RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị kinh doanh

Thói Quen Nhỏ Nào Đang Vắt Kiệt Sức Lực Của Bạn Mỗi Ngày

Advertisement
Trả lời email của sếp sau giờ làm có vẻ như không phải là vấn đề to tát, nhưng đó là một thói quen xấu có hậu quả khôn lường. Đây là một căn bệnh ít ai nói đến bởi mọi người không nghĩ nó nghiêm trọng. Nhưng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau ta đều thấy nó hiện diện. Tôi đã chứng kiến thói quen xấu này lây nhiễm trong hàng loạt các công ty thuộc top Fortune 500 (top 500 công ty lớn nhất Hoa Kỳ tính theo tổng doanh thu), bất kể thuộc lĩnh vực công nghệ, hay bán lẻ, hay sản xuất, chăm sóc sức khoẻ, dược phẩm hoặc dịch vụ khách hàng. Tuy nhiên, tin tốt là bệnh dịch này vẫn dễ dàng chẩn đoán được.

Khi làm việc với nhiều nhà quản lý và nhà điều hành, tôi đều bắt đầu bằng một câu hỏi: “Có bao nhiêu người trong số các bạn gửi email từ nhà vào ban đêm?” Gần như tất cả mọi người đều giơ tay lên.

Có thể bạn sẽ nhún vai khi đọc thông tin đó, vì bạn cũng đã làm điều tương tự. Và chắc bạn cũng nhận ra rằng, việc trả lời email sau giờ làm – một thói quen độc hại đang lan rộng chính là vấn đề tôi muốn nói. Chúng ta đã quá quen với vấn đề làm việc thêm giờ nói chung và tình trạng quá tải email nói riêng.
Nhưng có một thứ sẽ khiến bạn ngạc nhiên về thói quen gửi email vào ban đêm: chúng ta tự nguyện làm việc đó, và do đó chúng ta có thể hoàn toàn loại bỏ thói quen đó.

BẠN ĐANG LÀM VIỆC NÀY VÌ CHÍNH MÌNH

Sau khi hầu hết mọi người đều giơ tay lên và trả lời có, tôi thường khơi gợi câu trả lời của họ về thói quen gửi email buổi tối bằng cách đặt câu hỏi thứ hai: “Có bao nhiêu người mong đợi nhân viên của mình trả lời email ngay lập tức?” Chỉ có khoảng 20% ​​giơ tay lên.
Sau đó, khi tôi hỏi, “Có bao nhiêu người trong số các bạn trả lời email của cấp trên vào ban đêm?” Có khoảng 80% trong số mọi người ngồi đó giơ tay lên.
Tôi lại tiếp tục: “Dựa trên những gì chúng ta vừa thấy, bạn có nghĩ rằng sẽ có khoảng 80% khả năng là sếp không mong chờ một câu trả lời ngay từ phía nhân viên không?” Phản ứng đáp lại chỉ là những cái nhìn ngơ ngác.
Chúng ta tự tạo ra một nhà tù của sự kỳ vọng trong công việc, vì điện thoại thông minh đã xóa đi ranh giới giữa “giờ làm việc” và “giờ nghỉ”. Với việc nền kinh tế ngày càng tạo nhiều áp lực hơn nên các công ty và việc nhân viên phải hoàn thành nhiều nhiệm vụ với ít thời gian hơn, và sẽ thật dễ hiểu khi mọi người luôn cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng ở chỗ làm.
Chúng ta thường đổ lỗi cho văn hóa công ty gây ra sự mệt mỏi đó, nghe có vẻ hợp lý. Nhưng thói quen của chính chúng ta và những áp lực không tên trong công việc càng làm nó trở nên tồi tệ. Phần lớn áp lực xuất hiện trong khoảng thời gian buổi tối, cuối tuần, hay kỳ nghỉ do chính những người lao động tạo ra chứ không bắt nguồn từ sếp của họ. Nói cách khác, chúng ta đang làm việc trong ảo tưởng và chính nó làm cho ta khốn khổ.

