Đây sẽ là 1 chương khá là dài các bạn ạ. Bạn sinh ra trên đời, hẳn tạo hoá đã giao cho bạn một sứ mệnh dù có thể bạn không ý thức được điều đó. Bạn muốn thành công, nhất định phải tự hỏi: Sứ mệnh của bạn là gì? và Chương 3 sẽ đề cập đến “Sứ mệnh của bạn là gì?”
Bạn định hướng những gì mình muốn càng cụ thể, thì bạn sẽ càng dễ dàng đưa ra một chiến lược để đạt mục tiêu. Một phần trong chiến lược, tất nhiên là phải bao gồm việc thiết lập mối quan hệ với những người trong cuộc sống có thể giúp bạn đi đến thành công.
Bước 1: Tìm nguồn đam mê
Mục tiêu – định nghiã hay nhất mà tôi được biết là: “Mục tiêu là giấc mơ không có kết thúc”. Định nghiã tuyệt vời này đưa ta đến một điểm hết sức quan trọng. Trước khi bạn bắt tay viết ra các mục tiêu, hãy tìm hiểu giấc mơ của mình trước đã. Nếu không sau này bạn sẽ thấy mình đi theo một con đường mà ngay ban đầu mình không có ý định theo đuổi.
Bạn có bao giờ ngồi suy nghĩ nghiêm túc về những gì mình thật sự yêu thích? Những gì mình thật sự có khả năng? Những gì mình muốn đạt được trong cuộc sống? Đâu là những trở ngại đối với bạn? Hầu hết mọi người không làm được việc này. Họ chấp nhận những gì “nên” làm, thay vì dành thời gian để tìm hiểu những gì họ “muốn” làm.
Mỗi người trong chúng ta yêu thích những thứ khác nhau, lo lắng về những điều khác nhau, có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau, và điểm riêng của từng người. Chúng ta phải để ý đến những điểm này khi tìm điểm giao nhau giữa năng lực và sự yêu thích. Tôi đặt tên cho giao điểm này là “ngọn lửa xanh” – nơi sự đam mê và năng lực giao nhau. (bạn lưu ý khái niệm này). Khi ngọn lửa xanh bùng cháy trong ta, nó trở thành một nguồn lực rất mạnh, có thể đưa bạn đi bất cứ nơi nào bạn muốn.
Theo tôi thì ngọn lửa xanh là sự giao thoa giữa mục tiêu và đam mê dựa trên đáng giá thực tế năng lực của mình. Ngọn lửa xanh giúp bạn xác định mục tiêu trong cuộc sống, từ việc chăm sóc người già đến việc là một người mẹ tốt, trở thành một kỹ sư hàng đầu hay làm nhà văn, nhạc sĩ. Tôi tin rằng trong tim mỗi người đầu có một mục tiêu khác nhau, một mục tiêu có khả năng bùng phát nếu được kích hoạt phù hợp. Nếu bạn theo đuổi niềm hứng thú của mình, bạn sẽ đi theo một con đường đã được dọn sẵn, chờ đợi bạn, và cuộc sống bạn đang tận hưởng chính là cuộc sống mà bạn theo đuổi.
Vậy làm thế nào để tìm ra niềm đam mê của mình?
1. Nhìn vào chính bản thân
Tuy nhiên, điều quan trọng khi tự đánh giá bản thân là không được đặt ra các giới hạn, không nghi ngờ, lo ngại hay hy vọng về những gì “nên” làm. Bạn phải bỏ qua những chướng ngại như thời gian, tiền bạc, nghiã vụ.
(Việc viết ra mọi thứ rất có ích khi bạn gặp phải một vần đề mà bạn đang bối rối tìm một giải pháp …..mà bạn cứ nghĩ mãi trong đầu. Hãy viết ra giấy, viết và viết tất cả những suy nghĩ của bạn mà không cần quan tâm cái nào viết trước cái nào viết sau, không phân loại, không kiểm duyệt hay chỉnh sửa……Khi ko còn gì để viết thì mới tổng hợp, sắp xếp, phân tích ý, xét lợi hại, giả thiết, kết luận, lên phương án, lý do, cần chứng minh, các yếu tố ảnh hưởng, nếu…thì, ……vv….., tùy theo vấn đề của bạn có những yếu tố nào phải tính đến. Cái hay của việc viết ra như thế giúp bạn có thời gian suy xét, thấy tổng thể của vấn đề theo không gian thời gian và mọi khiá cạnh xung quanh nó. Từ đó sẽ giúp bạn có một phương án giải quyết tốt nhất có thể không ngờ tới.Thực tế, người Âu Mỹ không thông minh hơn chúng ta nhưng họ thành công hơn chúng ta chỉ là nhờ họ dạy có phương pháp, học có phương pháp và làm việc có phương pháp. Đừng quá tự tin vào trí nhớ hay trí thông minh phân tích của bạn mà xem thường việc viết ra như thế!)
2.Nhìn những người xung quanh
Qua hai hướng trên, chẳng bao lâu bạn sẽ thấy những thông tin bạn thu thập được từ bài tập đánh giá bản thân và từ đóng góp của những người xung quanh sẽ giúp bạn nhìn thấy rõ định hướng hay mục tiêu sống của bạn là gì. Tùy theo độ lớn của ước mơ và mức độ quyết tâm của chúng ta với mục tiêu của mình sẽ quyết định mức độ thành công của chúng ta.
