Những hậu quả của việc phân phối rủi ro thông qua chứng khoán hóa là không còn ai thật sự biết ai là người chịu rủi ro tín dụng của những tài sản mạo hiểm như những khoản nợ dưới chuẩn nữa. Bằng cách phân bổ rủi ro cho nhiều nhà đầu tư, chứng khoán hóa tạo ra khả năng lây lan rủi ro cho tất cả những nhà đầu tư vào những trái phiêu đó. Nếu những tài sản được chứng khoán hóa được coi là mạo hiểm, những nhà đầu tư có thể lo ngại rằng rủi ro cao hơn nhiều so với dự đoán. Những tài sản gọi là “độc hại” ví dụ như những khoản nợ dưới chuẩn, đã xâm nhập vào những danh mục đầu tư được chứng khoán hóa và trở thành những viên thuộc độc gây ra nghi ngờ đối với danh mục đầu tư đó, mặc dù chúng chỉ là một phần nhỏ.
Do đó, việc chứng khoán hóa reo rắc rủi ro của tài sản độc hại ra toàn ngành công nghiệp và những người tham gia không thật sự biết họ đang phải đối mặt với những rủi ro gián tiếp nào. Lý thuyết nói rằng xếp hạng tín dụng của những cơ quan xếp hạng sẽ cung cấp thông tin đáng tin cậy về rủi ro này. Nhưng thực tế thì những co quan xếp hạng không đủ năng lực và nhân lực để định lượng và theo dõi những rủi ro đó. Khi rủi ro rõ ràng cao hơn dự đoán, mọi thứ đều đã quá muộn. Các cơ quan xếp hạng chỉ còn có thể tăng tốc việc đánh tụt xếp hạng, để bắt kịp với những rủi ro không lường trước được. Điều này lại càng chứng nhận nỗi lo sợ của những nhà đầu tư và làm tăng mức ngại rủi ro đôi với những sản phẩm này.
Không có gì đáng ngạc nhiên là mọi người đều đổ xô cho việc chứng khoán hành vi để phân phối rủi ro tín dụng ra toàn bộ hệ thống tài chính và không cung cấp những phần nào đế đánh giá những rủi ro đó. Chứng khoán hóa làm lây lan rủi ro mà đảng ra chi nên hận chế trong một mảng thị trường cụ thể. Hậu quả là chửng khoản hòa đã biến cuộc khủng hoảng lan rộng.
Tuy nhiên, cơ chế chứng khoán hóa dựa trên kinh tế học đúng đắn. Miễn là tài sản cung cấp đủ lợi nhuận đế đền bù cho các nhà đẩu tư tương xứng với rủi ro họ chấp nhận, SPE là một công cụ hữu ích. Khi lợi nhuận của tài sản giảm xuống dưới mức độ khi đánh giá rủi ro thay đổi nhanh chóng, khi niềm tin với những tài sản này biến mất thì cơ chế này sụp đổ, sau khi đã lây lan sự mất lòng tin cho tất cả mọi người. Hậu quá là việc chứng khoán hóa đã phải dừng lại kể từ cuộc khủng hoàng.
Quy trình này càng tồi tệ hơn do sự thiêu tính thanh khoản ngan hạn để cung cấp vốn cho những tài sản được chứng khoán hóa. Thiếu tính thanh khoản, một số SPE phải thanh lý tài sản để trả tiền cho nhà đẩu tư. Nếu không, các ngân hàng dưa tài sán nắm giữ bởi SPE vào bảng cân đổi kế toán của mình để tránh rủi ro làm đảo ngược hiệu ứng đối với vốn được yêu cầu.
Chứng khoán là một nguồn quan trọng cung cấp vốn cho các ngân hàng, chứ không đơn thuần chỉ để tiết kiệm vốn. Sự biến mất của nó làm cạn nguồn vốn gây áp lực vốn lớn các ngân hàng. Điểu này gây ra một sự thu hẹp tín dụng vì không có ngân hàng nào mở rộng tín dụng nếu không có vốn từ việc chứng khoản hóa.
Đọc thêm tại: https://diendan.edu.vn/cuoc-khung-hoang-thanh-khoan/
Từ khóa tìm kiếm nhiều: khủng hoảng tài chính, quản trị rủi ro ngân hàng
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.