CHỈ LÀ ĐIỀU NHỎ NHẶT NHƯNG CHÚNG TA PHẢI CẢNH GIÁC

Sự thực là số lượng công việc mà các nhà quản lý và giám đốc hiện nay phải xử lý đang tăng lên. Khoảng 80% các nhà quản lý mà tôi làm việc cùng, vẫn ở vị trí như một năm trước nhưng trách nhiệm của họ đã tăng lên rất nhiều. Đó là dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy mọi người đã quen với môi trường “làm việc nhiều hơn với ít nguồn lực hơn”.
Tuy nhiên, kết quả cuộc thăm dò của tôi dù không có tính khoa học nhưng nó chính xác đến đáng kinh ngạc. Chúng cho thấy một kiểu hành vi, rõ ràng không tạo nên điều gì tốt đẹp cả, khi lấy đi thời gian và năng lượng của chúng ta, không làm tăng năng suất, sự tập trung, sức khoẻ hay khiến chúng ta làm việc hiệu quả hơn.
Thực tế là tất cả những email gửi sau giờ làm – ngay cả khi chúng dường như có vẻ nhanh chóng, dễ dàng, vô hại – lại đang làm giảm thời gian chúng ta dành cho những điều quan trọng như nghỉ ngơi, giao lưu và thời gian cho gia đình. Tất nhiên, chúng ta cần những hoạt động tôi vừa kể để tái tạo sức lao động nhưng tôi còn biết một lô-gic cụ thể hơn cho thấy tầm quan trong của việc nghỉ ngơi vào cuối ngày.
Khi dành nhiều giờ trong ngày ở chế độ làm việc thì bạn đã tạo ra một phản ứng sinh lý ảnh hưởng đến mọi tế bào trong cơ thể. Nó thường được gọi là phản ứng “fight or flight” (“chống hoặc bỏ chạy” hay còn gọi là “phản ứng stress cấp tính” ), là trạng thái tinh thần mà bạn liên tục căng thẳng và cảnh giác cao.
Nếu hầu hết thời gian trong ngày của bạn đều như thế này, hệ thống thần kinh sẽ liên tục bơm adrenaline và norepinephrine, khiến nhịp tim tăng và hơi thở gấp, mạch máu co thắt và cơ bị siết chặt. Cơ thể của bạn sẽ được chỉ dẫn hoặc là chống lại kẻ tấn công hoặc là chạy trốn. Nếu ngày nào bạn cũng ở trong trạng thái này và trong một thời gian dài, thì thậm chí bạn sẽ không còn nhận thấy nó nữa. Nhưng nó thực sự gây tổn hại với cơ thể và trí óc của bạn. Theo thời gian, các hoóc-môn gây căng thẳng quá mức có thể dẫn đến chứng nhức đầu mãn tính, IBS (Irritable Bowel Syndrome- hội chứng ruột kích thích), mất ngủ, huyết áp cao và trầm cảm.

HÃY LOẠI BỎ THÓI QUEN GỬI EMAIL LÚC NỬA ĐÊM

Khi không làm việc, cơ thể bạn được thư giãn và tạo ra phản ứng “rest and digest” (nghỉ ngơi và thanh lọc cơ thể). Nếu trạng thái “fight or flight” là chân ga thì “rest and digest” chính là chân phanh. Và giống như khi lái xe, bạn cần phải sử dụng cả chân ga và chân phanh để giữ an toàn cũng như cân bằng khi chạy xe.
Sếp của bạn có thể đang chờ câu trả lời. Nhưng cũng có 80% khả năng là họ không kì vọng.
Điều đáng mừng là có một giải pháp để kết thúc vòng luẩn quẩn trả lời email suốt cả đêm, và bạn có thể cho cơ thể và trí não một cơ hội để thư giãn đúng cách. Bạn nên bắt đầu bằng suy nghĩ rằng những gì bạn kỳ vọng có khi còn vượt quá kỳ vọng của sếp bạn. Thay vì đưa ra những giả định, bạn chỉ cần hỏi: “Bạn có muốn tôi trả lời email nếu bạn gửi chúng sau giờ làm việc không?” Có 80% xác suất người đó sẽ nói không.
Một khi bạn đã yên tâm với việc tắt các thiết bị vào ban đêm, hãy thử các mẹo sau để phá vỡ thói quen xấu này và cho phép phản ứng “rest and digest” xảy ra:
  1. Hít một hơi thật sâu từ bụng khi bạn bước vào nhà để kích hoạt hệ thống “rest and digest”.
  2. Để điện thoại của bạn vào ngăn kéo trong vài giờ vào buổi tối (tốt hơn là cả buổi tối).
  3. Dành thời gian để làm một cái gì đó mà bạn thích mỗi tối. Có thể là nấu một bữa ăn, chơi với con, đi bộ với người yêu, tập thể dục, nghe nhạc hay khiêu vũ. Hãy để ý đến xúc cảm của bạn khi bạn hoàn thành chúng.
  4. Nếu cảm thấy thoải mái, bạn có thể kiểm tra email nhưng hãy đặt một giới hạn thời gian cho điều đó. 15 phút kiểm tra là một khởi đầu tốt.
Bạn thực sự có thể thấy mình kết nối với gia đình và bạn bè. Bạn có thể không còn bị chứng đau nửa đầu hay đau bụng nữa. Bạn có thể không nghĩ về công việc trong vài giờ. Mặc dù sếp của bạn có thể đang chờ câu trả lời nhưng vẫn có khoảng 80% xác suất là không.
Và thậm chí nếu sếp của bạn nằm trong 20% còn lại đi chăng nữa thì việc trả lời email vẫn có thể để sau được mà, nhưng tốt hơn là cả hai đều nên buông bỏ việc đó.
Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468