Tất nhiên, những doanh nghiệp theo đuổi quan điểm này thường chỉ thành công trong điều kiện thị trường có cung chưa đáp ứng cầu, sản phẩm sản xuất ra chắc chắn tiêu thụ được, cạnh tranh chưa có. Đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp độc quyền, quan điểm này vẫn mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội. Ở nhiều doanh nghiệp, yêu cầu bắt buộc đầu tiên đối với các nhà quản trị là phải quan tâm đến hạ giá thành sản phẩm từ đó hạ giá bán. Khả năng cạnh tranh của một số loại sản phẩm đồng nhất chủ yếu dựa trên cạnh tranh giá bán cũng phụ thuộc vào khả năng giảm chi phí sản xuất sản phẩm của các doanh nghiệp.
Nhiều nhà quản trị nước ta hiện nay vẫn hành động theo quan điểm định hướng sản xuất. Tất nhiên, chúng ta thấy ngay ngoài những điều kiện thị trường nêu trên, nếu chỉ quan tâm đến sản xuất thôi doanh nghiệp không thể thành công trên những thị trường có sự cạnh tranh thật sự, cung lớn hơn cầu, sản phẩm đa dạng phong phú. Đây là quan điểm thiển cận về marketing, vì chưa hiểu nhu cầu thị trường và định hướng kinh doanh theo thị trường.
Quan điểm quản trị doanh nghiệp định hướng vào công nghệ hay hoàn thiện sản phẩm.
Nhiều nhà quản trị cho rằng yếu tố quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp trên thị trường là sản phẩm có chất lượng tốt, có nhiều công dụng và tính năng mới. Họ cho rằng nếu có sản phẩm tuyệt vời thì khách hàng sẽ tự đến mua, mà họ không cần phải làm gì cả. Trọng tâm quản trị họ dành cho hoạt động nghiên cứu hoàn thiện sản phẩm và cải tiến các sản phẩm đã có sao cho tốt hơn sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.
Việc nâng cao chất lượng sản phẩm là rất cần thiết vì cạnh tranh trên thị trường về chất lượng sản phẩm là cống cụ cạnh tranh quan trọng. Tuy nhiên, có sản phẩm tốt cũng chỉ giúp doanh nghiệp thành công trong một số điều kiện thị trường nhất định. Nếu chỉ chú ý hoàn thiện sản phẩm do mình đang sản xuất doanh nghiệp sẽ dễ rơi vào “tật cận thị” về marketing do định nghĩa thị trường của họ quá hẹp, chỉ trong một thị trường sản phẩm cụ thể. Khi nhu cầu thị trường thay đổi, những sản phẩm thay thế xuất hiện với tính năng tác dụng cao hơn thì dù sản phẩm của doanh nghiệp tốt đến đâu cũng không còn người mua nữa.
Ví dụ, người kinh doanh quạt điện không nên quan niệm thị trường của họ là thị trường quạt điện mà phải quan niệm đây là thị trường các thiết bị điều hoà không khí nói chung, bởi vì khi thu nhập của người dân tăng lên họ đã chuyển sang dùng máy điêu hoà nhiệt độ. Mặt khác, ngay cả sản phẩm tốt nhất cũng không chắc thị trường có tiêu thụ hết không Trong thế giới hàng hóa vồ cùng phong phú như hiện nay một sản phẩm tuyệt vời cũng khó có thể tự bán nó trên thị trường. Nhừ vậy sai lầm của quan điểm này cũng là chưa hiểu đầy đủ về nhu cầu thị trường và những khả năng thỏa mãn nhu cầu đó. Công nghệ có thể không giải quyết được vấn đề của mọi doanh nghiệp.
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.