RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị kinh doanh

Tâm sự về ngành của tớ..!

Advertisement

Tớ năm nay cũng đã thành sinh viên năm thứ 2 của khoa Quản trị kinh doanh trường kinh tế quốc dân rồi cơ đấy. 2 năm học ở trường thì điều khiến tớ bất bình lớn nhất luôn là cái định kiến không hay ho chút nào về khoa Quản trị kinh doanh của mình. Đi đâu cũng nghe than thở, đi đâu cũng nghe băn khoăn. Từ các bạn sinh viên lúc nào cũng bận tâm: “Liệu mình vào khoa này thì mai sau xin việc kiểu gì?”, “Hình như khoa này bị phân biệt đối xử hơn các khoa khác”…. Rồi đến các thày cô thì lúc nào cũng động viên: “Các em không phải lo lắng vì học ngành này” nhưng cuối cùng lại đưa ra cái lí do hết sức ẹ để “các em yên tâm” là:” các em có thể học thêm chuyên ngành 2”, rồi như tớ, về đến nhà thì thỉnh thoảng gặp mẹ thở dài cái thượt : “Mẹ lo mày sau này không biết xin việc kiểu gì”…..rồi thì đi đâu cũng thấy blah, blah, blah…
Ừ thì thôi, người “ngoài ngành” không biết thì coi như xí xóa đi, nhưng mà có vẻ như sinh viên Quản trị của mình cũng đang bị “đi theo đám đông” hay sao ý nhỉ.. Nếu ngay cả bạn cũng không đủ hiểu biết về ngành mình, khôgn đủ tin tưởng vào tương lai của mình thì mong đợi gì ở những cái nhìn tích cực bên ngoài.
cháu ko xu hướng…Dù có cho tớ chọn lại bao nhiêu lần thì tớ cũng chỉ khăng khăng chọn quản trị mà thôi. Vì sao á??? Vì tớ biết học quản trị giúp gì cho tớ sau này, vì tớ biết tớ nhận được những gì từ ngành học của mình.à không ạ, ngành tỉ mẩn; ngân hàng điàChuyện tớ kể thật là hồi năm thứ nhất, mẹ thằng bạn thân có mí lần dụ khị mình chuyển khoa cho sau này dễ xin việc: Kế toán nhé cháu
Nhìn về tổng quan thì không chỉ nền kinh tế Việt Nam mà rất nhiều nước trên thế giới đang thiếu những nhà quản trị và đặc biệt là những nhà quản trị có tài. Riêng ở Việt Nam thì để đổi mới nền kinh tế còn nhiều lạc hậu này thì dự kiến nhu cầu về những nhà quản trị giỏi là vô cùng lớn. Bạn còn băn khoăn về đầu ra chứ???
Bạn nghĩ rằng: “Mới mò mặt ra trường vác bằng đi xin làm giám đốc chắc??”.Đúng là gần như rất ít sinh viên mới ra trường có thể làm các vị trí quản lí dù chỉ là các chức quản lí nhỏ. Rõ ràng nghề quản trị không phải là một nghề dễ làm, bạn hãy tham khảo 1 bài viết dưới đây:
“Học ngành quản trị kinh doanh?
– Xin hỏi: ngành quản trị kinh doanh có những ngành cụ thể nào, sau này ra trường sẽ làm gì? Nghe nói học ngành marketing ra trường chỉ được tuyển dụng để bán hàng có đúng không?
– Ngành quản trị kinh doanh có các chuyên ngành như: quản trị nhân sự, quản trị kinh doanh tổng hợp, quản trị chất lượng, quản trị dịch vụ, quản trị du lịch, quản trị kinh doanh quốc tế, thương mại, quản trị chất lượng, marketing, quản trị truyền thông…
SV tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh tổng hợp, quản trị dịch vụ, quản trị nhân sự… có thể làm công tác quản lý doanh nghiệp ở các đơn vị sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, tài chính, tiền tệ; tổ chức và quản lý các cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, thể thao. Tốt nghiệp chuyên ngành quản trị du lịch có khả năng điều hành một cơ sở kinh doanh du lịch, lập kế hoạch kinh doanh, tiếp thị du lịch hoặc làm cán bộ quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch… Tốt nghiệp chuyên ngành quản trị chất lượng có thể lập kế hoạch, chương trình quản lý chất lượng, xác định chính sách chất lượng cho công ty, góp phần tạo ra những sản phẩm phù hợp thị trường với chi phí thấp nhất…
SV chuyên ngành thương mại được đào tạo kiến thức và kỹ năng về thương mại, quản trị doanh nghiệp thương mại, có khả năng tham mưu lãnh đạo thương mại hiệu quả. Tốt nghiệp chuyên ngành này có thể làm việc ở các đơn vị xuất nhập khẩu, thương mại, các công ty nước ngoài, quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại… Còn đối với ngành quản trị kinh doanh quốc tế, SV được trang bị các kiến thức về kinh doanh quốc tế, tiếp thị, có khả năng thiết lập và quản lý các dự án có vốn đầu tư nước ngoài… Tốt nghiệp ngành này có thể làm việc tại các cơ quan như bộ, sở thương mại, kế hoạch đầu tư, các công ty kinh doanh ngoại tệ, các tổ chức quốc tế, khu công nghiệp…
