Việc đánh giá độ khó của từ khóa có ảnh hưởng rất lớn đến một chiến dịch SEO. Nếu đánh giá sai độ khó của từ khóa sẽ khiến bạn đưa ra một kế hoạch không đúng cho nhóm từ khóa đó.
Hiểu được nhu cầu cần thiết của việc đánh giá độ khó của từ khóa. Hôm nay mình đã viết một bài viết “tuyển tập các công cụ đánh giá độ khó của từ khóa”. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho việc phân tích và lên kế hoạch SEO của mọi người.
⚜️ 4 tiêu chí đánh giá độ khó của từ khóa
➡️ 1. Đánh giá độ khó thông qua tỉ lệ chuyển đổi của từ khóa
Thế nào là tỉ lệ chuyển đổi của từ khóa? Như chúng ta được biết, với mỗi một từ khóa được người dùng tìm kiếm thì mục đích của họ là hoàn toàn khác nhau.
Ví dụ nhóm 2 từ khóa: “SEO” và “học SEO”. Bạn hình dung, khi người dùng lên Google và search từ “SEO”, mục đích của người ta có thể là đang tìm hiểu về SEO, chưa có ý nghĩ về hành động rõ ràng. Trong khi đó, một người tìm kiếm với từ khóa “học SEO” sẽ có xu hướng hành vi và mục đích rõ ràng hơn. Do đó, mức độ chuyển đổi của từ “học SEO” lớn hơn so với từ “SEO”.
Và theo kinh nghiệm đánh giá từ khóa, những từ khóa dài hơn thường có mức độ chuyển đổi cao hơn. Đồng thời, những từ khóa này cũng dễ SEO hơn. Và ngược lại, những từ khóa ngắn có mức độ chuyển đổi thấp và độ khó cao hơn.
➡️ 2. Đánh giá độ khó thông qua lượng search của người dùng đến từ khóa
Ví dụ với nhóm từ khóa: “SEO” và “học SEO” cho các bạn dễ hình dung. Lượng search của từ khóa “SEO” cao hơn rất nhiều so với từ khóa “học SEO”. Lượng tìm kiếm của người dùng cao hơn, đồng nghĩa với mức độ cạnh tranh của từ khóa cao hơn và độ khó của nó cũng cao hơn.
Thông thường thì những từ khóa ngắn sẽ có lượng tìm kiếm cao hơn các từ khóa dài. Tuy nhiên trong một số trường hợp lại ngược lại. Ví dụ nhóm từ khóa: “du lich” và “du lich nha trang” như hình dưới đây.
Bạn thấy rằng, từ khóa “du lich nha trang” dài hơn nhưng lại có mức tìm kiếm cao hơn. Trong trường hợp như này, để so sánh được độ khó giữa 2 từ khóa với nhau, bạn cần kết hợp thêm cả tiêu chí về mức độ chuyển đổi từ khóa nữa.
Trong trường hợp này, key “du lich nha trang” mặc dù có lượng tìm kiếm cao hơn, nhưng dài hơn và mức độ chuyển đổi cao hơn. Nên key này sẽ có độ khó thấp hơn so với key “du lich”.
➡️ 3. Đánh giá độ khó của từ khóa thông qua việc nghiên cứu đối thủ cùng SEO từ khóa đó
Việc đánh giá đối thủ là vô cùng quan trọng. Đơn giản nhất là bạn vào Google và tìm kiếm với từ khóa bạn cần SEO. Bạn sẽ thấy kết quả trả về một danh sách các đối thủ đứng top. Thông qua đây, bạn sẽ đánh giá được mức độ khó của từ khóa đó. Ví dụ với từ khóa: “iphone 8” chẳng hạn.
Kết quả trả về với các đối thủ của bạn bao gồm những trang web rất mạnh. Như: thế giới di động, Cellphones… Trong trường hợp như này, một từ khóa dài, mức độ cạnh tranh thấp và mức độ chuyển đổi cũng không cao thì cũng là một từ khóa khó SEO. Vì đối thủ của bạn quá mạnh, bạn có thể xem xét, mình có đủ sức vượt qua đối thủ không? Liệu mình có xây dựng được hệ thống tốt như họ không? Các yếu tố về nhân lực, nguồn lực của mình có đủ cạnh tranh không?
