2 entry này. Các nội dung chúng ta đang bàn tại loạt entry này không mâu thuẫn với 2 entry đó. 2 entry đó cũng khá hay có thể nghiên cứu thêm:
  • Chiến lược kinh doanh (P2: Quy trình xây dựng CLKD)09/03/2014
  • Chiến lược kinh doanh (P1: là gì?) 07/03/2014
Trong entry thứ 2 ta có quy trình xây dựng chiến lược như sau:
Doanh nghiệp là một cơ thể sống, nó sống trong môi trường kinh doanh và chịu sự tác động của môi trường này.
Nếu phân chia môi trường KD theo phạm vi của môi trường thì ta có 1.Môi trường quốc tế; 2.Môi trường KTQD; 3.Môi trường cạnh tranh trong ngành và 4.Môi trường nội bộ.
Nếu phân chia theo các yếu tố của môi trường thì ta có 1.Môi trường Chính trị và Luật pháp; 2.Môi trường kinh tế; 3.Môi trường VHXH; 4.Môi trường Kỹ thuật/Công nghệ; 5.Môi trường Dân số và Lao động; 6.Môi trường điều kiện tự nhiên; 7. Môi trường cơ sở hạ tầng; 8.Môi trường sinh thái.
Nếu phân chia theo phạm vi của DN thì đơn giản ta có 1.Môi trường bên trong và 2.Môi trường bên ngoài.
Việc phân tích và dự báo môi trường bên ngoài giúp DN tìm ra cơ hội, nguy cơ đối với hoạt động SXKD của DN. Phân tích và dự báo môi trường bên trong nhằm tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu của DN so với đối thủ cạnh tranh.
Phân tích môi trường bên ngoài
Người ta thường áp dụng mô hình 5 lực lượng canh tranh tại entry Quản trị chiến lược (P7: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh – Michael Porter) ngày 11/07/2014 để phân tích môi trường ngành.
Môi trường vĩ mô thì áp dụng  Phân tích PEST bao gồm 1. Chính trị; 2.Kinh tế; 3.Xã hội và 4.Khoa học/Công nghệ. Phân tích PEST nhằm tìm hiểu các hiện trạng, xu hướng biến động trong tương lai có thể ảnh hưởng tới ngành KD của DN.
Tùy vào từng ngành cụ thể mà có thể bổ sung 1. Phân tích môi trường quốc tế; 2.Phân tích môi trường tự nhiên; 3. Phân tích dân số và Lao động,…. Yếu tố nào có khả năng ảnh hưởng nhiều tới DN thì tập trung phân tích và dự báo yếu tố đó.
Phân tích môi trường bên trong
Mục đích là để tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu của DN trong mối quan hệ so sánh:
– So sánh với mức trung bình chung của ngành
– So sánh với đối thủ cạnh tranh mạnh trong ngành
– So sánh với chính DN nhưng ở giai đoạn khác nhau
Có nhiều cách phân tích môi trường bên trong tùy thuộc vào cách tiếp cận:
– Theo nguồn lực cơ bản của doanh nghiệp.
– Theo các chức năng của quản trị doanh nghiệp.
– Theo các lĩnh vực của quản trị doanh nghiệp.
– Theo chuỗi giá trị (Michael Porter).
– Theo năng lực cốt lõi và lợi thế cạnh tranh của  DN.
1. Theo nguồn lực cơ bản của DN (Nhân lực, Tài lực, Vật lực)
– Đánh giá nguồn nhân lực của DN :
+ Phân tích điểm mạnh điểm yếu của  Ban giám đốc, Quản lý cấp trung và nhân viên.
( Chú ý việc đánh giá điểm mạnh, yếu là dựa trên tương quan so sánh như đã nêu ở trên)
+ Phân tích về công tác tạo động lực cho nhân viên, phát triển đội ngũ.
– Đánh giá khả năng tài chính của  DN:
+ Khả năng huy động và quản lý vốn
+ Hệ thống kế toán có phải là Kế toán quản trị không? có nghĩa là có giúp gì cho công tác quản trị của  DN không?
– Đánh giá nguồn lực cơ sở vật chất của  DN:
+ Quy mô sản xuất.
+ Trình độ áp dụng Công nghệ
+ Chuỗi cung ứng của  DN
2. Phân tích theo các chức năng quản trị
Chức năng quản trị bao gồm việc 1.Lập kế hoạch; 2.Tổ chức thực hiện; 3.Động viên khuyến khích; 4. Bố trí nhân lực; 5. Điều khiển
Tham khảo bài  Quản trị kinh doanh là gì?
Mỗi cấp quản trị thì cấp độ các công việc lại khác nhau mặc dù cùng tên gọi. Ví dụ việc lập kế hoạch của Quản trị cấp cao là bao gồm dự báo, phân tích chiến lược, chính sách, mục tiêu.
Điểm mạnh yếu của mỗi cấp quản trị tương ứng với mỗi chức năng quản trị của  DN hiện như thế nào?
3. Phân tích theo lĩnh vực quản trị
Lĩnh vực quản trị bao gồm 1.Marketing; 2.Tài chính kế toán; 3. Năng lực sản xuất và tác nghiệp; 4. Quản trị nguồn nhân lực; 5.Cơ chế tạo động lực; 6. Khả năng nghiên cứu và phát triển.
Mỗi lĩnh vực ta lại đánh giá xem mình đang ở đâu so với chuẩn so sánh  (so với trung bình ngành, so với đối thủ mạnh hay với chính DN trong từng thời kỳ).
4.Phân tích theo chuỗi giá trị (Michael Porter)
Đã có vài entry về chuỗi giá trị trên blog này.
Đọc thêm bài  Môi trường kinh doanh trong loạt entry về Quản trị kinh doanh.
Quản trị kinh doanh là danh từ chung, nó là một môn học, là một khoa hoặc có thể là tên một trường. Quản trị kinh doanh bao trùm tất cả mọi thứ nó là bức tranh lớn, còn các chủ đề nhỏ như Chủ đề Quản trị chiến lược này chỉ là một mảnh ghép chi tiết của bức tranh đó mà thôi.