Bước 2: Viết mục tiêu ra giấy
Chuyển sứ mệnh thành thực tiễn không phải tự nhiên mà thành. Cũng giống như một bức tranh nghệ thuật hay một hoạt động kinh doanh, nó phải được xây dựng từ nền móng đi lên. Đầu tiên ta phải mường tượng ra nó trong thực tế. Sau đó, ta tập hợp những kỹ năng, công cụ nguyên liệu cần thiết. Ta cần có thời gian. Ta cần phải suy nghĩ, quyết tâm, kiên định và có niềm tin.
Qui trình này có thể được áp dụng hầu như tất cả mọi người trong bất cứ lĩnh vực nào. Sau khi điền xong bản kế hoạch, bạn đã có trong tay một sứ mệnh. Bạn cũng có danh sách tên những người bằng xương bằng thịt có thể giúp bạn tiến gần hơn đến với sứ mệnh của mình. Và bạn có một hay nhiều cách để tiếp cận họ. Bạn hãy nhớ: tạo mối quan hệ với mọi người chỉ đơn giản là lập một kế hoạch và triển khai nó. Ngoài ra bạn có thể áp dụng phương pháp lập kế hoạch này cho những khiá cạnh khác trong đời sống, ví dụ như mở rộng mạng lưới bạn bè, nâng cao trình độ học vấn, tìm bạn đời hay tìm người định hướng tinh thần…..
Một khi bạn đã lập kế hoạch, hãy treo nó tại những nơi nào bạn thường nhìn đến. Chia sẻ mục tiêu của bạn với những người khác. Đây là một phương pháp rất hữu hiệu, thậm trí có thể nói là hiệu quản nhất nhờ có mục tiêu rõ ràng- bạn có thể tận dụng những cơ hội tìm ẩn trong mỗi con người nếu bạn nói cho người ta biết bạn muốn gì.
Hãy ngồi xuống và lập cho mình một bản kế hoạch, trước khi bạn đọc chương kế tiếp.
Sau đây là một số tiêu chí bạn cần quan tâm khi lập kế hoạch hành động xây dựng mối quan hệ:
·Mục tiêu phải cụ thể
Những mục tiêu mơ hồ, vu vơ trở nên quá rộng, không thể tập trung thực hiện được. Mục tiêu phải cụ thể và chi tiết. Bạn cần biết rõ phải tuân thủ những bước nào để đạt được mục tiêu, kỳ hạn thực hiện, các chỉ tiêu đo lường xem bạn có thành công hay không. Ví dụ nếu nói “tôi sẽ đạt doanh số cao nhất từ trước đến nay trong qúi này” là mơ hồ, mà phải nói doanh số là 1tỷ hay 5 tỷ đồng.
· Mục tiêu phải trong tầm tay.
Nếu bạn không tin mình có thể đạt được mục tiêu, bạn sẽ không thể nào thực hiện thành công. (bởi không tin mình đồng nghiã bạn tin mình sẽ thất bại và sẽ không bao giờ cố gắng hết mình được, và không có động lực để đạt được mục tiêu). Nếu mục tiêu của bạn là giúp công ty tăng doanh thu thêm 5 tỷ đồng nữa, trong khi thực tế năm ngoái bạn chỉ đem lại 1tỷ đồng, rõ ràng bạn đang đề ra một nhiệm vụ bất khả thi. Tốt hơn là bạn nên đặt ra mục tiêu là 1,5 tỷ đồng và cố gắng hết mình để đạt thành công.
·Mục tiêu phải mang tính thử thách và yêu cầu cao.
Hãy bước ra khỏi vùng giới hạn; đề ra những mục tiêu đòi hỏi bạn phải liều lĩnh hay mục tiêu có tình bất ngờ. Và một khi bạn đạt mục tiêu này hãy đặt ra mục tiêu khác. Ví dụ trước kia bạn chỉ chờ khách hàng đến lấy hàng của bạn, bán cái bạn có. Bây giờ bạn hãy mang hàng đến cho khách hàng, giới thiêu họ những mặt hàng mới, tìm hiểu nhu cầu và đáp ứng nhu cầu của họ, làm tăng doanh số gấp đôi gấp ba…..
Tiếp theo, hãy HÀNH ĐỘNG! Một kế hoạch có hay đến mấy, dù có thể đảm bảo 80% thành công, nhưng không hành động cũng là vô nghiã. Một khi đã có kế hoạch, tất cả chỉ còn phụ thuộc vào việc bạn có chịu bắt đầu thực hiện hay không. Hãy thực hiện đúng kế hoạch mỗi ngày!
Bước 3: Thiết lập một “ban tư vấn” cho bản thân
Mục tiêu, và nhiều thứ khác được đề cập trong bài viết này, không thể đạt được một mình. Sau khi đã có kế hoạch, bạn cần có sự ủng hộ để giữ định hướng. Cũng như trong kinh doanh, ngay cả một kế hoạch hoàn hảo cũng cần được theo dõi chặt chẽ.
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.