RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị kinh doanh

Tình trạng chảy máu chất xám startup tại Việt Nam

Advertisement

Việc “chảy máu chất xám” trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) đang trở lên trầm trọng hơn bao giờ hết khi ngay cả các startup vốn “ăn cơm Việt” nhưng lại khai sinh ở nước ngoài.

Startup Việt Nam đang bị chảy máu chất xám nghiêm trọng

Sau Flappy Bird, DesignBold đang là hiện tượng của startup Việt Nam khi đạt doanh thu lên tới 3 tỷ chỉ trong 2 tuần ra mắt và sắp sửa nhận 100 triệu USD tiền đầu tư. Tuy nhiên đáng buồn thay khi nhà sáng lập Hùng Đinh đã quyết định khai sinh cho startup này tại Mỹ.
Việc nhiều dự án CNTT hoạt động tại Việt Nam, người sáng lập là người Việt tuy nhiên lại xin cấp giấy phép kinh doanh tại nước ngoài không còn là điều hiếm thấy nữa.

100SHARES SHARE TWEET SHARE EMAIL
Tình trạng “chảy máu” chất xám trong lĩnh vực công nghệ thông tin(CNTT) sẽ được khắc phục nếu các chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp CNTT sớm đi vào áp dụng thực tế.

Xót ruột những dự án khởi nghiệp sáng giá  Xót ruột những dự án khởi nghiệp sáng giá “ăn cơm Việt Nam, khai sinh nước ngoài”

Startup nội, “khai sinh” ngoại
Sau FlappyBird, DesignBold đang là một hiện tượng mới của startup Việt Nam khi bất ngờ đạt doanh thu 3 tỷ đồng trong 2 tuần ra mắt và sắp nhận 100 triệu USDđầu tư. Nhưng điều đáng suy nghĩ nhất là nhà sáng lập (founder) của DesignBold.com là Hùng Đinh đã quyết định khai sinh cho startup này ở Mỹ.

Trước đó, nhiều dự án CNTT, dự án startup hoạt động ở thị trường Việt Nam, người sáng tạo là người Việt Nam, nhưng lại đặt trụ sở, giấy phép kinh doanh ở nước ngoài.

Mạng xã hội Lozi về địa điểm ăn uống và nhà hàng từng “gây sốt” trong cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam khi huy động thành công số tiền lên đến 5 triệu USD từ Quỹ đầu tư mạo hiểm Golden Gate Ventures của Singapore và Tập đoàn DesignOne Japan của Nhật Bản, nhưng Lozi không được đăng ký thành lập tại Việt Nam mà là Singapore.

Tương tự, Antoree.vn,  sàn giao dịch học tiếng Anh đầu tiên cho người Việt cũng có “giấy khai sinh” tại Singapore; Dự án BabyMe – một ứng dụng giúp các bà mẹ Việt chăm sóc sức khỏe cũng có khai sinh ở nước ngoài…

Xót ruột những dự án khởi nghiệp sáng giá  Xót ruột những dự án khởi nghiệp sáng giá “ăn cơm Việt Nam, khai sinh nước ngoài”

Ông Trình Tuấn,  đại diện dự án BabyMe cho biết, do một số vướng mắc khi kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư trong nước, nên BabyMe đã sang Singapore để đăng ký kinh doanh, thành lập công ty. Và thế là BabyMe “made in Việt Nam” lại là một pháp nhân nước ngoài. Doanh nghiệp bắt buộc phải lập công ty tại Singapore, còn công ty hoạt động tại Việt Nam chỉ trên danh nghĩa là oursourcing cho công ty tại Singapore để đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư. “Đây là một kiểu chảy máu chất xám trong cộng đồng khởi nghiệp hiện nay”, ông Tuấn tâm sự.