Khi nhắc tới “Quản trị” một cái gì đó ta nghĩ ngay tới các chức năng quản trị bao gồm 1.Lên kế hoạch, 2.Tổ chức; 3.Phối hợp; 4.Lãnh đạo và 5.Kiểm soát. Chủ để chiến lược kinh doanh chỉ xoay quanh việc có những loại chiến lược kinh doanh nào và xây dựng nó ra sao có nghĩa là nằm trong chức năng Lập kế hoạch.
  
Các bước xây dựng chiến lược DN ở các entry tiếp theo bao gồm:
– Năng lực cốt lõi và lợi thế cạnh tranh của  DN
– Xây dựng các phương án chiến lược
– Mô hình lựa chọn chiến lược.
_____________________________

Quản trị chiến lược (P12: Lợi thế cạnh tranh)

Chiến lược là cách thức để chúng ta đạt một mục tiêu nào đó. Chiến lược cấp DN có 1. Chiến lược tăng trưởng; 2.Chiến lược ổn định; 3. Chiến lược cắt giảm và 4.Chiến lược điều chỉnh. Có nhiều chiến lược ở cấp SBU nhưng thường ta biết tới là cách phân loại của Michael Porter : 1. Chi phí thấp; 2.Khác biệt hóa và 3.Tập trung hóa. Và tương ứng có 6 chiến lược đơn vị chức năng chính.
Lợi thế cạnh tranh là thế mạnh của DN so với DN khác mà nhờ đó làm tăng khả năng cạnh tranh của DN. Khách hàng khi lựa chọn mua một sản phẩm nào đó họ luôn so sánh giữa chi phí bỏ ra và lợi ích đạt được. Lợi thế cạnh tranh hướng tới điều này.
Một doanh nghiệp gọi là có lợi thế cạnh tranh khi mà lợi nhuận nó có được lớn hơn lợi nhuận trung bình ngành.
Khi đi tìm lợi thế cạnh tranh DN phải so sánh với các đối thủ của mình để tìm xem mình mạnh ở điểm nào. Lợi thế cạnh tranh này phải xuất phát từ năng lực của DN mà đối thủ không có vì vậy khó bắt chước theo. Trong trường hợp DN không có năng lực gì nổi trội so với đối thủ thì phải lựa chọn yếu tố trọng tâm tránh trọng tâm của đối thủ.
Có các loại lợi thế cạnh tranh sau:
1. Khách hàng mua hàng vì chất lượng sản phẩm của DN nổi trội hơn so với đối thủ.
2. Khách hàng mua hàng vì giá sản phẩm của DN thấp hơn đối thủ.
3. Sản phẩm của DN có sự khác biệt mà khách hàng đánh giá cao.
4 Dịch vụ của doanh nghiệp tốt hơn đối thủ: ví dụ phương thức giao nhận, thanh toán, thái độ của nhân viên.
5. Năng lực quản trị tốt tạo ra các sản phẩm ngày càng tốt, rẻ và ổn định hơn.
6. Thông tin về sản phẩm của DN tới khách hàng có phạm vi và mật độ hơn đối thủ.
7. Thương hiệu của DN tốt hơn so với đối thủ.
8. Sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm hơn đối thủ để có những bước đột phá.
Chú ý là đối với mỗi khách hàng thì họ có những ưu tiên khác nhau. DN sẽ nhóm các khách hàng có cùng ưu tiên vào để tạo ra phân khúc nhằm tập trung thỏa mãn tiêu chí ưu tiên đó. Một số khách hàng coi trọng giá thấp, một số khách hàng thì chất lượng là quan trọng, số khác thì độc đáo không đụng hàng là quan trọng,…
Theo dõi quảng cáo trên tivi ta sẽ thấy rõ việc mỗi Doanh nghiệp khi quảng cáo đều hướng tới một đặc điểm nào đó của sản phẩm mà khác biệt so với sản phẩm khác. Nếu như họ chỉ quảng cáo chung chung về một loại bột giặt thì sẽ không thể lưu trong đầu khách hàng cái gì
Ví dụ đối với bột giặt khi nói tới các nhãn hiểu như OMO, Tide, Aba,… bạn sẽ nghĩ tới cái gì? TIDE có khẩu hiệu là trắng như TIDE, OMO thì là thương hiệu được các chuyên gia khuyên dùng cho tất cả các loại máy giặt. ABA thì là giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian giặt rũ nhờ vậy chị em sẽ có nhiều thời gian hơn để chăm sóc bản thân.
Một thời gian OMO kết hợp với Comfort để tạo ra một bột giặt có mùi thơm. Tide cũng ngay lúc đó kết hợp với Downy để cạnh tranh.
Ngoài ra DN còn thực hiện các hình thức phi chính thức khác để cạnh tranh:
1. Sử dụng nguồn tài chính mạnh hơn đối thủ kết hợp với sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm. Ví dụ bán dưới giá sản xuất một thời gian dài khiến đối thủ không trụ được. Tới khi một mình độc chiếm thị trường thì nâng giá lên đề bù cho thời kỳ lỗ.
2. Liên kết với đối thủ trong một liên minh để bóp chết một đối thủ khác hoặc để cùng nhau thao túng giá, phân chia thị trường.
3. Mua lại hay sát nhập với đối thủ
4. Lũng đoạn chính sách: vận động hành lang để ra các quy định pháp luật có lợi cho DN của mình.
5. Lợi dụng kẽ hở của luật pháp để giảm chi phí như trốn thuế.
6. Tung tin thất thiệt về đối thủ. Ví dụ đối thủ của bạn là sản phẩm sữa chua A của hãng X. Hãy mua 1 hộp sữa, bắt mấy con dòi cho vào đó, chụp ảnh. Sau đó tung lên facebook với status ” Hãi quá vừa mở ra đã thấy mấy con này”. Có thể đăng vào Haivl hoặc một cộng động nào đó; chỉ 15 phút sau là đã có hàng trăm nghìn người biết. Chẳng cần biết đúng hay sai đối thủ của bạn đã bị thiệt hại rồi.
7. Làm giả sản phẩm của đối thủ để hạ uy tín đối thủ
8. Ắn cắp thông tin của đối thủ
9. Dùng công cụ của nhà nước hoặc thậm chí là luật rừng để loại bỏ đối thủ.
Ngoài việc phụ thuộc vào năng lực DN thì mỗi ngành cũng có những đặc điểm phù hợp với một số lợi thế nhất định.
quan tri chien luoc p12 - ma tran BCG
Ngành phân tán: là ngành mà trong đó có rất nhiều cơ hội để tạo sự khác biệt nhưng quy mô mỗi cơ hội này đều nhỏ. Số lượng khách hàng tạo thành phân khúc nhỏ, DN cố gắng thỏa mãn tiêu chí của phân khúc đó nhưng mang lại doanh số không nhiều.