➡️ 4. Nghiên cứu website hiện có để đánh giá độ khó của từ khóa cần SEO
Qua bước nghiên cứu đối thủ, bạn cần nhìn lại website của chính mình, những gì mình đang có. Ví dụ trong tay bạn là một website tốt thì việc SEO từ khóa sẽ thuận lợi hơn. Tuy nhiên, nếu website của bạn là một web yếu: nội dung ít, thường là do copy, chất lượng content kém, thông tin kém hữu ích, không có gì cập nhật… thì để SEO cho nó, bạn cần xác định rõ ràng. Để quá trình SEO thành công, bạn cần đầu tư những gì? Thời gian kéo dài dự kiến bao lâu? Và mục tiêu của bạn đến đâu?
⚜️ Các công cụ đánh giá độ khó của từ khóa
➡️ 1. Đánh giá độ khó từ khóa thông qua công cụ Google Keyword Planner
Như đã đề cập ở phần trên, bạn có thể đánh giá độ khó của từ khóa thông qua lượng Search trung bình hàng tháng của từ khóa. Theo như kinh nghiệm của mình, những từ khóa ngắn có lượng search cao sẽ có độ khó của từ khóa cao hơn. Ngược lại, những từ khóa dài có lượng search thấp thì độ khó của từ khóa sẽ thấp hơn.
Mình thường sử dụng Google Keyword Planner để xem lượng Search và đánh giá độ khó của từ khóa. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng công cụ khác như Keywordtools.io để kiểm tra lượng search và đánh giá độ khó của từ khóa. Tuy nhiên, công cụ Keywordtools.io thì bạn phải đăng ký tài khoản pro thì mới có thể xem được lượng search của từ khóa.
Tuy nhiên, một số trường hợp đặc thù hoặc theo mùa vụ thì không thể đánh giá theo cách này được. Ví dụ như một số trường hợp sau: Bất động sản theo dự án, sửa điều hoa, sửa máy giặt, sửa tủ lạnh, sửa quạt sưởi,… Là những trường hợp lượng search trung bình hàng tháng thấp, nhưng khi đến đúng mùa vụ thì lượng search sẽ tăng vọt. Vậy với những trường hợp này bạn sẽ đánh giá độ khó của từ khóa như thế nào? Bạn có thể tham khảo các công cụ bên dưới đây.
➡️ 2. Đánh giá độ khó thông qua công cụ Keyword Finder
Tiếp theo, một số công cụ nghiên cứu từ khóa cũng giúp đánh giá độ khó của từ khóa theo thang điểm của công cụ đó. KWfinder là một ví dụ, công cụ này sử dụng một cách rất đơn giản. Bằng cách bạn nhập vào từ khóa mà mình muốn kiếm tra. Sau đó, công cụ sẽ trả về hàng loại những truy vấn tìm kiếm liên quan của người dùng đến từ khóa mà bạn nhập vào. Các chỉ số mà công cụ KWfinder có thể hiển thị cho bạn như lượng Search hàng tháng, CPC gợi ý, PPC. Đặc biệt một chỉ số rất hữu ích đó chính là độ khó của từ khóa.
Độ khó của từ khóa trên công cụ KWfinder được đánh giá trên thang điểm 100. Những từ khóa hiển thị độ khó từ 1 – 40 là những từ được coi là dễ. Các từ khóa hiển thị 41 – 54 là những từ có độ khó trung bình. Những từ có độ khó từ 55 – 74 có độ khó cao hơn một chút. Và những từ hiển thị độ có từ 75 – 100 là những từ khóa rất khó.