“Mở công ty tại Singapore là tiêu chuẩn của một số quỹ đầu tư ngoại khi lựa chọn dự án khởi nghiệp để rót vốn. Chúng tôi phải đặt công ty ở đó thì họ (các nhà đầu tư nước ngoài) mới rót vốn, đó là điều kiện”, một nhà sáng lập startup cho biết.

Có nhiều lý do khiến các chủ dự án đặt công ty CNTT, startup ở nước ngoài để làm “bàn đạp” thâm nhập thị trường thế giới như: thuận tiện trong thu hút vốn đầu tư từ các quỹ, thủ tục đơn giản, được hỗ trợ bởi chính sách khởi nghiệp nước đó… Nhưng rõ ràng, việc các startup “khai sinh” ở nước ngoài đang làm chúng ta mất đi một nguồn thu tài chính lớn trong tương lai, một sự chảy máu chất xám và cả mất đi một “chỉ số niềm tin” về môi trường kinh doanh.

Tại cuộc gặp mặt giữa Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và cộng đồng các doanh nghiệp khởi nghiệp hồi tháng 8 năm ngoái, Phó thủ tướng đã khẳng định, Chính phủ luôn ủng hộ cộng đồng startup từ vấn đề thuế, thủ tục đầu tư kinh doanh, quỹ đầu tư…

“Giải quyết các vấn đề còn vướng mắc không phải dễ dàng, nhưng không thể chỉ vì chính sách thuế mà nhiều startup sống ở Việt Nam, ăn cơm Việt… nhưng lại mở công ty ở nước ngoài và đóng thuế cho nước ngoài”, Phó thủ tướng nói.

Giữ startup thế nào
Để không “chảy máu” tài chính, chất xám và cầm chân startup ở lại Việt Nam, các chính sách tạo lập môi trường khởi nghiệp, kinh doanh thuận lợi như ở nước ngoài đã được cân nhắc tới. Một động thái mà giới CNTT kỳ vọng sẽ là đột phá khẩu là các văn bản như: Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2019 về việc phê duyệt Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025, Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2019 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.

Bên cạnh đó, các chính sách sẽ được Chính phủ ban hành trong thời gian tới nhằm thúc đẩy môi trường khởi nghiệp về đổi mới sáng tạo như: chính sách về đăng ký thành lập, hoạt động của tổ chức, cá nhân đầu tư mạo hiểm; Cơ chế, chính sách đầu tư, hỗ trợ ban đầu của Nhà nước và khuyến khích đầu tư tiếp theo cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân và cộng đồng xã hội; Cơ chế thuế, tài chính đặc thù đối với tổ chức và cá nhân có hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hoặc đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ; Cơ chế hỗ trợ thoái vốn của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài từ khoản đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo… kỳ vọng sẽ trợ giúp đắc lực cho các startup.

Đặc biệt, tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV đang diễn ra, Dự án Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đang được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến đã dành một phần lớn nội dung hỗ trợ nhóm doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (startup, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo).

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhóm doanh nghiệp này là nơi khởi nguồn đổi mới sáng tạo trong kinh doanh và cũng chính là cầu nối đưa các kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ vào thực tiễn cuộc sống. Năng lực cạnh tranh quốc gia nằm ở chính doanh nghiệp và được thể hiện qua khả năng cạnh tranh về chất lượng và giá cả của sản phẩm.

Xuất phát từ những lý do đó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp được thiết kế nhằm thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp trên cơ sở hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo bền vững và thân thiện. Qua đó, khuyến khích các doanh nghiệp hiện thực các ý tưởng mới, phát triển và thương mại hóa sản phẩm có tính sáng tạo, ứng dụng cao, ưu việt về giá cả và chất lượng, tạo giá trị gia tăng và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Hy vọng rằng, các cơ chế, chính sách sẽ sớm đi vào cuộc sống, hiện thực hóa giấc mơ về một môi trường kinh doanh thuận lợi, đặc biệt là môi trường kinh doanh sáng tạo không biên giới trong công nghệ, các doanh nghiệp CNTT, startup sẽ phát triển mạnh.

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468