Các quán cafe là trường hợp của ngành phân tán. Khách hàng của quán cafe là người sống hoặc làm việc xung quanh bán kính khoảng 1000m và khách hàng vãng lai. Các quán cafe trong phạm vi đó cố gắng cạnh tranh nhau bởi một tiêu chí nào đó như giá rẻ, quán yên tĩnh phục vụ đọc sách hay làm việc, quán thì thích hợp cho các cuộc gặp làm việc,….Tuy nhiên cho dù thế nào thì họ cũng chỉ tranh dành trên một nhóm khách hàng không nhiều.
Ngành chuyên biệt: là ngành có nhiều cơ hội tạo sự khác biệt và mỗi cơ hội đều có quy mô lớn. DN trong ngành này theo chiến lược khác biệt hóa để tạo ra lợi thế cạnh tranh về sản phẩm hay dịch vụ. Số sp bán được ít nhưng lợi nhuận trên mỗi sản phẩm lại cao.
Xe máy, ô tô,.. có rất nhiều cơ hội tạo sự khác biệt
Ngành bí thế: là ngành mà trong đó có rất ít cơ hội tạo ra lợi thế mà quy mô lợi thế đều nhỏ. DN trong ngành này thường theo chiến lược tập trung hóa.
Ví dụ như các bà bán thịt, bán rau, bán tạp hóa ngoài chợ chẳng nhiều cửa tạo sự khác biệt mà khách hàng rất giới hạn.
Ngày khối lượng lớn: có ít cơ hội tạo ra lợi thế nhưng quy mô lợi thế lớn. DN trong ngành này thường theo chiến lược chi phí thấp để tạo ra lợi thế về giá. Lợi nhuận trên mỗi đầu sp thấp nhưng vì quy mô lớn nên lợi nhuận lớn.
Ngành điện máy thuộc trường hợp này, các máy hút bụi, điều hòa, tủ lạnh,…Rất ít cơ hội tạo sự khác biệt nhưng quy mô lại lớn vì hộ gia đình nào cũng cần.
Lợi thế cạnh tranh là yếu tố quan trọng để xây dựng chiến lược cạnh tranh:
quan tri chien luoc p12 - loi the canh tranh

______________________________

Quản trị chiến lược (P13: Phân tích môi trường bên trong bằng Chuỗi giá trị)

Ta đang ở đâu?
quan tri chien luoc p13 - mo hinh
Chuỗi giá trị là công cụ dùng để phân tích môi trường bên trong của DN do Michael E Porter giới thiệu; các thông tin phía dưới trích lọc từ cuốn Lợi thế cạnh tranh.
1.Tại sao phải cần tới chuỗi giá trị ?
Trong phần 11 ta có liệt kê các phương pháp dùng để phân tích Môi trường bên trong DN bao gồm:
– Theo nguồn lực cơ bản của doanh nghiệp.
– Theo các chức năng của quản trị doanh nghiệp.
– Theo các lĩnh vực của quản trị doanh nghiệp.
– Theo chuỗi giá trị (Michael Porter).
– Theo năng lực cốt lõi và lợi thế cạnh tranh của  DN.
Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm, bản thân phương pháp Chuỗi giá trị cũng có những hạn chế của nó nhưng dù sao đó cũng là phương pháp đang thịnh hành nhất hiện nay.
Trong phần trước ta biết tới rằng doanh nghiệp cần phải có Lợi thế cạnh tranh để được khách hàng chấp nhận và để cạnh tranh với đối thủ. Lợi thế cạnh tranh xuất phát từ năng lực của DN, vấn đề là làm sao DN biết mình có thế mạnh gì để biến thành lợi thế cạnh tranh?
Các hoạt động riêng biệt không tạo ra thế mạnh của DN vì vậy chuỗi giá trị sinh ra để giúp nhìn DN dưới một cái nhìn tổng thể để từ đó tìm ra lợi thế cạnh tranh.
Việc khảo sát theo chuỗi sẽ giúp DN  khảo sát mọi hoạt động của DN và sự tương tác của chúng.
Đầu ra của chuỗi giá trị là sản phẩm/dịch vụ mang lại giá trị cho người mua từ đó thu được doanh thu. Để làm điều này mỗi thành phần trong chuỗi đều tạo ra giá trị và cũng tạo ra chi phí. Hiệu số giữa tổng doanh thu thu được từ việc bán hàng và tổng chi phí là lợi nhuận.
quan tri chien luoc - chuoi gia tri 2
Việc phân tích theo chuỗi sẽ giúp DN nhìn mỗi hoạt động và mối liên kết giữa mỗi hoạt động dưới góc độ tạo ra giá trị và tạo ra chi phí.
2. Mô tả chuỗi giá trị
Quan tri chien luoc p12 - chuoi gia tri
Các hoạt động trong một DN có thể phân ra làm 3 loại:
– Mang lại giá trị trực tiếp: Thiết kế, sản xuất, in ấn bao bì, đóng gói,…
– Mang lại giá trị gián tiếp: Nghiên cứu, hành chính,…
– Đảm bảo chất lượng:  các hoạt động làm các hoạt động khác hiệu quả hơn ví dụ như kiểm tra, kiểm soát,…
Chuỗi giá trị phân các hoạt động ra làm hai nhóm:
– Hoạt động sơ cấp: là các hoạt động trực tiếp tạo ra sản phẩm/dịch vụ
– Hoạt động hỗ trợ: là hoạt động bổ sung cho hoạt động sơ cấp, nó thể hỗ trợ cho toàn bộ các hoạt động sơ cấp và tự nó hỗ trợ lẫn nhau.
3. Mối liên kết bên trong chuỗi giá trị:
Các hoạt động liên kết với nhau bởi:
– Phương pháp thực hiện: Các hoạt động có mối liên kết với nhau bởi phương pháp thực hiện. Đầu ra của hoạt động này là đầu vào của hoạt động kia.