Ngoài ra, công cụ KWfinder cũng có thể hiển thị những website đang đứng top trên SERP của Google. Và một số chỉ số khác để bạn có thể đánh giá đối thủ của mình như DA (Domain Authority), PA (Page Authority), MR (MozRank), MT (MozTrust).
➡️ 3. Công cụ Longtaipro
Công cụ này hoạt động dựa vào cơ chế lấy dữ liệu từ Google Adwords và Moz. Công cụ này phân tích từ khóa của trang nằm trong top 10 bao gồm DA, PA, page links, juice links, PR, Moz rank, site age. Để mình biết được các trang trong top có tuổi đời thế nào, độ tin tưởng cao hơn, xem người ta đi link cho từ khóa đó nhiều không?
Từ đó chúng ta có thể quyết định có nên chọn từ khóa đó để SEO hay không? Công cụ này tính toán rất chuẩn và nhanh, tuy nhiên đây là bản thương mại với giá khoảng 37$/ 1 tháng. Nếu có điều kiện thì nên mua để xài nếu không thì sử dụng công cụ mình sẽ giới thiệu dưới đây với độ chính xác cũng rất cao.
➡️ 4. Công cụ
Keywordrevealer.comNhập từ khóa muốn kiểm tra vào box tìm kiếm và chọn quốc gia mình đang muốn SEO từ khóa đó ( lưu ý không có Việt Nam) >> bấm submit và đợi khoảng 10 giây để công cụ load dữ liệu >> mặc định công cụ sẽ trả về 10 từ khóa liên quan để chúng ta tính toán (các bạn có thể tìm thêm từ khóa bằng cách bấm chọn 25, 50, 100 thì từ khóa sẽ nhiều hơn).
Một dãy từ khóa hiện ra và thống kê số lượt tìm kiếm hàng tháng, giá trị CPC của từ khóa, độ dài từ khóa…Để xem từ khóa đó có độ khó như thế nào, trang nào đang nằm trong top 10 thì các bạn click vào Evaluate để kiểm tra.
Tính toán xong thì công cụ sẽ đưa ra độ cạnh tranh từ khóa thế nào (độ khó từ 0 – 100) và nó ở mức dễ, trung bình hay là khó để chúng ta quyết định có nên chọn không. Ví dụ với từ khóa “Đào tạo SEO” có độ cạnh tranh trung bình và chỉ có 32 điểm. Tuy nhiên, vì khi làm SEO cho từ khóa này, các trung tâm đào tạo đã viết quá nhiều nội dung xung quang từ khóa này. Vì thế, không còn nhiều nội dung để làm SEO cho từ khóa này. Vì thế mà nghiễm nhiên mà từ khóa này trở thành một từ khóa có độ cạnh tranh rất cao. Tức là “đào tạo SEO” là một từ khóa khó.
➡️ 5. Công thức để đánh giá độ khó của từ khóa
Công thức tính:
KEI (Keyword Efficiency Index): KEI = S*2/C
S: lưu lượng tìm kiếm từ khóa theo tháng
C: lượng website cạnh tranh có từ khóa
Ví dụ: từ khóa “Ten mien”
Có Lượng tìm kiếm từ khóa theo tháng S = 74.000
Lượng website cạnh tranh có từ khóa tìm kiếm C= 19.100.000
Nên KEI = 74000*2/19100000 = 286.702
Chỉ số KEI cao nên độ khó sẽ tăng – ở đây từ “ten mien” có mức độ tìm kiếm cao và lượng web cạnh tranh lớn.
Trên đây là tuyển tập các công cụ nghiên cứu độ khó của từ khóa mà mình đã tìm hiểu được và chia sẻ với mọi người. Tuy nhiên, công cụ cũng chưa hẳn sẽ đúng hoàn toàn. Đôi nghi với một số nhóm từ khó đặc thù, công cụ đánh giá độ khó của từ khóa sẽ sai. Vì vậy, để đánh giá chính xác độ khó của từ khóa, bạn cần phải kết hợp giữa các chỉ số mà công cụ trả về và kinh nghiệm về ngành nghề của mình để đánh giá một cách chính xác.
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.