Những lựa chọn hữu hình hay ẩn chứa của nhữ" />
RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị tài chính

Tìm hiểu về rủi ro lệch hạn

Advertisement
    Những lựa chọn hữu hình hay ẩn chứa của những sản phẩm ngân hàng cũng là một nguồn gốc của rủi ro lãi suất. Một trường hợp nổi tiếng là thỏa thuận lại lãi suất cố định. Người vay có thể trả nợ và vay ở lãi suất mới khi lãi suất giảm đáng kể. Những khoản vay với lãi suất thay đổi có thể giói hạn lãi suất tối đa. Một số khoản vay có một giai đoạn ưu đãi sau đó lãi suất sẽ tăng như trong trường hợp những khoản vay dưới chuẩn.
    Những khoản ký gửi cũng có những quyển chọn, bởi vì người nắm giữ ký gửi có thể chuyển khoản sang ký gửi kỳ hạn để kiêm doanh thu khi lãi suất tăng. Rủi ro lựa chọn là những rủi ro gián tiếp của rủi ro lãi suất vì chúng bắt nguồn không chi từ lãi suất mà còn từ hành vi của khách hàng. Đáng chú ý, rủi ro trả trước còn tùy thuộc vào mức độ linh hoạt địa lý và những nhân tố khác không liên quan tới lãi suất.
Tìm hiểu về rủi ro lệch hạn
RỦI RO LỆCH HẠN
    Đây là chênh lệch giữa những ngày đáo hạn và ngày chỉnh lại lãi suất của tài sản và nợ. Vị thế câu trúc của ngân hàng sẽ minh họa cho rủi ro này. Các ngân hàng thường cho vay trung hạn và dài hạn trong khi huy động vốn từ thị trường ngắn hạn. Điều này là vì lãi suất dài hạn cao hơn lãi suất ngắn hạn trong phần lớn trường hợp. Làm như vậy giúp các ngân hàng tận dụng khoảng chênh lệch giữa lãi suất dài và ngắn hạn.
    Lệch hạn ẩn chứa cả rủi ro tính thanh khoản và rủi ro lãi suất. Rủi ro tính thanh khoản bắt nguồn từ việc cẩn phải gia hạn lại những khoản nợ ngắn hạn để có vốn cho tới ngày tài sản đáo hạn. Rủi ro lãi suất bắt nguồn từ sự chênh lệch giữa lãi suất ngắn và dài hạn, có thể thay đổi theo thời gian và trở thành số âm nếu lãi suất ngắn hạn tăng vọt.
    Rủi ro lệch hạn không chỉ xảy ra với các ngân hàng. Nhiều đơn vị hay phương tiện tài chính ví dụ chứng khoán hóa, cũng lợi dụng thị trường ngắn hạn trong khi thời gian đáo hạn của tài sản thì dài hơn. Rủi ro này khá hạn chế nếu thị trường không bị gián đoạn. Nếu thị trường biến động nghiêm trọng, hệ thống tài chính đòn bẩy (dùng nợ để đầu tư) sẽ không thể duy trì. Sự sụp đổ của Tiết Kiệm và Vay Nợ ở Mỹ là một ví dụ về hậu quả tai hại của rủi ro lệch hạn. Khi đó lãi suất tăng đột biến vì những chính sách chống lạm phát của Cục Dự Trữ Liên bang Mỹ đẩu thập kỷ 80.
Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468