– Chi phí thực hiện: Cách thức hoạt động tạo ra chi phí khác nhau, việc tăng khối lượng ở hoạt động A làm giảm khối lượng ở hoạt động B nhưng sẽ làm tăng chi phí tại A và giảm chi phí tại B.
Ví dụ việc kiểm tra nguyên liệu đầu vào cẩn thận sẽ giảm chi phí tạo ra sản phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn ở khâu sản xuất nhưng lại tăng chi phí cho việc kiểm tra. Việc kiểm tra hàng ra khỏi kho cẩn thận sẽ giảm chi phí hàng trả lại nhưng lại làm tăng chi phí cho việc kiểm tra
Mối liên kết có thể giữa các hoạt động sơ cấp mà cũng có thể giữa hoạt động sơ cấp và hoạt động hỗ trợ. ví dụ phòng nhân sự tuyển dụng được nhân lực tốt sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sơ cấp. Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại sẽ hỗ trợ việc phối hợp giữa các hoạt động được tốt hơn.
4. Mối liên kết bên ngoài chuỗi giá trị:
quan tri chien luoc p13 - ben ngoai chuoi gia tri
Nhà cung cấp, đại lý, khách hàng đều có chuỗi giá trị của riêng họ. Mỗi hoạt động của chuỗi giá trị DN sẽ liên kết với hoạt động của các chuỗi còn lại. Ví dụ nếu như khách hàng tự vận chuyển hàng về nhà thì DN sẽ không có hoạt động vận chuyển tới khách hàng.
Nếu như nhà cung cấp vận chuyển nguyên liệu tới tận DN thì logistics đầu vào của DN sẽ không phải lo tới vận chuyển, hạn chế rủi ro trong quá trình vận chuyển.
Nếu như nguyên liệu đầu ra của nhà cung cấp được kiểm tra kỹ lưỡng thì phần logistics đầu vào của DN đỡ chi phí kiểm tra, giảm thiểu chi phí sản phẩm không đảm bảo chất lượng.
Lợi thế cạnh tranh đến từ mối liên kết bên trong mà cũng có thể đến từ bên ngoài.
 5. Phân tích chuỗi giá trị
Bước 1: Tạo ra chuỗi giá trị của DN và mô tả những gì mà DN làm tại mỗi hoạt động
Bước 2: Đánh giá các hoạt động bằng cách so sánh với đối thủ trong ngành.
Bước 3: Đánh giá tiềm năng tạo lợi thế cạnh tranh nhắm tới tạo khác biệt hay chi phí thấp.
6. Hạn chế của chuỗi giá trị:
– Nó phù hợp nhất với DN sản xuất có yếu tố đầu vào là nguyên vật liệu và đầu ra là thành phẩm. Sẽ không phù hợp với DN dịch vụ.
– Giá trị mang lại cho khách hàng chỉ là lý thuyết mà không thể đo đếm được Mỗi khách hàng khác nhau sẽ có giá trị sử dụng khác nhau.
– Phân tích chuỗi giá trị đòi hỏi nhiều nguồn lực và không thể sao chép của nhau.
_____________________________________

Quản trị chiến lược (P14: Phân tích chiến lược cấp Doanh nghiệp)

Quản trị chiến lược bao gồm hai phần chính là 1.Xây dựng và 2.Thực hiện. Trong quá trình xây dựng ta sẽ rất dễ hay bị nhầm lẫn giữa các khái niệm, phương pháp và mô hình. Đáng nhẽ chiến lược đó áp dụng cho Doanh nghiệp đa ngành thì ta lại áp dụng cho đơn vị kinh doanh chiến lược SBU hay ta nhầm tưởng chiến lược chức năng là chiến lược cấp SBU.
Trong 13 entry vừa qua có thể đơn giản so sánh thế này cho dễ hiểu:
Bạn là một người đang tìm việc. Mong muốn của bạn là tìm được việc đạt mục tiêu về 1.Thu nhập 2.Thăng tiến 3. Mức độ yêu thích, thỏa mãn đam mê, 4.Khả năng đảm đương công việc…Với mục tiêu đó bạn sẽ làm như sau:
B1: bạn liệt kê tất cả các việc có trên thị trường lao động: là cái chúng ta đã làm ở
+ P2,3,4,5,6,9,10: Chiến lược cấp đơn vị KD chiến lược SBU
+ P8: Chiến lược cấp đơn vị chức năng
Giai đoạn này ta chỉ đơn giản là liệt kê những công việc hay những chiến lược có.
B2: Bạn thu thập và phân tích thông tin cung cầu từng công việc bao gồm cả xu thế phát triển của công việc: là cái chúng ta đã làm ở:
B3: Bạn phân tích môi trường bên trong, là điểm mạnh điểm yếu của mình: chúng ta đã làm ở P13
B4: Bạn dự kiến lợi thế cạnh tranh của mình là gì. Trả lời câu hỏi tại sao mà nhà tuyển dụng tuyển bạn thay vị ứng viên khác. Có phải do bạn chịu chấp nhận mức lương thấp nhất hay là bạn có một sự khác biệt nào đó như khả năng giao tiếp, tư duy logic,….. Là cái chúng ta làm ở P12.
B5: Bạn dùng công cụ để phân tích mức độ phù hợp của mỗi công việc. Phân tích chiến lược lược ta sẽ làm tại entry này  P14, P15.
B6: Sau khi phân tích bạn sẽ lựa chọn công việc sẽ theo đuổi. Lựa chọn chiến lược ta sẽ làm tại các entry sau.
———–
Chúng ta có 1.Mô hình phân tích đối với  DN (có nhiều  SBU) và 2.Mô hình phân tích đối với  SBU.
1. Mô hình phân tích đối với  DN bao gồm nhiều SBU
Một doanh nghiệp có thể có nhiều đơn vị kinh doanh chiến lược  SBU. Ví dụ họ vừa tham gia vào lĩnh vực thực phẩm, vừa xây dựng, vừa ngân hàng, vừa bất động sản. Mỗi một lĩnh vực kinh doanh đó gọi là một khoản mục đầu tư vì vậy còn gọi là mô hình phân tích danh mục đầu tư.
quan tri chien luoc p2- dinh nghia sbu
Hoặc bạn có thể hiểu đơn giản là bạn là nhà đầu tư, bạn có đầu tư một mảnh đất 100m2, 50 cây vàng, 50.000 usd, 1 tỷ gửi tiết kiệm. Như vậy bạn có một danh mục 4 khoản đầu tư, giờ nhiệm vụ của bạn là nên có chiến lược gì cho mỗi mục đầu tư. Nên bán ra hay mua vào cho mỗi mục?