Quản trị truyền thông là một chuyên ngành khá mới, đào tạo các kiến thức cơ bản quản trị doanh nghiệp và các kiến thức kỹ năng về quản trị truyền thông trong doanh nghiệp. Chẳng hạn như tổ chức và thực hiện các đợt quảng cáo, khuyến mãi; tổ chức các sự kiện, xử lý thông tin, thiết lập quan hệ với khách hàng… SV chuyên ngành marketing có chuyên môn thực hiện các cuộc điều tra, nghiên cứu thị trường, đàm phán khách hàng, thiết kế các chiến lược và tổ chức thực hiện kế hoạch marketing cho doanh nghiệp.
Có nghĩa là chắc chắn bạn phải học thêm các kiến thức cơ sở về ngành mà bạn quản trị, nhưng kiến thức ngành mà bạn cần không cần chuyên sâu đến mức bạn cần mất đến 4-5 năm mài đũng quần đại học để có thể làm được nhà quản trị. Theo những gì tớ đã được học và những gì tớ được biết thì quản trị cấp càng cao thì kĩ năng kĩ thuật càng chiếm tỉ lệ nhỏ, thay vào đó là kĩ nanưg nhân sự và đặc biệt là kĩ năng tư duy. Vậy tại sao việc giành thời kì tiếp thu tốt nhất này vào việc học tư duy của nhà quản trị lại làm bạn băn khoăn đến vậy??? Tại sao bạn không nghĩ: Học quản trị để nâng tầm tư duy rồi học trong thực tế chuyên ngành để “làm giám đốc”???
Chắc hẳn các bạn nghe nhan nhản đến bằng cấp MBA chứ?? Vậy thử xem tớ tìm thấy gì về chương trình MBA nhé:
“Cơ sở của tất cả các chương trình MBA là nội dung nòng cốt của các dự án phục vụ tập thể được dạy nhằm bảo đảm rằng sinh viên nắm được kiến thức quản lí cơ bản cần thiết trước khi chọn các môn tự chọn. Các môn học nòng cốt này bao gồm: Nhân lực, Tài chính, Kế toán, Kinh tế học, Marketing, Chiến lược, Quản lí thông tin và kĩ thuật, Đạo đức học, Kết cấu công ty và quản lí tổ chức, Luật.
Các môn tự chọn
Ngoài các môn bắt buộc, chương trình MBA còn có các môn tự chọn để sinh viên thích nghi chương trình MBA với nhu cầu học tập thực tế của mình. Các môn tự chọn phổ biến là: Kĩ thuật và thương mại điện tử, Tư vấn, Quản lí chung, Lãnh đạo, Chiến lược tập thể, Đạo đức kinh doanh, Các vấn đề về kinh tế và tài chính, Quản lí kinh doanh nhỏ, Quản trị nhân lực trong hình thức kinh doanh nhỏ, Quản lí và sinh thái học…”
Chẳng phải cũng bắt đầu từ những nền tảng quản trị cơ bản sao???
Nếu các bạn đã trót dấn thân vào cái ngành thú vị này rồi thì không có thời gian cho các bạn lo lắng bận tâm nhiều về “đầu ra sản phẩm” của mình nữa đâu, tớ nghĩ các bạn nên bắt đầu vận động cho tương lai “Quản lí” của mình đi. Sao không bắt đầu với những dự định kinh doanh, bắt đầu với những công việc làm thêm “học là chính, tiền là chủ yếu”, ghi danh ngay vào 1 cán bộ nào đấy hoặc chỉ đơn giản là việc tìm hiểu về ngành nghề của bạn để lên kế hoạch thành công cho mình.
Chẳng phải tự nhiên mà baya giờ trường trường có ngành quản trị kinh doanh, ngành ngành cử người đi học quản trị đúng không???
Suy cho cùng học cái gì thì muốn xin việc cũng phải giỏi, muốn giỏi thì đương nhiên phải nỗ lực. Bạn học quản trị nghĩa là bạn cần thêm 1 chút nỗ lực và rất nhiều bản lĩnh. Ít nhất thì cũng dám suy nghĩ những điều mà người khác không dám nghĩ, làm những điều mà người khác chưa dám làm, đó là cách bạn tách mình ra khỏi đám đông, đó là cách các bạn trở thành lãnh đạo.
Vậy bạn còn “dám” học Quản trị nữa không????
Nếu “Có”, bạn đã bước 1 chân trên con đường của những con người khác biệt
Nếu “ Không”, bạn thực sự nhầm ngành và xin lỗi phải nói rằng có thể bạn đang phí thời gian đến trường đấy.—nhaquantri.blogspot.com
__Trích “ Những dòng tâm huyết của một kẻ mê ngành Quản Trị”.
Trần Đạt

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468