RaoVat24h
Office Word

Sử dụng ấn tượng tối đa, xóa tan “thảm họa hình ảnh” trong bài thuyết trình Power Point

Advertisement

Thảm họa “hình ảnh” xảy ra khi nào? Đó là khi hình ảnh được sử dụng sai chỗ hoặc sai mục đích.
Vậy, làm thế nào để biết liệu chúng ta có đang sử dụng hình ảnh sai hay không?
Để trả lời câu hỏi này, người thuyết trình phải hiểu rõ về các loại hình thuyết trình và đặc điểm riêng biệt của mỗi loại nhằm tìm ra hướng sử dụng hình ảnh phù hợp nhất cho bài thuyết trình của mình.

Thảm họa hình ảnh

Hướng dẫn sử dụng Microsoft Power Point

Vì sao cần phân biệt các loại hình thuyết trình?

Mỗi loại hình thuyết trình được qui định bởi mục đích thuyết trình. Bài thuyết trình thường có 5 mục đích cơ bản sau:
  • Bán hàng (Sales): Đưa ra lợi ích, đặc điểm và lí do để mua một sản phẩm hoặc một dịch vụ
  • Thuyết phục (Persuasion): Đưa ra lí do hoặc dẫn chứng để ủng hộ một ý tưởng, một hướng đi mới, hoặc một chủ đề nhất định
  • Báo cáo (Status report): Đưa ra chi tiết tiến độ dự án, nhiệm vụ hoặc doanh thu sản phẩm
  • Giới thiệu sản phẩm (Product demonstration): Đưa ra chi tiết và đặc thù của sản phẩm
  • Chiến lược kinh doanh (Bussiness strategy): Đưa ra hướng đi tương lai của một tổ chức hoặc phân tích mục tiêu công ty
Mỗi mục đích này lại yêu cầu những loại hình thuyết trình riêng biệt, tùy thuộc vào hai yếu tố quan trọng: hiệu quả mong muốn và đối tượng lắng nghe.
Ví dụ, để thuyết phục (mục đích) một người nghe trẻ (đối tượng), người thuyết trình phải sử dụng nhiều hình ảnh ấn tượng, trực quan nhằm tạo ấn tượng mạnh và tránh gây nhàm chán (hiệu quả mong muốn).
sử dụng hình ảnh tối đa 01

Thông điệp châm biếm “Visual vomit” và hình ảnh gây ấn tượng thị giác mạnh sẽ khiến người nghe phì cười. (Nguồn: Internet)
Khán giả ngày càng trở nên khắt khe giữa hàng núi thông tin, mục đích thuyết trình ngày càng đa dạng phát sinh mỗi ngày. Bởi thế, hiểu rõ đặc thù của từng loại hình thuyết trình chính là con đường ngắn nhất để đảm bảo thông tin, sử dụng hình ảnh chất lượng mà vẫn hấp dẫn người nghe khó tính.

Mỗi loại hình là mỗi kiểu sử dụng hình ảnh riêng

1. Ballroom

Phong cách thuyết trình Ballroom được sử dụng phổ biến trong giới ý tưởng hiện nay, với những đặc điểm: rực rỡ, gây chú ý và nổi bật. Loại hình này thường diễn ra trong các phòng tối lớn như phòng ballroom khách sạn.
Ballroom style thường được dùng để thông báo, gây ấn tượng và giải trí người nghe. Số lượng người phù hợp với kiểu thuyết trình này rất lớn, từ hàng chục người đến hàng ngàn người đồng thời sử dụng tối đa màu sắc, hình minh họa và âm thanh để kích thích người nghe. Độ dài của mỗi bài thuyết trình theo hướng Ballroom kéo dài xấp xỉ 1 slide/phút.
sử dụng hình ảnh tối đa 02

Một ví dụ từ Apple về Ballroom Presentation với thông điệp đơn giản, mạnh mẽ giữa khoảng không trắng nhằm gia tăng “quyền lực” cho thông điệp. (Nguồn: Internet)
Để tạo nên khác biệt trong các bài thuyết trình Ballroom, yếu tố quyết định nhất là việc sử dụng hình ảnh hiệu quả. Khi dùng hình, người thuyết trình nên chú ý:
  • Sử dụng hình ảnh full size: Những hình ảnh chất lượng cao có thể mở rộng toàn bộ màn hình vừa tận dụng toàn bộ không gian trình chiếu lại vừa hấp dẫn và gợi xúc cảm hơn rất nhiều.
  • Tận dụng các khoảng trống thông minh: Đừng cố gắng nhét hình vào bất kì nơi nào có thể. Khi không sử dụng những hình ảnh full size cỡ lớn, hãy tận dụng những khoảng trắng để làm nổi bật nội dung bạn đang muốn nói, tạo không gian nghỉ để người nghe phân tích thông tin hiệu quả.
  • Tạo đối lập: Hãy sử dụng những màu sắc và hình ảnh có độ tương phản cao (ví dụ như trắng và đen) để thông điệp bạn muốn truyền tải hiện lên sắc nét hơn bao giờ hết.
sử dụng hình ảnh tối đa 03

Những hình ảnh kích thích thị giác mạnh đi kèm với màu chữ đối lập ghi dấu thông tin rõ nét trong trí óc người nghe. (Nguồn: Slideshare)