Tất nhiên lúc nào cũng có nhiều phương pháp cho bất cứ mỗi vấn đề vì vậy sẽ có nhiều mô hình.
Ma trận  BCG
Đây là ma trận rất quan trọng và phổ biến
ma tran BCG
Trục hoành: Thị phần tương đối; là tỷ số giữa doanh số sản phẩm của công ty so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất (hoặc thứ nhì nếu mình là mạnh nhất). Bằng 1 có nghĩa là doanh thu đối thủ bằng doanh thu của công ty. Càng về bên phải thì doanh thu của công ty càng thấp hơn, càng về bên trái thì càng cao hơn.
Trục tung: Phản ảnh tốc độ tăng trưởng hàng năm của thị trường tính theo %. Tăng trưởng 10% lấy làm điểm cân bằng. Càng lên trên tăng trưởng càng nhanh; càng xuống dưới tăng trưởng càng thấp, thậm chí có thể tăng trưởng âm.
Ma trận có 4 ô là 1.Dấu hỏi; 2.Ngôi sao; 3. Bò sữa; 4. Chó ghẻ. 4 ô này chính là tương ứng với chu kỳ phát triển của ngành
BCG va chu ky nganh
1.Dấu hỏi: là khi ngành bắt đầu xuất hiện và tăng trưởng >10%; DN lúc đó cũng bắt đầu gia nhập ngành. Lúc này DN có thị phần thấp tương đối so với đối thủ đòi hỏi DN phải gia tăng năng lực cạnh tranh. Trong trường hợp DN không thể cạnh tranh được thì DN rời bỏ thị trường, chính vì vậy nó có tên là “Dấu hỏi”, tiến hay lùi?
2. Ngôi sao: Lúc này bằng sự nỗ lực DN đã có thị phần đứng đầu thị trường. Vừa ở vị thế đứng đầu lại vừa ở trong một ngành tăng trưởng nhanh nên nó có tên là “Ngôi sao”.
3. Bò sữa: Tăng trưởng ngành đã thấp hơn 10% và ngày càng giảm. DN lúc này cố gắng kéo dài thời gian thu hoạch vì vậy nó có tên là “Bò sữa”
4. Chó ghẻ: Tăng trưởng ngành thấp, vị thế của DN không còn là đứng đầu. Đây là giai đoạn tệ hại nhất vì vậy có tên là “chó ghẻ”
Các chiến lược tương ứng:
1.Dấu hỏi:
Mục đích: Ưu tiên tăng trưởng để chiếm thị phần, cố gắng đẩy sang vùng “Ngôi sao”.
Chiến lược cấp DN : Tăng trưởng tâp trung hoặc suy giảm
Chiến lược cấp đơn vị KD chiến lược SBU: Nếu sức yếu thì duy trì để nước nổi thuyền nổi, yếu quá không trụ được thì rời khỏi ngành. Ưu tiên cho chiến lược thâm nhập, phát triển thị trường để chuyển sang Ngôi sao.
2. Ngôi sao:
Mục đích: duy trì vị thế dẫn đầu, tiêu diệt những kẻ thách thức, tạo rào cản gia nhập ngành.
Chiến lược cấp DN: Tăng trưởng
Chiến lược cấp đơn vị KD chiến lược SBU: Phát triển thị trường mạnh, kết hợp theo chiều ngang và chiều dọc.
Chiến lược chức năng: Ưu tiên cho Marketing để mở rộng thị phần. Chiến lược SX là khả năng đáp ứng khối lượng sp lớn. Chiến lược nhân sự tuyển thêm nhân lực bán hàng, xây dựng cơ chế tạo động lực. Chiến lược tài chính chuẩn bị tài chính cho sự phát triển nhanh, quản lý dòng tiền thật tốt. Chiến lược NCPT liên tục hoàn thiện sản phẩm.
3. Bò sữa
Mục đích: thu hoạch càng dài càng tốt
Chiến lược cấp DN: ổn định
Chiến lược cấp đơn vị KD chiến lược SBU: Đa dạng hóa tập trung, Kết hợp chiều ngang.
Chiến lược chức năng: Loại bớt sản phẩm kém hiệu quả, phát triển thêm tính năng, thay đổi mẫu mã, tìm kiếm các vùng mà sản phẩm chưa chạm tới.
4. Chó ghẻ
Mục đích: Thu hồi vốn đầu tư
Chiến lược cấp DN: Suy giảm
Chiến lược cấp đơn vị KD chiến lược SBU: giảm chi phí
Chiến lược chức năng: Giảm quy mô của bộ phận Marketing, giảm quy mô sản xuất, giảm nhân sự, tăng dòng tiền vào hạn chế dòng tiền ra.
Về logic thì SBU sẽ chuyển lần lượt qua 4 giai đoạn. Tuy nhiên thực tế DN có thể chuyển từ Ngôi sao xuống thẳng Chó ghẻ nếu không duy trì được lợi nhuận tốt. Nguyên nhân do suy giảm của ngành trong khi DN đang có quy mô lớn ở giai đoạn Ngôi sao (chi phí lớn), việc điều chỉnh quy mô không kịp sẽ khiến cho lợi nhuận biên giảm khiến DN mất thị phần vào tay đối thủ vì giá cao.
Cùng một thời điểm DN có thể có sản phẩm A, B, C, D ở 4 ngành có 4 phân vùng khác nhau như hình minh họa.
__________________________________

Quản trị chiến lược (P15: Phân tích chiến lược – Ma trận Mc Kinsey)

Trong toàn bộ loạt entry này khi dùng danh từ “Doanh nghiệp” là ám chỉ tới một doanh nghiệp đa ngành có nhiều SBU. Thực tế hầu hết các doanh nghiệp ở Việt nam hiện nay là công ty nhỏ và siêu nhỏ nên đa phần là doanh nghiệp kinh doanh đơn ngành. Quản trị chiến lược được xây dựng trên cơ sở 3 cấp nên với một công ty đơn ngành thì có thể áp dụng như một cấp đơn vị kinh doanh chiến lược SBU.
Doanh nghiệp nhiều SBU, mỗi SBU sẽ có doanh số hàng năm, hợp nhất doanh số các SBU ta sẽ có Doanh số hợp nhất của Doanh nghiệp.
quan tri chien luoc p15-DN nhieu sbu
Mỗi SBU có thể chiếm tỷ lệ doanh số khác nhau trong DN. Mỗi SBU cũng sẽ có một vị thế riêng trong ngành mà nó tham gia. Doanh số của nó có thể là nhất trong DN nhưng chưa chắc đã có vị thế dẫn đầu trong miếng bánh thị trường của ngành.
Tại sao DN phải cần các phân tích BCG hay MC Kindsey ở phía dưới? vì nếu không có phân tích tổng thể DN sẽ không thể phân bổ nguồn lực hữu hạn của mình hợp lý. Nếu DN tiêu tốn nguồn lực vào một SBU đáng nhẽ nó phải trong giai đoạn rút lui thu hồi vốn thì vừa không hiệu quả vừa không đủ nguồn lực để đầu tư cho SBU khác.
Ở entry trước ta đã biết tới ma trận BCG, entry này ta sẽ nghiên cứu một mô hình phân tích khác. Mô hình MC Kinsey được lập cho tập đoàn General Electric.
Ma trận Mc Kindsey cũng được xây dựng trên hai tiêu chí là 1.Vị thế cạnh tranh và 2. Sức hấp dẫn của thị trường
quan tri chien luoc p15- ma tran kinsey 2
 Trục hoành: Vị thế cạnh tranh của DN là tổng hợp của nhiều yếu tố bao gồm:
– Thị phần tương đối của DN
– Xu thế tăng hay giảm của thị phần
– Lợi nhuận
– Các năng lực cạnh tranh so với đối thủ.
Vị thế cạnh tranh mạnh giúp SBU có được lợi nhuận tốt mà không mất quá nhiều nguồn lực. Vị thế cạnh tranh yếu khiến SBU có lợi nhuận thấp, tốn nhiều nguồn lực.
Trục tung: Sức hấp dẫn của thị trường: đây là tổng hợp của nhiều yếu tố bao gồm:
– Quy mô thị trường
– Tốc độ tăng trưởng của thị trường
– Xu hướng của ngành (dài hạn sẽ tiếp tục tăng trưởng hay thu hẹp?)
– Các sức ép cạnh tranh (mô hình 5 áp lực cạnh tranh)
Hấp dẫn cao sẽ khiến các cty trong ngành tiếp tục cạnh tranh,mở rộng; cũng khiến công ty ngoài ngành muốn gia nhập vào ngành. Hấp dẫn thấp sẽ khiến các cty trong ngành muốn rút lui khỏi ngành, các công ty ngoài ngành không muốn gia nhập.
Tất cả các SBU sẽ được đặt trên ma trận này để DN có cái nhìn tổng thể từ đó ra quyết định chiến lược mỗi SBU. Hình tròn càng to thể hiện kích cỡ thị trường càng lớn (so tương đối với các thị trường của SBU khác). Màu đen trong hình tròn thể hiện thị phần của SBU trong ngành đó.
quan tri chien luoc p15- chien luoc ma tran kinsey
1. Vùng dấu hỏi (ô 1)
Hoàn cảnh: Sức hấp dẫn trường tốt nhưng vị thế SBU lại quá nhỏ. DN đặt trước lựa chọn hoặc tăng trưởng hoặc rút lui khỏi ngành.
Chiến lược SBU: Thâm nhập nếu thấy cơ hội đủ sức cạnh tranh nhằm chuyển sang ô thứ 2. Rút lui hỏi ngành nếu thấy không thể cạnh tranh hoặc DN muốn tập trung nguồn lực cho các SBU khác.
Chiến lược chức năng: Bảo vệ thị phần hiện có, giá ổn định, chuyên môn hóa sản phẩm, ưu tiên cho Nghiên cứu phát triển, giảm chi phí, tuyển dụng cẩn thận.
 2. Vùng chiến thắng (ô 2,3,4)
Hoàn cảnh: Sức hấp dẫn của thị trường trên trung bình, vị thế của DN cũng trên trung bình.
Chiến lược: Chiến lược tăng trưởng, duy trì bảo vệ, thu hoạch
Chiến lược chức năng: Chiếm lĩnh thị trường, giảm giá để tăng thị phần, tăng khối lượng sản xuất, nghiên cứu sản phẩm mới, giảm chi phí nhờ lợi thế về sự học hỏi và quy mô,  tuyển dụng và đào tạo.
3. Vùng có lãi (7)
Hoàn cảnh: ngành đang thu hẹp ngày càng kém hấp dẫn mặc dù vị thế của DN vẫn cao
Chiến lược SBU: Thu hoạch từng phần
Chiến lược chức năng: tăng giá để tăng lợi nhuận, loại bỏ các sản phẩm lợi nhuận thấp, nghiên cứu phát triển chủ yếu tập trung cho việc chuyển đổi mà không phải là phát triển sản phẩm đang có
4. Vùng thua cuộc (6,8,9)
Hoàn cảnh: Độ hấp dẫn của ngành dưới trung bình, vị thế cạnh tranh cũng dưới trung bình
Chiến lược SBU: Thu hoạch toàn diện, rút lui, mở rộng có chọn lọc, thu hẹp.
Chiến lược chức năng: Ưu tiên lợi ích trước mắt, đầu tư giảm, tăng giá để tăng lợi nhuận cho dù doanh số giảm, từ bỏ nghiên cứu phát triển, giảm chi phí cố định, giảm bộ máy chuẩn bị cho sự rút lui.
5. Vùng có thể chấp nhận (5)
Hoàn cảnh: Cả vị thế lẫn sức hấp dẫn đều mức trung bình.
Chiến lược: mở rộng có chọn lọc
Chiến lược chức năng: Nghiên cứu nên tập trung vào sản phẩm thế mạnh nào, bảo vệ phân khúc hiện có, giảm chi phí cố định và biến đổi để tăng lợi nhuận, bắt đầu hạn chế tuyển mới
Như vậy ta thấy Ma trận Mc Kinsey là sự mở rộng chi tiết hóa của ma trận BCG. Thường áp dụng cho DN mạnh có nhiều SBU vì thu thập thông tin để đánh giá SBU đang ở đâu là rất phức tạp.