2. Conference Room

Đối lập với Ballroom, phong cách thuyết trình Conference room đúng như tên gọi của nó. Phong cách này sử dụng ít màu sắc hơn, thay vào đó là các chi tiết và thông tin trên mỗi trang slide, thường phù hợp với các buổi họp nội bộ công ty hoặc phòng hội nghị.
Mục đích của phong cách này là nhằm thu hút và thuyết phục người nghe, hướng tới thay đổi suy nghĩ và hành vi của họ. Vì đặc thù này, Conference room style thường được dùng đối với một nhóm khán giả nhỏ (từ 2 đến 25 người) nhằm đảm bảo mức độ tương tác cao nhất giữa người thuyết trình và người nghe.
sử dụng hình ảnh tối đa 04

Khung cảnh quen thuộc trong các phòng hội nghị.(Nguồn: Compfight)
Thực chất, loại hình thuyết trình này được truyền tải hiệu quả nhất thông qua phương tiện giấy bởi đặc điểm nhiều chi tiết và thông tin. Bởi thế, việc dùng hình trong loại hình này là một thử thách lớn, đòi hỏi gu thẩm mĩ phù hợp và độ tinh tế, nhạy bén từ người thiết kế. Hình ảnh trong Conference room style yêu cầu:
  • Dùng để nhấn mạnh: Bởi đặc tính nhiều chi tiết và thông tin, người nghe sẽ dễ dàng bị sao lãng hoặc cảm thấy bối rối trước khối lượng thông tin khổng lồ. Vì thế, hãy sử dụng các yếu tố graphic như icon, shape,… nhằm nhấn mạnh các thông tin quan trọng, giảm bớt áp lực nghe – đọc – hiểu đồng thời cho khán giả.
  • Dùng để tương tác: Khối lượng thông tin lớn yêu cầu người thuyết trình phải liên tục tương tác với khán giả nhằm diễn đạt và thuyết phục khán giả. Hãy sử dụng hình ảnh thông minh bằng cách chọn những hình ảnh lớn với chiều rộng mở tối đa (phông nền đơn sắc) nhằm đưa ra dấu hiệu khơi mở sự tương tác với người nghe.
  • Dùng hình ảnh tinh tế và thẩm mĩ: Bởi tính chất nghiêm túc của phong cách này, người thuyết trình nên sử dụng hình ảnh tối giản, sắc nét và trưởng thành. Lời khuyên là hãy sử dụng bộ hình ảnh hoặc những màu sắc gợi nhớ đến công ti, hoặc một sự vật gắn liền với nhóm người nghe trong công việc thường ngày, để tạo nên sự kết nối bản năng đến với những vấn đề yêu cầu sự nghiêm túc.
sử dụng hình ảnh tối đa 05

Một ví dụ về cách phân cấp thông tin và sử dụng tối đa hỗ trợ hình ảnh để tạo nên ấn tượng thông tin trong trí óc người nghe. (Nguồn: Slideshare)
sử dụng hình ảnh tối đa 06

Dù nhiều chữ nhưng vẫn cô động, xúc tích. (Nguồn: Slideshare)

3. Email presentation

Loại hình thuyết trình này tuy mới được sử dụng nhưng lại có hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao số lượng người dùng. Thông qua những cách dùng hình hiệu quả, các bài thuyết trình qua email có thể thuyết phục hơn 60% người mua hàng. Để làm được điều này, người thuyết trình cần nhớ những điều sau:
  • Quay video thuyết trình: Khi video đang dần thống trị thế giới Internet thì công cụ này bỗng chốc trở thành chiếc đũa thần kì để bạn điều khiển tâm trí khách hàng. Để gia tăng độ thuyết phục, hãy để chính bạn trở thành người truyền tải lượng thông tin phong phú đến người xem. Phương pháp này sẽ giúp gia tăng uy tín và cảm giác thân thiện về người thuyết trình,  tạo ấn tượng tốt về sản phẩm.
  • Kể chuyện bằng hình: Khi chọn email presentation, hãy chuẩn bị một câu chuyện thú vị và hữu ích trong việc cung cấp thông tin. Hình ảnh là một dạng biểu đạt rất tốt, vừa giúp tiết kiệm không gian bài thuyết trình lại vừa ẩn chứa rất nhiều lời nhắn nhủ. Bằng cách chọn những hình ảnh thông minh mang thông điệp, người thuyết trình còn có thể tạo ấn tượng về một nhãn hiệu với thẩm mĩ và suy nghĩ tinh tế.

Kết luận

Đối với thế giới ý tưởng, việc truyền tải thông điệp bằng hình ảnh là một dạng ngôn ngữ, cũng là một công cụ định vị giá trị toàn bài rất thông minh. QuanTriExcel.info tin rằng, với con mắt thẩm mĩ tự nhiên của mình, bạn luôn luôn có thể “hô biến” hình ảnh trở thành cánh tay phải đắc lực chinh phục người nghe.

Nếu đang dùng PowerPoint, bạn có thể tải hướng dẫn sử dụngPowerPoint

?DienDan.Edu.Vn cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn. https://diendan.edu.vn/
?Các bạn tham khảo hướng dẫn tải file trên Quản Trị Excel tại đây: http://www.quantriexcel.info/2018/11/huong-dan-tai-file-tren-quan-tri-excel.html

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468