(Tại phần 3,4,5 của chuỗi entry này)
Theo vị thế của SBU
1.Chiến lược cạnh tranh ở vị thế dẫn đầu:
– Chiến lược đổi mới sản phẩm (khiến đối phương không theo kịp)
– Chiến lược củng cố: mang lại nhiều lợi ích hơn cho khách hàng khiến đối thủ không theo được.
– Chiến lược đối đầu: chống lại các DN thách thức
– Chiến lược giảm độ hấp dẫn của ngành
2. Chiến lược cạnh tranh ở vị thế thách thức
– Giá rẻ hơn
– Lợi ích mang lại cho khách hàng nhiều hơn
– Thu mua lại các công ty đi sau để trở nên lớn hơn.
– Chuyên môn hóa: lựa chọn một phân khúc trong thị trường và tập trung mọi nguồn lực vào đó khiến cho kẻ dẫn đầu với quy mô cả thị trường không thể bằng trong phân khúc đó.
Có thể trực tiếp đe dọa kẻ dẫn đầu trực diện, chọc sườn hoặc đi đường vòng.
3. Chiến lược cạnh tranh ở vị thế đi sau:
– Duy trì mở rộng có chọn lọc để hai kẻ đi trước không thấy bị đe dọa.
Không được để 2 kẻ đi trước thấy mình là mối hiểm họa.
4. Chiến lược ngách
– Tập trung hóa.
– Rút lui thu hồi vốn
Theo vòng đời ngành
1. Chiến lược tại giai đoạn mới  xuất hiện (đương nhiên vị thế thấp)
– Tự phát triển và tiếp thị sản phẩm để thâm nhập thị trường
– Liên doanh liên kết
– Rút lui
2. Chiến lược tại giai đoạn trưởng thành của ngành
– Ngăn cản sự gia nhập ngành
– Cạnh tranh giá
– Chiến lược cạnh tranh phi giá: Thâm nhập thị trường, phát triển sản phẩm, phát triển thị trường, phát triển chủng loại sản phẩm
3. Chiến lược cạnh tranh trong ngành bão hòa
– Kết hợp theo chiều dọc: về phía trước hoặc phía sau để tăng doanh thu
4. Chiến lược cạnh tranh trong ngành suy thoái
– Nhanh chóng trở thành DN dẫn đầu (nếu chưa phải là dẫn đầu)
– Tìm kiếm những vùng còn bỏ trống
– Thu hoạch
– Rút lui

___________________________

Quản trị chiến lược (P16: Định hướng chiến lược-Ma trận SWOT)

Phân tích chiến lược giúp ta có một cái nhìn rất vĩ mô như nên mở rộng hay rút lui, nên bảo vệ hay thu hoạch,…. Phân tích chiến lược không giúp ta có được một chiến lược cụ thể rõ ràng.
Để giúp cho việc phát biểu chiến lược được rõ ràng người ta sử dụng nhiều phương pháp định hướng chiến lược.
Ma Trận SWOT : Strengths – Weaknesses – Opportunities – Threats
Đây là một ma trận rất phổ biến chắc ai cũng đã từng nghe tới.
B1: Xây dựng các yếu tố
Điểm mạnh – Điểm yếu:
DN liệt kê tất cả các điểm mạnh và điểm yếu của chính mình, đây chính là phân tích môi trường bên trong DN. Khó khăn trong giai đoạn này đó là:
– Thế nào là điểm mạnh? Thế nào là điểm yếu? Mạnh hay yếu là căn vào so sánh tương đối với đối thủ cạnh tranh lớn nhất hoặc với trung bình ngành. Như vậy DN buộc phải đo đếm được tiêu chí của DN và của đối thủ để biết được đó là mạnh hay yếu.
– Liệu có bỏ sót? Ta đã liệt kê hết điểm mạnh hay điểm yếu chưa? Để giải quyết vấn đề này DN sẽ phải sử dụng một phương pháp nào đó để không bị bỏ xót như liệt kê theo chức năng của quản trị, theo chuỗi giá trị,…( Nghiên cứu bài P11: Phân tích môi trường bên trong DN).
Cơ hội – Nguy cơ
Đây là các yếu tố của môi trường kinh doanh bao gồm môi trường ngành, môi trường kinh tế quốc dân, môi trường kinh tế thế giới. Thông thường thì người ta sử dụng thêm phân tích PEST để làm rõ các yếu của vĩ mô tố như Chính trị, Kinh tế, Xã hội, Công nghệ; sử dụng mô hình 5 áp lực để phân tích môi trường ngành ( Nghiên cứu bài P7: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh)
Sau khi đã liệt kê đầy đủ 4 yếu tố trên, DN sẽ đặt trọng số cho mỗi yếu tố. Số mức đặt có thể là 5 hoặc 3. Yếu tố có trọng số càng cao thì càng quan trọng.
B2: Tổng hợp lại chúng ta có bảng sau:
Quan tri chien luoc - p16 swot
Bảng trên giúp ta có cái nhìn đơn lẻ từng yếu tố mà chưa có sự kết hợp với nhau. Mục đích của bước này giúp ta chắc chắn rằng đúng là đó là điểm mạnh, hay điểm yếu, cơ hội hay nguy cơ.
B3: Ma trận SWOT
Công việc ở bước 2 chỉ giúp ta liệt kê, ta không được đâm đầu vào thực hiện theo phản xạ. Ví dụ theo kiểu có điểm yếu thì khắc phục điểm yếu, có điểm mạnh thì tận dụng điểm mạnh, có cơ hội thì tận dụng cơ hội, có thách thức thì chuẩn bị phòng tránh.
Chiến lược là phải sự kết hợp của các yếu tố. Mỗi chiến lược sinh ra đều đỏi hỏi nguồn lực và thời gian khác nhau vì vậy thứ tự thực hiện cũng khác nhau:
quan tri chien luoc p16 swot 3
Chiến lược S-O: là chiến lược sử dụng điểm mạnh của DN để khai thác cơ hội. Đây là chíến lược ưu tiên hàng đầu vì nếu sử dụng điểm mạnh của DN thì cơ hội thành công cao mà không tốn nhiều công sức. Thường tương ứng với chiến lược ngắn hạn.
Chiến lược W-O: là chiến lược sử dụng điểm yếu khai thác cơ hội. Việc sử dụng điểm yếu sẽ khiến DN tốn nhiều nguồn lực để có thể tận dụng cơ hội. Nhiều khi khắc phục xong điểm yếu thì cơ hội đã không còn. Thường tương ứng với chiến lược trung hạn.
Chiến lược S-T: là chiến lược sử dụng điểm mạnh hạn chế nguy cơ. Hạn chế nguy cơ là công việc giúp DN tránh được các rủi ro gây phá sản hay làm thiệt hại tới DN. DN sử dụng điểm mạnh của mình sẽ tốn ít nguồn lực. Thường tương ứng với chiến lược ngắn hạn.
Chiến lược WT: là chiến lược khắc phục điểm yếu hạn chế nguy cơ. Nguy cơ đánh trực tiếp vào điểm yếu của DN nên DN một mặt phải khắc phục điểm yếu, một mặt dự đoán các rủi ro có thể xảy ra nhắm tránh nguy cơ tấn công trực tiếp vào điểm yếu. Là một chiến lược phòng thủ.
Ma trận SWOT được ứng dụng ở hầu khắp trong các kế hoạch từ bé tới lớn của một doanh nghiệp hay một cá nhân. Bao giờ bạn cũng phải dùng thế mạnh của mình để tập trung vào cơ hội sau đó mới tới các thứ tự khác.
Thông thường trong một bản kế hoạch người ta sắp xếp thứ tự công việc theo trình tự :
+ Quan trọng không khẩn cấp: để không biến một công việc quan trọng thành khẩn cấp.
+ Quan trọng khẩn cấp : giải quyết một công việc trong trạng thái khẩn cấp sẽ không hiệu quả.
+ Không quan trọng không khẩn cấp : Xem xét việc thực hiện, giao việc cho người khác.
+ Không quan trọng khẩn cấp : Có thể không làm để ưu tiên cho các công việc quan trọng.
Thứ tự công việc và cách thức xử lý cũng phụ thuộc vào điểm mạnh và yếu của bạn và công ty bạn. Kết hợp giữa điểm mạnh và những việc quan trọng sẽ giúp bán đạt hiệu quả rất cao. Tiếp theo mới tới trường hợp kết hợp điểm yếu với việc quan trọng.
________________________________________
Sau khi đã có một danh sách các chiến lược, vấn đề bây giờ là nên thực hiện theo chiến lược nào? chíến lược nào ưu tiên trước, chiến lược nào để sau?
Các căn cứ lựa chọn chiến lược
1. Đặc điểm của ngành và sức mạnh của DN:
Đặc điểm ngành là yếu tố gần như khách quan với DN. Trong một ngành phát triển mạnh, DN vị thế dẫn đầu thường lựa chọn tăng tăng trưởng tập trung, tăng trưởng bằng hội nhập hoặc đa dạng hóa đồng tâm.
Trong các ngành đang bão hòa thì DN thường chọn đa dạng hóa kết hợp. Các DN ở vị thế yếu thì cố gắng tăng khả năng cạnh tranh nếu không thì phải thu hồi vốn đầu tư.
2. Hệ thống mục tiêu của DN:
Ví dụ nếu như Hội đồng quản trị đưa ra mục tiêu doanh số 10 đồng sẽ khác với mục tiêu doanh số 5 đồng. Mỗi một mức doanh số đòi hỏi chiến lược khác nhau. Ngoài mục tiêu tài chính còn nhiều mục tiêu phi tài chính khác.
3. Quan điểm của giám đốc điều hành
Một giám đốc điều hành sợ rủi ro sẽ ưu tiên phòng tránh rủi ro hơn là lợi nhuận trước mắt. Một giám đốc điều hành liều lĩnh sẽ tập trung vào lợi nhuận cao và chấp nhận rủi ro.
4. Năng lực tài chính của DN
Cho dù có ham muốn một chiến lược to tát nhưng không có tiền thì cũng phải từ bỏ hoặc thu hẹp quy mô. Một DN số vốn 1 tỷ không thể lựa chọn chiến lược như của một DN vốn 100 tỷ được. Một DN 100 tỷ có thể sẵn sàng chịu lỗ liên tục tới 50 tỷ để thực hiện một chiến lược dài hạn, một DN vốn 1 tỷ không thể làm được điều đó.
5. Năng lực đội ngũ quản trị doanh nghiệp
Hoạch định chiến lược xong thì phải thực hiện, kiểm tra và điều chỉnh. Mỗi chiến lược sẽ đòi hỏi đội ngũ quản trị ở các cấp độ khác nhau. Một DN có đội ngũ kém không thể tham vọng thực hiện một chiến lược đòi hỏi năng lực quản trị lớn.
6. Phản ứng của đối thủ, khách hàng, nhà cung cấp,..
Nếu ta thực hiện chiến lược A thì các đối tượng đó sẽ phản ứng ra sao. Liệu khách hàng hiện tại có bỏ chúng ta không? hay kẻ có vị thế dẫn đầu sẽ hành xử ra sao? Các nhà cung cấp sẽ làm gì?
7. Thời điểm
Một sự kiện có thể là cơ hội ở thời điểm này nhưng là thách thức ở thời điểm khác và ngược lại. Cho dù có chiến lược thì chiến lược đó có phù hợp để thực hiện ở hiện tại không hay là để vào một thời điểm khác trong tương lai?
8. Kết quả phân tích danh mục đầu tư
Nếu DN là một SBU và trên đó còn một DN mẹ bao gồm nhiều SBU. Vì nguồn lực là có hạn nên DN mẹ sẽ có thể thu hẹp SBU đó cho dù SBU đó phù hợp hơn với tăng trưởng.
8 yếu tố trên có thể đặt trọng số và DN cho điểm cho từng chiến lược. Tổng điểm chiến lược nào cao nhất thì lựa chọn.
Cố các mô hình lựa chọn chiến lược trợ giúp sau:
Mô hình lựa chọn chiến lược:
Ma trận MC Kinsey
quan tri chien luoc p17 mo hinh kinsey
Ma trận lựa chọn chiến lược của Michael Porter
quan tri chien luoc p17 - lua chon chien luoc m porter
Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468